Đăng ký

Muối cacbonat lớp 9

Muối cacbonat lớp 9

Với bài viết hôm nay, Cunghocvui sẽ cùng các bạn làm quen với một lý thuyết hóa học quan trọng không thể thiếu trong các đề thi hóa học. Đó chính là lý thuyết muối cacbonat!

I. Lý thuyết

1. Phân loại

- Khái niệm: Là sự kết hợp giữa gốc muối có chứa nguyên tử cacbon, kết hợp với các hợp chất liên kết như kim loại, phi kim hay các nguyên tố thành phần quan trọng khác.

- Phân loại: có hai loại muối:

+ Muối trung hòa: Muối cacbonat.

Ví dụ: CaCO3, Na2CO3, MgCO3,…

Là muối trung hòa vì muối cacbonat không chứa nguyên tố H trong công thức cấu tạo.

+ Muối axit: Cacbonat axit.

Ví dụ: Ca(HCO3)2,NaHCO3, KHCO3,…

2. Tính chất

-  Đặc tính dễ tan trong nước và dung môi

+ Vì là muối của gốc axit yếu nên ở điều kiện thường, muối dễ tan trong nước và trong một số dung môi kiềm như sau: Na2CO3, K2CO3,…

+ Các muối đặc trưng có tính chất tan đặc trưng như sau (có đặc điểm là chứa nguyên tố H - muối chưa trung hòa): Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2,…

- Mang tính chất hóa học của muối axit:

+ Tác dụng với axit

Khi muối tác dụng với axit sẽ cho ra sản phẩm là muối và khí cacbon dioxit.

NaHCO3(dd) + HCl (dd) → NaCl (dd) + H2O (l) + CO2(k)

Na2CO3(dd) + 2HCl (dd) → 2NaCl (dd) + H2O (l) + CO2(k)

+ Tác dụng với dung dịch bazơ

Quá trình diễn ra được thể hiện bằng việc kết hợp giữa muối với một dung dịch bazơ. Sản phẩm được tạo ra từ các quá trình là muối mới gốc cacbon và các bazơ yếu khác.

Chú ý: Phản ứng trung hòa thường diễn ra tại các muối trung hào hiđrocacbon. Phản ứng thường diễn ra dễ hơn do có nguyên tố H trong cấu tạo. Ví dụ:

NaHCO3 (dd) + NaOH (dd) → Na2CO3(dd) + H2O (l)

+ Tác dụng với dung dịch muối

Dung dịch muối cacbonat khi cho tương tác với các dạng dung dịch yếu khác sẽ xảy ra phản ứng hóa học một cách dễ dàng, sản phẩm tạo ra thường là hai muối bền hơn.

Na2CO3(dd) + CaCl2(dd) → CaCΟ3(r) + 2NaCl (dd)

+ Muối cacbonat bị nhiệt phân hủy.

Với các dạng muối trung hòa sẽ cho ra các muối trung hòa và dung dịch kiềm, phản ứng dễ xảy ra và thường diễn ra với tốc độ nhanh hơn, khi đó ta thu đường các tổ hợp khí của cacbon.

NaHCO3 bị nhiệt phân hủy.

3. Ứng dụng

CaCO3 là thành phần chính của đá vôi, đá phấn, được dùng làm nguyên liệu sản xuất vôi, xi măng; Na2CO3 được dùng để nấu xà phòng, thủy tinh; NaHCO3 được dùng nhiều trong các phản ứng tạo ra chất xúc tác trong bình cứu hỏa và các dụng cụ khác trong công nghiệp.

4. Chu trình cacbon trong tự nhiên

Vì tính kém bền trong cấu tạo nên cacbon dễ dàng bị biến đổi trong tự nhiên thành các hợp chất khác nhau. Luôn có sự luân phiên trong việc xây dựng các vòng tuần hoàn trong tự nhiên.

