Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ - Soạn văn mẫu lớp 12
Cunghocvui.com xin gửi đến các bạn bài soạn Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ đầy đủ nhất ngay sau đây. Cùng xem bài viết của chúng mình nhé!
I. Các bước làm bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
Bước 1: Xác định vấn đề nghị luận
- Vấn đề được rút ra qua đoạn thơ, bài thơ đó
- Vấn đề trực tiếp có trong bài thơ, đoạn thơ đó
Bước 2: Lập dàn ý chi tiết và cụ thể cho vấn đề được nghị luận
- Vạch ra các đoạn cần viết
- Vạch ra các luận điểm, luận cứ
- Chứng minh nó bằng các ví dụ
- Bình luận về vấn đề của bài thơ, đoạn thơ
Xem ví dụ dàn ý nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ TẠI ĐÂY
Bước 3: Triển khai dàn ý đã nêu và viết bài văn cụ thể
Bước 4: Đọc và kiểm tra lại xem những gì đã viết có đầy đủ và chính xác không? Đã làm nổi bật lên vấn đề hay chưa?
Một số lưu ý khi làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ:
- Trích dẫn thơ mỗi khi lập luận, phân tích
- Khi trích dẫn cần có dấu ngoặc kép trước và sau khi trích thơ
- Nếu phân tích bài thơ thì ưu tiên trích từng khổ, từng câu, không nên trích cả bài một lúc
- Trích thơ đúng thể loại ở cách trình bày: lục bát, tự do....
Thông qua các bước làm một bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ sau đây chúng mình cùng đến với phần tìm hiểu cụ thể trong Sách giáo khoa
II. Tìm hiểu bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
Đọc văn bản Khát vọng hòa nhập (trang 77, 78b SGK Ngữ văn 12 tập 2) và trả lời các câu hỏi như sau:
a) Vấn đề nghị luận của văn bản này là gì?
- Vấn đề nghị luận của văn bản này là hình ảnh mùa xuân và tình cảm tha thiết của Thanh Hải trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
b) Văn bản nêu lên những luận điểm gì về hình ảnh mùa xuân trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ? Người viết đã sử dụng những luận cứ nào để làm sáng tỏ các luận điểm đó?
Những luận điểm về hình ảnh trong bài thơ:
- Hình ảnh mùa xuân trong bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa.
- Bức tranh mùa xuân, với màu sắc, âm thanh, hiện lên trong cảm xúc thiết tha, trìu mến, đằm thắm, dịu dàng.
- Từ mùa xuân tươi đẹp của quê hương, đất nước, đến mùa xuân của ước nguyện được dâng hiến chân thành.
Người viết đã làm sáng tỏ các luận điểm bằng sự phân tích, bình giảng những câu thơ, hình ảnh thơ đặc sắc, với nhận định về cảm hứng, giọng điệu, kết cấu…
c) Chỉ ra các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài; nhận xét về bố cục của văn bản.
Bài viết có bố cục 3 phần:
- Mở bài: từ đầu cho đến "…thật đáng trân trọng".
- Thân bài: từ "Hình ảnh mùa xuân…" cho đến "…các hình ảnh ấy của mùa xuân."
- Kết bài: đoạn còn lại.
d) Cách diễn đạt trong từng đoạn của văn bản có làm nổi bật được luận điểm không?
- Cách diễn đạt của từng đoạn có làm nổi bật được luận điểm, hơn thế nữa còn thuyết phục được bạn đọc.
III. Luyện tập
Ngoài các luận điểm riêng của bài viết, em thấy bài Mùa xuân nho nhỏ còn có thể triển khai nghị luận bằng những luận điểm sau đây:
- Mong ước hiến dâng của tác giả tha thiết, bồi hồi qua các hình ảnh thiên nhiên trong sáng, tươi đẹp.
- Khi nằm trên giường bệnh, nhà thơ vẫn có thể cảm nhận được thiên nhiên, mùa xuân tươi đẹp của đất nước.
- Thể thơ tự do 5 chữ gây được nhiều cảm xúc trong lòng người đọc.
- Nhạc điệu của bài thơ trong sáng, gần gũi với các làn điệu dân ca
Từ bài soạn Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ, Cunghocvui hy vọng các bạn học sinh có thể nắm được cách làm cho bài học này để có thể nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ được hay nhất và giàu cảm xúc nhất. Chúc các bạn học tốt!