Miêu tả ông tiên trong giấc mơ của em
Miêu tả ông tiên trong giấc mơ của em
Bài viết dưới đây Cunghocvui sẽ giúp các bạn làm sáng tỏ nội dung lý thuyết về miêu tả ông tiên trong giấc mơ của em!
Đề bài: Viết bài văn tả ông tiên trong giấc mơ của em
Tiên trong thần thoại hoặc trong truyền thuyết thường là con gái nhưng đôi khi cũng là nam gọi là Tiên Ông, được hình thành từ linh hồn, thường được miêu tả như siêu hình, siêu tự nhiên hoặc siêu nhân.
Tiên ông thường bị nhầm lẫn với những loài vật thần thoại khác, tuy nhiên tác phẩm văn học dân gian đã sử dụng từ Tiên ông. Một số khi Tiên ông được nhắc tới như là những loài vật có phép thuật, bao gồm yêu tinh hoặc thần lùn, chữ Tiên ông chỉ riêng về những loài vật có sức mạnh phi thường. Tiên ông Phương Tây khác với Tiên ông Phương Đông ở nhiều điểm về ngoại hình, tính cách, tâm hồn.
Thế giới thần tiên trong trí tưởng tượng của trẻ em Việt Nam là một thế giới đầy màu sắc. Ở nơi thiên đường đó có cô Tấm dịu hiền, có anh Khoai chăm chỉ, cần cù và chàng Thạch Sanh khoẻ mạnh, dũng cảm. Nhưng người mà những đứa trẻ chúng tôi thích nhất lại là ông Tiên – cụ già tốt bụng, luôn mang đến những điều ước màu nhiệm.
Trong trí tưởng tượng của tôi, ông tiên chắc cũng chẳng khác gì ông nội là mấy. Ông cũng có mái tóc trắng, búi củ tôi như các cụ ngày xưa. Ông có đôi mắt to, tròn nhìn hết cả thế gian xem ai khó khăn, đau khổ thì giúp đỡ. Đôi mắt ấy rất hiền hậu, nhân từ như chính con người ông. Ông tôi ngày xưa có chùm râu dài đến rốn, bạc trắng nên tôi nghĩ bụt cũng vậy thôi. Da dẻ bụt hồng hào, trắng trẻo vì ăn nhiều đào tiên trên thiên đình. Ông tiên hay đi giúp đỡ người khác. Mỗi lần ông xuất hiện là lại có những đám khói trắng xoá ở đâu hiện ra mà chúng tôi thường gọi là "cân đẩu vân" của ông. Xung quanh ông tiên, những luồng ánh sáng có thể soi sáng cả thế gian. Ông thường mặc bộ quần áo màu vàng, đôi guốc mộc trông giản dị và gần gũi như ông mình. Giọng nói của ông ấm áp và ôn tổn xoa dịu hết mọi nỗi đau. Nhưng điều làm tôi yêu ông nhất chính là tấm lòng của ông. "Ông tiên tốt bụng", "cụ già mang đến nhiều điều ước" là những cái tên mà tôi đặt cho ông. Ông tiên giúp đỡ chị Tấm gặp được nhà Vua. Khi chị Tấm không có quần áo đi dự hội, ông đã hoá phép biến đống xương cá ở bốn chân giường thành bộ quần áo đẹp, thành đôi hài đỏ dễ thương và thành con ngựa hồng để chị Tấm đi dự hội. Ông tiên đã dạy cho anh Khoai hai câu thần chú để trị tội tên địa chủ và cưới được con gái hắn. Trong câu chuyện cổ tích “Bông cúc trắng” ông tiên đã chỉ đường cho cô bé hái được hoa cúc mang về chữa bệnh cho mẹ. Ông còn đến tận nhà khám bệnh, chữa trị cho mẹ cô bé hiếu thảo kia… Vậy đấy! Với cây phất trần trong tay ông đã đi khắp mọi nơi, gặp đủ hạng người, tốt có, xấu có. Nhưng chỉ những người tốt, những đứa bé ngoan ngoãn, học giỏi và hiếu thảo mới gặp được ông tiên, được ông giúp đỡ và cho điều ước. Còn những đứa trẻ hư, những người xấu sẽ phải chịu hình phạt thích đáng.
