Đăng ký

Soạn bài Viết bài tập làm văn số 2 : Văn tự sự - Soạn văn lớp 9

2,339 từ Soạn bài

Đề văn tham khảo:

Đề 1 : Tưởng tượng 20 năm sau vào một ngày hè, em về thâm lại trường. Hãy viết thư cho một bạn học ngày ấy kể lại buổi thâm trường đầy xúc động đó.

Đề 2 : Kể lại một giấc mơ trong đố em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày.

Đề 3 : Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã đọc, đã nghe kể hoặc đã xem trên màn ảnh.

Đề 4 : Đã có lần em được cùng bố, mẹ (hoặc anh chị) đi tảo mộ trong ngày thanh minh. Hãy viết một bài văn kể về buổi tảo mộ đáng nhớ đó.

                          BÀI THAM KHẢO

   Lần đầu tiên được đi tàu Thống Nhất, khoái cực kì! Những lúc ngủ thì lắc lư như đưa võng, lúc thức thì lại được nằm võng mà coi phim bộ. Cửa sổ tàu mở ra như màn hình ti vi. Loang loáng qua mắt, khi thì núi cao, khi thì biển rộng. Lại có khi phim đang chiếu, màn hình vụt tối om. Đó là lúc tàu chạy qua núi, trong đường hầm, ngày vụt biến thành đêm. Rồi phim lại chiếu: cát trắng tiếp rừng xanh.  phim chiếu chậm dần rồi dừng hẳn. Trong màn hình cửa sể hiện ra các bà, các cô với những lời chào mời ngọt ngào: Cu đơ Nghệ An, Mè xửng Huế, nho Mường Mán, củ đậu Tháp Chàm.. Thứ gi cũng ngon, lại rẻ nữa. Đi tàu Thống Nhất, đã ngon miệng, lại vui mắt!

   Hè này, trên đường vào, Quậy còn được xuống ga Quảng Ngãi để ghé thăm ông nội.

   Từ cửa ga, cả nhà, ba người chất lên một cái xe mô tô Min khờ. Bố ôm bác tài, mẹ đèo ba lô, ôm bố. Quậy ngồi trên bình xăng, ôm cái làn mây đựng đồ lễ. Xe chưa nổ máy, bác xe ôm đã nổ chuyện:

-   Nhà ta vào thăm ông B, phải không?

-   Ô hay! Sao bác biết?

-   Đống quân trên ấy, chỉ có mình ông B, là người Hà Nội. Năm ngoái cùng tôi chở người nhà lên thăm ông ấy đấy. Với lại, nhìn mặt bố con nhà này là biết luôn à ! Đúc khuôn !

   Cái xe vui chuyện phóng bỗng băng qua hêt ổ gà, ổ vịt nối nhau như chuỗi hạt trên đường núi. Mấy lần xe nhảy chồm chồm khiến Quậy suýt 1 đánh rơi cái làn.

  Đến nghĩa trang, bác xe ôm dặn:

-   Còn ba tiếng nừa tàu mới chạy, cứ thăm viếng thoải mái. Tôi chờ ở đây. Bố thuộc đường, tìm ra ngay chỗ ông nội đóng quân, Quậy nhanh nhảu và tinh mắt đọc đúng số nhà của ông ghi trên bia mộ. Nó và mẹ cùng lẩm nhẩm đọc thành tiếng:

Liệt sĩ T.Q.B. 1942, 99 Đại Cồ Việt, Hà Nội.

Mẹ, hai tay chắp trước ngực, nước mắt lưng tròng:

-   Con là Lan, con dâu của bố, mãi hôm nay mới tới được, thật là có lỗi. Đường xa, chúng con chỉ có chút lễ thảo, nén nhang thơm...

   Đúng lúc ây, bác xe ôm bước đến, dắt theo lũ trẻ chăn trâu. Mỗi đứa đặt thêm vào trước mộ một bông hoa đồng nội: bông trang đỏ, bông điệp vàng, bông lau trắng... Thấy thế, mẹ nói:

-   Bác tài chu đáo quá! Cảm ơn các cháu!

-   Đồng đội mà! Rồi bác đứng nghiêm, ưỡn ngực:

-   Cựu hạ sĩ N.V kính viếng đồng chỉ T.Q.B. một tiểu đội hoa.

