Những lý thuyết cơ bản cần biết về "Trích diễm thi tập" của Hoàng Đức Lương
1. Cuộc đời và sự nghiệp
- Hoàng Đức Lương người làng Cửu Cao, huyện Văn Giang, nay thuộc tỉnh Hưng Yên, sau chuyển đến làng Ngọ Kiều, Gia Lâm, Hà Nội.
- Hiện chưa rõ ông sinh và mất năm nào, chi biết ông đỗ tiến sĩ năm 1478.
2. Ý nghĩa nhan đề "Trích diễm thi tập”
- "Trích" trong tiếng Hán là chọn hái một bông hoa đẹp, hay tuyển chọn. "Diễm” chỉ sự kiều diễm, diễm lệ, chi cái đẹp, cái hay đạt ở mức độ cao.
-Vậy, "diễm thi" là những bài thơ hay.
- "Trích diễm thi tập" là tập thơ tuyển chọn những bài thơ hay.
3. Xuất xứ "Trích diễm thi tập”
Đây là tập thơ gồm sáu quyển do Hoàng Đức Lương sưu tầm, tuyển chọn tác phẩm của các tác giả từ đời Trần đến đầu đời Lê. Tập thơ hoàn thành vào
4. Khái niệm Tựa
- Là bài văn đặt ở đầu tác phẩm văn học hoặc sử học, địa lí, hội họa, âm nhạc... nhằm giới thiệu mục đích, nội dung, quá trình hình thành và kết cấu của tác phẩm ây. Bài tựa có thể do tác giả tự viết, cũng có thể do một ai đó vì yêu mến, thích thu tác phẩm má viết.
5. Nguồn gốc của thể “Tựa”
~ Thể tựa có nguồn gốc từ Trung Quốc, ra đời vào khoảng đời Hán. Đầu tiên bài tựa được đặt ở vị trí cuối tác phẩm với mục đích nói rõ duyên cớ viết sách, quá trình hoàn thành sách. Vì vậy, nó bao gồm cả phần Mục lục.
- Từ đời Đường về sau, bài tựa được đặt lên đầu tác phẩm và là yêu cầu bầt buộc, và có thể dùng cho tất cả các lĩnh vực khác nhau như văn học, sử học, địa lí, y học, hội họa, kiến trúc...
6. Đặc điểm thể Tựa
Thể tựa có hai đặc điểm chính:
- Một là, bài tựa luôn được đặt ở đầu tác phẩm, nội dung của nó phải trình bày được duyên do và quá trình hình thành của tác phẩm. Như vậy, bài tựa bao giờ cũng được viết sau khi tác phẩm mà nó đề tựa đã hoàn thành. Cuối bài tựa thường ghi họ tên, chức tước của người viết và ngày tháng, địa điểm làm bài tựa, người ta gọi đó là phần “lạc khoản”.
- Hai là, bài tựa thường thiên về văn nghị luận, đôi khi chất nghị luận được kết hợp với tự sự. Những bài tựa của các tác gia lớn thường mang thêm sắc thái trữ tình.
7. Kết cấu bài Tựa “Trích diễm thi tập"
Bài tựa gồm 3 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến "... không rách nát tan tành”: Tác giả trình bày lí do vì sao làm sách "Trích diễm thi tập”.
- Phần 2: tiếp đó đến "... chê trách người xưa vậy”: Tác giả thuật lại quá trình hoàn thành “Trích diễm thi tập", nội dung và kết cấu tác phẩm.
- Phần 3 (đoạn còn lại): Phần lạc khoản.
8. Ở phần 1, tác giả nêu mấy lí do khiến thơ văn không lưu truyền hết ở đời
- Ở phần thứ nhất, tác giả đưa ra sáu lí do khiến thơ văn không lưu truyền hết ở đời, trong đó có bốn lí do chủ quan và hai lí do khách quan.
- Bốn lí do chủ quan, đó là:
+ Chỉ có thi nhân mới thấy được cái hay, cái đẹp của thơ ca;
+ Người có học thì ít để ý đến thơ ca;
+ Người quan tâm đến thơ ca thì không đủ năng lực và kiên trì;
+ Chính sách in ấn của nhà nước còn hạn chế.
- Hai lí do khách quan là:
+ Thời gian làm hủy hoại sách vở;
+ Chiến tranh, hỏa hoạn làm sách vở rách nát, mai một.
