Đăng ký

Phân tích Mẹ tôi

3,095 từ

 Mẹ tôi là văn bản được trích trong cuốn truyện dành cho thiếu nhi Những tấm lòng cao cả của Ét-môm-đô đơ A-mi-xi, đây đồng thời cũng là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. Văn bản thể hiện tấm lòng cao cả của ngưởi mẹ đối với đứa con thân yêu của mình. Hãy Cunghocvui.com tìm hiểu tác phẩm qua bài viết sau:

Mẹ tôi

 * Các điểm cơ bản:
 + Văn bản là nhật kí của En-rl-cô (3 câu văn ở đoạn 1), trong đó có trích lại lá thư của người cha nói với con vể lỗi lắm mà đứa con đã chạm phải đối với mẹ kính yêu, người “có thể hy sinh tinh mạng để cứu sống con".
 + Người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà lại trao đổi với con qua bức thư vì:
      •     Có thể tà hai cha con ít có điểu kiện để gặp gỡ nhau.
      •    Để tránh sự xung đột có thể gây tổn thương tình cảm giữa cha và con vì sự tự ái, mất bình tĩnh của con và sự tức giận của người cha.
 + Trực tiếp nói thẳng những điều như trong bức thư có thể gây ra sự hiểu lầm là người cha đã kể công và nhục mạ con trai. Vì tế nhị và tôn trọng con, ông đã viết thư để nhắc nhở và khuyên nhủ con trai biết tôn trọng và bảo vệ thứ tình cảm thiêng liêng nhất của con người.
      •    Một mình đọc thư của cha, En-ri-cô sẽ thấm thìa hơn vé lồi lấm của mình.
 + Lời lẽ khúc triết, mạch lạc, uyển chuyển bằng nghệ thuật dùng tứ sắc bén, dùng câu mệnh lệnh để biểu hiện thái độ dứt khoát trong phê phán và khuyên bảo con.

Mẹ tôi

Mẹ tôi

I.    Ét-môn-đô đơ A-mi-xi (Edmondo D’Amicis) là nhà văn I-ta-li-a. Ông gia nhập quân đội lúc còn rất trẻ. Năm 1866, A-mi-xi xuất ngũ và trỏ thành phóng viên. Đời sống quân ngũ và nghiệp phóng viên khiến A-mi-xi đi nhiều nơi, và viết nhiều tác phẩm chứa dấu ân kỉ niệm về chúng. Đó là tập truyện ngắn Cuộc đời của các chiến binh, Tây-Ban-Nha, kỉ niệm Pa-ri... A-mi-xi viết khá về đề tài giáo dục. Ngoài những tác phẩm như Cuốn truyện của người thầy, Giữa trường và nhà .. còn có tác phẩm nổi tiếng. Những tấm lòng cao cả  mà thế hệ học sinh Việt Nam từ năm 1950 ai cũng được đọc qua bân dịch liếng Việt của Hà Mai Anh. Và thế hệ học sinh hôm nay được đọc qua bản dịch của Hoàng Thiếu Sơn. Thông qua nghệ thuật viết nhật kí và nhân vật ở lứa tuổi thiếu niên làm trung tâm, A-mi-xi hương bạn đọc về tình yêu gia đình, bạn bè,... và tình yêu tổ quốc muôn thuở trong xã hội loài người mà Mẹ tôi là một trong những biểu tượng của tình yêu cao cả ấy. Soạn bài Mẹ tôi

 II.   Phần mở đầu là lời tâm sự của nhân vật '‘tôi” En-ri-cô về nguyên nhân khiến bố “đã viết thư này". Ba câu văn ngắn thông báo ba nội dung rõ ràng có quan hệ mật thiết với nhau bằng lí nhân quả: “Tôi có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ" nên “bố đã viết thư" để cảnh cáo, và “đọc thư tôi xúc động vô cùng". Trong thư, bố đã viết những gì và viết như thế nào khiến En-ri-cô xúc động đến vậy. Như thế phần mở đầu cua trang nhật kí thật rõ ràng và ngắn gọn.

   Trong thư, bố đã viết những gì và viết như thế nào. Thư của bố viết có bốn đoạn dài ngắn khác nhau, mỗi đoạn nhấn mạnh một ý. Đoạn đầu, bố bày tỏ thái độ của mình khi biết được “Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ". Bố cảm thấy “Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy!". Hình ảnh so sánh và dấu cảm thán đã biểu hiện thái độ đau đớn và lúc giận tột cùng của bố. Điều ấy càng đúng vì hỗn láo với mẹ đã là tội lỗi, đằng này lại còn có cả sự chứng kiến của người thứ ba, có nghĩa là En-ri-cô đã gián tiếp xúc phạm bố. tạo cái cơ để cô giáo có thể nghĩ rằng bố đã không biết dạy con, rằng gia đình bố không có nề nếp. Dù vậy, bố không đánh đập, mạt sát mà chỉ yêu cầu với lờ nhẹ nhàng, thân thiện: “Việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa. En-rì-cô của hô ạ!". Nhẹ tthùng và thân thiện qua hình thức của câu văn nhưng ý nghĩa của nó có tính cách quyết đoán như một mệnh lệnh: “không bao giờ dược tái phạm". Mệnh lệnh ấy được bố ban ra trên cơ sở tình thương và sự hy sinh cao cả của mẹ mà không một người con nào được phép quên. Bố đã nhắc lại tất cả những gì mà mẹ đã sống quên bản thân mình để con khỏi phai đau đớn, quằn quại, kể cả việc "ngưởi mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hy sinh tính mạng để cứu sống con!". Ai dám bảo những sự hy sinh ấy của mẹ là không cao cả. Ai xúc phạm mẹ thì đúng là kẻ vong ân. Và bố của En-ri-cô đã nhắc lại để khắc sâu vào tâm trí của đứa con trai.