Tôi yêu ông tiên lắm. Tôi coi ông như ông ruột của mình ấy. Đã mấy nghìn năm nay, ông đi đủ mọi miền, giúp đỡ bao người. Từ hồi còn nằm nôi, tôi đã được các bà các mẹ kể về ông tiên. Đến trong mơ, tôi cũng nhìn thấy những việc mà ông đã làm để giúp đỡ bà con nghèo, người gặp hoạn nạn. Tôi không phải là một đứa trẻ ngoan. Đôi lúc tôi còn lười biếng và cãi lại mẹ nhưng tôi sẽ sửa chữa, tôi sẽ cố gắng chăm học hơn, ngoan ngoãn hơn để một lần được nhìn thấy ông tiên – cụ già tốt bụng và nhân hậu của tôi.
Ồ, đẹp chưa kì! Trước mắt em là cảnh vật chưa từng thấy bao giờ. Mây trắng như tuyết sà thấp xuống la đà bên những phiến đá. Cạnh đó là vườn hoa đủ sắc màu rực rỡ. Hương thơm theo gió tỏa lan. Không có nắng những ánh sáng phát ra phiến đá tròn vẫn rực hồng cả khoàng không. Em đi vài bước nữa, một rừng hoa hiện lên cho em một cảm giác thật bất ngờ. Cơn gió thổi nhè nhẹ mang theo hương hoa, cỏ lạ. Chị Hồng, chị Huệ thật xinh xắn đang say sưa ngắm mình trong bầu trong khí yên tĩnh. Một tiếng nổ nhỏ làm em giật mình. Mộtđám mây nhỏ đang từ từ bay về phía em. Một ông lão phương phi hiện ra. Em chưa kịp cúi chào thì ông đã lên tiếng: "Chú bé đừng sợ! Ta là Bụt đây mà!" Thì ra, đây là vị tiên đã giúp anh Khoai có cây tre trăm đốt.
Tiên trong Đạo Giáo thường dùng chỉ người đã tu luyện lâu năm, thoát trần tục, trẻ mãi không già, trường sinh bất tử, tính tình thanh thoát nhẹ nhàng.
Khái niệm Tiên không chỉ nói về Tiên Phương Tây mà còn nói về Tiên Phương Đông nữa. Người ta chia ra làm hai loại Tiên đó là Tiên Phương Tây và Tiên Phương Đông.
"Tiên" nói chung diễn tả về loài người với sức mạnh phi thương như phép thuật. Nguồn gốc của họ không được rõ ràng trong Văn học dân gian, tuổi thọ khác nhau, hoặc có khi là được phân loại vô Quỷ, hoặc là loài vật phụ thuộc hoàn toàn vào loài người hoặc Thiên thần. Một số nhà văn học dân gian đã từng nêu ý kiến về sự thật nguồn gốc của họ là bộ tộc bị đánh bại và phải sống một cuộc sống ẩn nấp, hoặc trong tín ngưỡng Tôn giáo, thần tiên phải đi trốn khi Công giáo ra đời. những lời giải thích này không nhất thiết phải phù hợp, và nó có thể theo dõi qua nhiều nguồn khác nhau.
Nhiều văn học dân gian nói sự phòng vệ tiên khỏi những điều ác của họ, bởi Sắt lạnh (giống như là thuốc độc để chống Tiên ông, và họ sẽ không dám lại gần) hoặc dùng Bùa từ Thanh lương trà và Rau thơm, tiên phải tránh tổn hại bằng cách chạy trốn đến chỗ họ biết là sẽ an toàn. Đặc biệt, văn học dân gian miêu tả cách để phòng chống tiên bắt cóc em bé và đánh tráo vào changeling để thay thế, và bắt cóc luôn cả người già. Nhiều chuyện dân gian nói về tiên, và họ xuất hiện như một nhân vật trong truyện hiệp sĩ từ Thời trung cổ, đến truyện thần tiên của Văn học Victorian và cho tới ngày hôm nay của văn học hiện đại.