9. Tâm trạng của tác giả gửi gắm qua các lí do đó
- Sáu lí do trên dẫn đến một thực trạng đau xót và tổn thương đến lòng tự hào dân tộc của tác giả khiến ông phải than lên rằng: “Than ôi! Một nước văn hiến, xây dựng đã mấy trăm năm, chẳng lẽ không có quyển sách nào có thể làm căn bản, mà phải tìm xa xôi để học thơ văn đời nhà Đường. Như thê chả đáng thương xót lắm sao!”.
10. Động cơ khiến Hoàng Đức Lương sưu tầm, tuyển chọn thơ ca trong tập "Trích diễm thi tập”
- Động cơ để Hoàng Đức Lương sưu tầm, tuyển chọn thơ ca trong tập "Trích diễm thi tập" chính là sự đau xót trước thực trạng tình hình sách vở và thơ ca Việt Nam thời của ông.
- Từ đó ông nhận thấy nhu cầu bức thiết phải biên soạn sách "Trích diễm thi tập".
11. Ở phần 2, thái độ khiêm tốn của tác giá
- Thái độ khiêm tốn của tác giả thể hiện qua những lời lẽ, từ ngữ ông sử dụng khi thuật lại quá trình hoàn thành “Trích diễm thi tập” như sau: tôi không tự lượng sức mình, trách nhiệm nặng nề mà tài hèn sức mọn, số thơ thu lượm được cũng chỉ là một hai phần trong số muôn nghìn bài, mạn phép phụ thêm những bài vụng về do tôi viết.
- Đây là cách nói khiêm tốn trong cách xưng hô cũng như khi nói về mình của người phương Đông thời Trung đại.
12. Những công việc Hoàng Đức Lương đã phải làm để hoàn thành “Trích diễm thi tập"
- Những công việc ông nêu ra trong quá trình sưu tầm, tuyển chọn để hoàn thành sách "Trích diễm thi tập" gồm:
- Thu thập, sưu tầm: “tìm quanh hỏi khắp" và "thu lượm" các tác phẩm của các tác giả từ đời Trần đến đầu đời Lê, và "thu lượm thêm thơ của các vị hiện đang làm quan trong triều.
- Tuyển chọn, sắp xếp, đặt tên: “chọn lấy bài hay, chia xếp theo từng loại, được 6 quyển, đặt tên là Trích diễm".
- Đưa thêm các bài viết của mình vào phần cuối tác phẩm: "ở cuối các quyển ấy, mạn phép phụ thêm những bài vụng về do tôi viết, cốt để làm sách dạy trong gia đình".
13. Đặc điểm của phần lạc khoản trong bài tựa
Phần lạc khoản bao giờ cũng đặt cuối bài tựa, bài bạt, và nếu ghi đầy đủ thì chúng gồm ba nội dung sau:
- Thời gian (ghi làm theo can chi, niên hiệu vua. Xem kĩ hơn ở bài "Thái sư Trần Thủ Độ phần nói về cách ghi thời gian").
- Họ tên, chức danh, bằng cấp (nếu có), quê quán, tên tự hiệu của người viết bài tựa;
- Địa điểm viết bài lựa (trong bài "Trích diễm thi tập" tác giả không ghi phán náy).
14. Đặc sắc nghệ thuật lập luận, giải thích và chứng minh trong bài tựa
- Bài tựa sách "Trích diễm thi tập" của Hoàng Đức Lương có lập luận chặt chẽ rát tiêu biểu cho thể loại nghị luận trung đạt.
- Chất nghị luận cớ kết hợp với chất tự sự rất đặc sắc. Nhưng sự thành công của tác giả khi tạo sức thuyết phục sâu sắc cho bài tựa không chỉ ở cách lập luận mà còn ở chất trữ tình chân thật hoà quyện với chất nghị luận.
- Qua bài tựa, người đọc đã thấy rất rõ thực trạng thơ ca và nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của thời đại chưa được lưu tâm; từ đó thấy được đóng góp rất lớn của Hoàng Đức Lương cho việc lưu giữ vốn quý của văn hóa dân tộc cho muôn đời sau.
- Vì vậy, bài tựa này được đánh giá là một trong những bài tựa hay nhất trong văn học Việt Nam thời trung đại.
Xem thêm >>> "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia" của Thân Nhân Trung
Trên đây là bài viết mà Cunghocvui tổng hợp được về bài Tựa "Trích diễm thi tập" của Hoàng Đức Lương, mong rằng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho quá trình học tập của bạn. Chúc bạn học tập tốt <3