Axit cacbonic và muối cacbonat

II. Bài tập về muối cacbonat lớp 9

Bài 1. Cho 2,84 gam hỗn hợp 2 muối bao gồm CaCO3 và MgCO3 hòa tan trong dung môi có chứa HCl, sau khi kết thúc phản ứng cho ra 0,672 lít khí CO2 (đktc). % mol của các chất sản phẩm là bao nhiêu, viết phương trình hóa học?

Bài giải:

Ta có: nCO2 = 0,67222,4=0,03 (mol)

Gọi số mol của CaCO3 , MgCO3 trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là: x , y (mol)

PTHH:

            CaCO3 + 2HCl →  CaCl2 + CO2 + H2O        (1)

Tỉ lệ        1             2               1             1          1

P.ư          x             2x                            x

             MgCO3 + 2HCl →  MgCl2 + CO2 + H2O        (1)

Tỉ lệ          1             2               1             1          1

P.ư            y            2y                              y

Thep PTHH (1) và (2) ta có:

mhh = mCaCO3 + mMgCO3 = 100x + 84y = 2,84 (g)

nCO2 = nCO2(1) + nCO2(2) = x + y = 0,03 (mol)

Giải hệ phương trình => x = 0,02 , y = 0,01

Trong hỗn hợp ban đầu:

mCaCO3 = 0,02.100 = 2 (g)

=>%CaCO3 = mCaCO3mhh.100%= 22,84.100% = 70,42%

=>%MgCO3 = 100% - 70,42% = 29,58 %

Bài 2: Dung dịch Na2CO3 tác dụng vừa đủ với V(ml) hỗn hợp với thành phần cụ thể như sau: HCl 0,5M và H2SO4 1,5M. Sau khi phản ứng hoàn thành ta thu được dung dịch chất A và 7,84 lit khí B (đktc). Tìm giá trị của V qua phương trình hóa học?

Bài giải:

Theo giả thuyết V(lit) dung dịch gồm HCl 0,5M và H2SO4 1,5M.

=>nHCl = V.CM = 0,5V   ; nH2SO4 = V.CM = 1,5V

Ta có : nCO2  = 7,8422,4=0,35  (mol)

Na2CO3   +   2HCl   →  2NaCl   +   H2O +    CO2

0,25V<-        0,5V         ->0,5V                 ->0,25V   (mol)

Na2CO3 +   H2SO4   →   Na2SO4  +  H2O  +    CO2

1,5V<-           1,5V          ->1,5V                   ->1,5V   (mol)

Theo bài ra ta có:

Số mol CO2 = 0,25V + 1,5V  = 0,35 (mol)   (I)

=> V = 0,2 (l) = 200ml.

Bài 3: Đem hỗn hợp với tỷ lệ số mol như sau tham gia phản ứng Na2CO3  1,5M và NaHCO3  1M. Thực hiện quá trình truyền từng giọt trong 200 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch X, kết thúc phản ứng cho ra V lít khí ở đktc, hỏi đó là khí gì và tính giá trị của V?

Bài giải:

Ta có: nHCl = 1.0,2 = 0,2 (mol) ;

nNa2CO3 = 0,1.1,5 = 0,15 (mol)

nNaHCO3 = 0,1.1 = 0,1 (mol)

PTHH:

          Na2CO3     +     HCl    →   NaHCO3    +   NaCl  

Có:        0,15                0,2

P/ư      0,15              ->0,15           ->0,15

=> HCl dư nên tính theo số mol Na2CO3 => nHCl dư = 0,2 – 0,15 = 0,05 (mol)

Sau phản ứng : nNaHCO3 = 0,15 + 0,1= 0,25 (mol)

          NaHCO3    +    HCl dư       →  NaCl      +     H2O    +     CO2  

Có:         0,25              0,05

P.ư         0,05<-            0,05                                                  ->0,05

NaHCO3 dư => Số mol tính theo HCl => nCO2 = 0,05 (mol)

=> V = VCO2 = 0,05.22,4 = 1,12 (l)

Hy vọng rằng với những kiến thức mới về muối cacbonat trên đây, các bạn hoàn toàn có thể nắm chắc một cách dễ dàng và có những giờ học thư giãn!