Hướng dẫn soạn bài Tựa" Trích diễm thi tập"
Câu 1: Theo Hoàng Đức Lương, có những nguyên nhân nào khiến sáng tác thơ văn của người xưa không lưu truyền đầy đủ cho đời sau? Cho biết nghệ thuật lập luận của tác giả?
Theo Hoàng Đức Lương, sáng tác thơ văn của người xưa không dược lưu truyền đầy đủ cho đời sau là vì nhiều lí do:
- Một là thơ ca là nghệ thuật tinh tế, nên không phải bất kì ai cũng hiểu và yêu quý, do đó mà ít người quan tâm sưu tầm thơ ca khiến thơ ca phải thất lạc nhiều.
-Hai là các bậc danh nho nếu làm quan to thì bận việc không rỗi thì giờ, nếu làm quan nhỏ cùng những người lận đận về việc thi cử thì không để ý đến thơ ca khiến thơ ca không được lưu truyền hết ở dời.
-Ba là cũng có người thích thơ văn nhưng ngại khó nên đều làm được giữa chừng rồi bỏ dở không chịu theo đuổi đến cùng.
- Bốn là sách vở về đời Lí- Trần phần nhiều là kinh sách nhà chùa được khắc vào ván để truyền mãi lại đời sau, còn thơ văn nếu chưa được lệnh vua thì không ai dám khắc ván lưu hành.
Nghệ thuật lập luận
- Nghệ thuật liên tưởng, so sánh thơ văn như khoái trá, gấm vóc, sắc đẹp ngoài sắc đẹp...
- Phương pháp lập luận quy nạp.
- Dùng câu hỏi tu từ: làm sao giữ mãi... được mà không...
Bài tựa vào lập luận chặt chẽ, chất trữ tình hoà quyện vào chất nghị luận. Tác giả trình bày luận điểm một cách rõ ràng, mạch lạc và khúc chiết. Lòng yêu nước được thể hiện ở thái độ trân trọng di sản văn hoá của cha ông, niềm đau xót trước thực trạng. Qua lời tựa, người đọc còn thấy được cả không khí thời đại cùng tâm trạng của tác giả.
Câu 2. Hoàng Đức Lương đã làm gì để sưu tầm thơ văn của tiên nhân?
Để sưu tầm thơ văn của tiền nhân, Hoàng Đức Lương đã tìm quanh hỏi khắp, nhặt nhạnh ở giấy tàn, sách nát để thu lượm lại.
Câu 3: Điều gì thôi thúc Hoàng Đức Lương vượt khó khăn để biên soạn tuyển tập thơ này? Anh (chị) có cảm nghĩ gì vế công việc sưu tầm, biên soạn thơ văn của ông?
Do xót xa thương tiếc cho di sản thơ văn của cha ông bị thất lạc, tự tháy trách nhiệm cần phải sưu tầm lại cho đời bây giờ và đời sau nữa có thể học hỏi từ di sản đó mà không phụ thuộc vào thơ văn của người Trung Quốc nên Hoàng Đức Lương đã vượt khó khăn để biên soạn ra tuyển tập thơ này.
Câu 4: Anh (chị) cho biết, trước "Trích diễm thi tập" đã có ý kiến nào nói về văn hiến dân tộc.
Trong phần mở đầu bài Đại cáo Bình Ngô, Nguyễn Trãi đã khẳng định:
“Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”
ở đây, một lần nữa Hoàng Đức Lương trong lời tựa Trích diễm thi tập cũng đã có đến hai lần nhắc đến nền văn hiến của dân tộc:
“Nước ta từ nhà Lí, nhà Trần dựng nước đến nay, vẫn có tiếng là nước văn hiến...”.
- “Than ôi! Một nước văn hiến, xây dựng đã mấy trăm năm...”.
Cả hai văn bản trên đều xuất hiện ở thế kỉ XV sau chiến thắng giặc Minh. Lúc này chính là lúc tư tưởng độc lập dân tộc, ý thức tự chủ, tự cường của nhân dân ta đang ở cao trào. Cả hai văn bản đều phản ánh ý thức độc lập dân tộc và niềm tự hào về nền văn hiến dân tộc của nhân dân ta đang trên đà khẳng định dân tộc tuy rằng bài tựa Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương không có tầm vóc lịch sử vĩ đại như Đại cáo hình Ngô của Nguyễn Trãi.