   Trong khi bố mẹ đợi hết tuần nhang thì bác tài dẫn Quậy ra chơi với tiểu đội hoa của bác. Chị hoa bông lau đặt Quậy lên lưng trâu của mình cho nó diễu một vòng quanh khu vực ông nội đóng quâh, một vòng quanh cái tháp đắp dòng chữ đỏ rực: Tổ Quốc ghi công...

   Hơn một giờ sau, cả nhà lại lên xe ôm ra ga, rồi lên tàu Thống Nhất con tàu xuyên Việt lại đánh võng và chiếu phim nhiều tập.

 

     Bài tham khảo 2

   Vào thế kỉ 13, dưới thời Trần, quân ta đã lập một chiến công hiển hách trên sông Bạch Đằng. Chính trong trận này, thủy quân của Hưng Đạo Vương, dưới tài thao lược của vị tướng tài này đã làm cho quân Nguyên xâm lăng thất bại nhục nhã.

   Sử chép: Đang lúc điều binh, Hưng Đạo Vương nghe tin quân Nguyên kéo tđi Bạch Đằng. Ngài tập hợp quân sĩ, trỏ sông Hóa Giang xa xa trước mặt mà thề rằng: "Trận này không phá xong quân Nguyên thì không về đến sông này nữa". Quân sĩ hưởng ứng, dạ rầm trời !

  Ngài vội lên voi, thúc quán kéo sang sông, nhắm Bạch Đằng trực chỉ. Quân ngài tới bờ Hóa Giang nhằm lúc nước ròng. Lòng sông nhầy nhụa bùn lầy. Dân chúng trong vùng tự động đua nhau đem rơm, ván ra độn lồng sông dể lấy lối cho voi đi. Nhưng voi ngài quá to nên vẫn bị sa lầy. Mọi người hì hục cố khiêng voi lên nhưng không được. Ngài dành bỏ voi, kéo quân đi bộ. Voi trổng theo ngài ứa nước mổt. Để trấn an quân sĩ, ngài báo rằng: "Ta thương voi trung với nước, nghĩa với chủ, chớ không sợ điềm bất thường. Ai nôn nao, ta sẽ nghiêm trị". Quân sĩ ngài vững lồng, hăng hái tiến bước.

   Nguyễn Khoái tuân lệnh ngài, lên thượng lưu sông Bạch Đằng, đỗo rât nhiều cọc nhọn, bịt sắt, đóng khắp giữa lòng sông. Đoạn chia quân mai phục hai bên, chờ lúc thủy triều lên ông ta mới khiêu chiến. Thế rồi, giờ phút chờ đợi đã đến. Ô Mã Nhi tiến quân theo dòng Bạch Đằng được vài dặm, bỗng nghe trống chiêng vang rền. Hắn thấy một tướng Nam dẫn chiến thuyền tiến đến khiêu khích. Tức giận quá, hắn thúc quân nghinh chiến. Sau vài hiệp đánh nhau, Nguyễn Khoái giả vờ thua quay thuyền chạy dài. 0 Mã Nhi tưởng thật đuổi theo. Bấy giờ thủy triều đang lên. Mặt nước mênh mông. Thấy quân Nguyên vượt khỏi chỗ đóng cọc khá xa, Nguyễn Khoái mới quay thuyền phản công. Hai bên đánh nhau hăng thì đại quân của Hưng Đạo Vương tiến đến. Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp thấy quân ta tăng viện khá đông, sợ hãi quay thuyền tháo chạy. Khi ấy nước triều đang rút, cọc nhọn  lòng sông lố nhố. Chạy đến đó thuyền giặc vướng phải, đổ nghiêng đổ ngửa, đắm vỡ râ't nhiều. Quân ta thừa thắng xông lên, sát hại giặc vô số. Máu loang đỏ cả khúc sông. Hàng trăm chiến thuyền của địch bị tịch thu. Ta bắt sống được Mã Nhi, Phàn Tiếp và nhiều tù binh.

   Chiến tích này đã cho ta một bài học về "sức mạnh của đoàn kết". Để chiến thắng xâm lăng, dưới thời Trần, quân dân ta đã gắn bố keo sơn. Hình ảnh dân chúng tự động lấp lòng sông Hóa Giang để lấy lối cho quân đi là hình ảnh đẹp nhất nói lên rất nhiều tình quân dân cả nước đó.