Tuy nhiên trong nền văn hóa hiện đại chân dung của tiên thường là người trẻ, đôi khi có cánh, có đặc tính và vóc dáng của loài người, nếu so sánh nguồn gốc hình dáng của họ rất khác: cao, sáng chói, giống thiên thần(tốt bụng) hoặc lùn, hay giống troll đó là những hình ảnh thường được nhắc tới. Vóc dáng bé nhỏ của tiên đã được nhắc tới nhiều thế kỷ, nhưng tiên xuất hiện trong các tác phẩm giống với vóc dáng loài người; nói chung vóc dáng của tiên có thể từ bé cho tới kích cỡ của người. Dù với những tiên nhỏ, kích cỡ của họ không ảnh hưởng tới khả năng sử dụng phép thuật.
Cánh là bộ phận của tiên được miêu tả đến rất thông thường trong Victorian và về cả những tác phẩm nghệ thuật của tiên, nhưng cánh lại rất hiếm xuất hiện trong văn học dân gian; Đôi khi, trên những cành cúc dại hay theo sau những cánh chim, nàng tiên nhỏ còn biết bay rất điệu nghệ. Ngày nay, tiên thường thường miêu tả với như những Côn trùng có cánh hoặc Bươm bướm.
Nhiều loại động vật khác của được diễn tả giống tiên. Có khi là kết quả của sự lột xác trên người của tiên và đã nhầm lẫn với Chó biển (vừa người, vừa chó); hoặc nhầm với Kỳ lân (nước) và chó quỷ, xuất hiện để giữ thêm sự không thay đổi về hình dạng
Trong Cổ tích, Truyền Thuyết hay nhắc tới hai nhân vật Tiên là: Tiên Hắc Ám và Bà Tiên
Bà Tiên xuất hiện trong Truyện Cổ Tích là nhân vật có phép thuật hiền hậu và hay giúp đỡ người tốt, người bất hạnh với mái tóc bạc gương mặt phúc hậu hiền từ và mặc trang phục sáng màu.
Tiên Hắc Ám xuất hiện trong Truyện Cổ Tích là nhân vật có phép thuật độc ác hay hại người với mái tóc dài, gương mặt độc ác và luôn mặc trang phục tối màu.
Trong Đạo Giáo thường mô tả Tiên là Bậc thường sống ở Trên Thiên Đình có phép Thuật và thường hạ phàm giúp đỡ người tốt diệt trừ ma quỷ, chữa bệnh cứu người, giúp con người giải quyết vấn đề khó khăn trong cuộc sống và cũng như giáo dục đạo đức nhân cách cho con người. Đứng đầu là Ngọc Hoàng Thượng đế cai quản các chúng Tiên.
Các vị Tiên được nhắc đến trong thần thoại Trung Hoa, Cổ tích, Truyền Thuyết Việt Nam với việc Họ được miêu tả có khuôn mặt hiền hậu và Hào Quang chiếu sáng xung quanh nhưng toát lên vẻ cao sang quyền uy sống ở Tiên giới.
Khác với Tiên ông Phương Tây thì Tiên ông Phương Đông được miêu tả có ngoại hình và vẻ đẹp thanh cao không dính bụi Trần, toả hương thơm dễ chịu. Họ sống ở trên cao cách biệt với Người Trần. Họ được cho là người bất tử và trẻ mãi không già và có tâm hồn thanh cao trong sáng. Người xưa tin rằng núi Bồng Lai là nơi Tiên ở và nếu ai đến được nơi đó gặp được Tiên thì sẽ được Tiên ban cho thuốc Tiên chữa mọi loại bệnh và trường sinh bất tử, trẻ mãi không già. Tiên được cho là nhân vật góp phần lập ra Đạo Giáo. Trang phục của các vị tiên Phương Đông được mô tả trong tranh thường mặc trang phục màu sáng. Các vị Thiên binh, Thiên tướng thường mặc giáp trụ màu vàng hay đỏ. Ngoài ra hình ảnh các con vật đứng cạnh với các vị Tiên như Rồng, Lân, Phượng...Tiên chia ra các cấp bậc là: Tiểu Tiên, Đại Tiên. Tiên là một bậc trong Ngũ Chi Đại Đạo.
Viết bài tập làm văn số 2 - Văn tự sự
Với những gì mà Cunghocvui đã giúp các bạn khái quát nội dung và dàn ý tả ông tiên trong giấc mơ trên đây, hy vọng sẽ giúp các bạn đạt kết quả cao trong học tập!