   Không dừng lại sau những lời nhắc nhở giàu hình ảnh tạo cảm xúc, bố còn lấy kinh nghiệm đời mình để khơi gợi cho En-ri-cô biết rằng: "Trong đời, con có thể trải qua những ngày buồn thảm nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ". Tại sao lại phải khơi gợi. Bởi vì, lúc bố viết thư, mẹ vẫn còn sống và có thể En-ri-cô có thể chưa cảm nhận được sự trống vắng khủng khiếp sau ngày đưa mẹ ra nghĩa trang.

   Đoạn văn kế tiếp, bố đã giải thích cho En-ri-cô biết về sự buồn thảm, trống vắng khi mất mẹ. Lúc ấy, con sẽ mong ước biết bao được nghe lại tiếng nói của mẹ ngọt ngào, thèm được ở trong vòng tay của mẹ... Bố còn khơi gợi điều sâu hơn về đời sống tinh thần của mỗi người sau khi mất mẹ, nhất là với những ai đã có sự “hỗn láo” với mẹ như En-ri-cô. Lời thư như những đòn trừng phạt giáng mạnh vào tâm hồn của những kẻ phạm tội. Nào là "con sẽ cay đắng", "con sẽ không thể sống thanh thản", nào là “tâm hồn con như bị khổ hình". Bố khơi gợi lại tất cả những mất mát lớn lao, đòn trừng phạt nặng nề, nỗi ám ảnh về những gì con đã làm cho mẹ đau lòng để đi đến lời khẳng định: “tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó!". Đấy là lời khẳng định có sức mạnh lôi kéo con người về với điều thiện, có sức mạnh cảm hóa những đứa con ngổ ngáo đối với cha mẹ của mình. Hoàn cảnh sáng tác, dàn ý phân tích Mẹ tôi

   Nếu bức thư dừng lại ở đó thì tính giáo dục sẽ không trọn vẹn. Bức thư được viết tiếp bằng những lời dặn dò, chỉ dẫn những điều En-ri-cò cần làm đối vơi mẹ. Đó là, từ nay về sau, En-ri-cô “không hao giờ... nói nặng với mẹ", “cầu xin mẹ hôn con, để cho chiếc hôn ấy xóa đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa". Đúng là lời chỉ dẫn của người cha tâm lí. Nếu En-ri-có thực hiện thì mẹ sẽ tha thứ ngay vì người mẹ nào chả bao dung và thương yêu con, còn đối với En-ri-cô thì cậu sẽ thoát khỏi nỗi ám ảnh "như bị khổ hình", của sự "xấu hổ và nhục nhã" vì đã dám xúc phạm mẹ. Còn về ứng xử của bố với En-ri-cô thì bố tỏ bày rất rõ ràng, đầy tình thương và cũng rất cứng rắn rằng: "Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ, con là niềm 10" hy vọng tha thiết nhất của đời bố, nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội hạc với mẹ". Đấy là lời cảnh báo là tối hậu thư chứa tình thương yêu sâu sắc nhất của người bố có tinh thần trách nhiệm đối với con cái, gia đình và xã hội thật chẳng khác gì đạo đức gia đình truyền thống cua người Việt qua câu tục ngữ : “con có cha như nhà có nóc”.

III.  Tất cả những gì trong tnư đã được bố bày tó bằng tình thương chân thật với lời lẽ rõ ràng, giàu cảm xúc của một ngừơi cha hiểu rõ vai trò của mình, có lẽ nhờ thế mà En-ri-có mới “xúc động vô cùng” khi đọc bức thư của bố, bởi nhờ nó mà En-ri-cô nhớ lại những kỉ niệm về mẹ và cảm thấy xấu hổ, đồng thời biết và sợ thái độ chân thực nhưng vô cùng nghiêm khắc của bố. Nhưng nào chỉ có En-ri-cô, hầu như những ai được đọc bức thư ấy đều xúc động cả. Bởi vì bức thư đã mang thông điệp, ý nghĩa nhất gửi đến những đứa con của các ông bố, bà mẹ trên hành tinh rằng:

Mẹ còn là cả trời hoa,
Cha còn là cả một tòa kim cương.

 

 

Mong rằng bài viết Mẹ tôi của Cunghocvui.com sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức