Đăng ký

Lý thuyết tính chất của phi kim chi tiết nhất

Tính chất của phi kim là bài đầu tiên thuộc chương III - Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học lớp 9, trong đó đề cập đến tính chất đặc trưng của phi kim. Cunghocvui xin gửi tới các bạn bài tổng hợp lý thuyết và các dạng bài tập hóa 9 tính chất của phi kim. Hy vọng bài viết tính chất của phi kim hóa 9 sẽ hữu ích với các bạn!

A. Tóm tắt lý thuyết tính chất hóa học chung của phi kim

1. Tính chất vật lý của phi kim

- Trong điều kiện môi trường bình thường, phi kim có thể tồn tại ở tất cả các dạng:

+ Phi kim tồn tại ở dạng rắn bao gồm một số chất như C, S, P, Si, \(I_{2}\),...

+ Phi kim tồn tại ở dạng chất lỏng bao gồm \(Br_{2}\).

+ Phi kim tồn tại ở dạng chất khí bao gồm các chất như \(O_{2},N_{2},Cl_{2}\),...

- Đặc điểm của phi kim: Đa số các phi kim đều không có khả năng dẫn điện và có nhiệt độ nóng chảy ở mức thấp.

- Một số phi kim như clo, brom và iot có tính độc với con người.

2. Tính chất hóa học của phi kim lớp 9.

a, Trong điều kiện môi trường có sự xúc tác của nhiệt độ, phi kim phản ứng với kim loại để kết quả thu về là một muối.

Ví dụ: \(2Fe+3Cl_{2}\overset{t^0}{\rightarrow}2FeCl_{3}\) (muối tạo thành có màu nâu đỏ)

           \(Cu+S\overset{t^0}{\rightarrow}CuS\) (muối tạo thành có màu đen)

b, Trong điều kiện môi trường có sự xúc tác của nhiệt độ, phi kim phản ứng với hidro.

- Với phi kim \(O_{2}\), trong điều kiện có sự xúc tác của nhiệt độ, \(O_{2}\) phản ứng với khí hidro để kết quả thu về được nước. Ta có phương trình:

\(2H_{2}+O_{2}\overset{t^0}{\rightarrow}2H_{2}O\)

- Với khí \(Cl_{2}\), trong điều kiện xúc tác của nhiệt độ, hidro trong trạng thái bị đốt cháy trong khí \(Cl_{2}\) thì kết quả thu về được một chất khí. Chất khí này không gây ra hiện tượng chuyển đỏ của giấy quỳ tím ẩm. Ta có phương trình:

\(H_{2}+Cl_{2}\overset{t^0}{\rightarrow}2HCl\)

c, Phi kim phản ứng với oxi trong điều kiện môi trường có sự xúc tác của nhiệt độ.

Trong điều kiện môi trường có sự xúc tác của nhiệt độ, nhiều phi kim phản ứng với oxi để kết quả thu về được một oxit axit.

Ví dụ: \(S+O_{2}\overset{t^0}{\rightarrow}SO_{2}\) (oxit axit tồn tại ở dạng chất khí không màu).

          \(4P+5O_{2}\overset{t^0}{\rightarrow}2P_{2}O_{5}\) (oxit axit tồn tại ở dạng chất rắn có màu trắng).

3. Mức hoạt động của phi kim. Tính chất hóa học đặc trưng của phi kim

Dựa vào khả năng và mức tác dụng của phi kim với kim loại và hidro người ta sẽ nhận xét được sự mạnh hay yếu của múc độ hóa học của phi kim đó.

Ví dụ: Những phi kim mạnh bao gồm F, Cl, O và những phi kim yếu bao gồm S, P, C, Si.

B. Bài tập về tính chất của phi kim hóa 9

1. Bài tập tự luận về tính chất hóa học chung của phi kim

Bài 1: Dưới sự xúc tác của nhiệt độ, một lượng 5,6g sắt và một lượng 1,6g lưu huỳnh trong trạng thái được trộn đều vào với nhau trong điều kiện môi trường là không khí không tồn tại. Kết quả thu về từ quá trình trộn là một hỗn hợp A tồn tại ở dạng chất rắn. Lấy chất rắn A vừa thu được tác dụng một cách vừa đủ với dung dịch HCl có nồng độ mol là 1M thì kết quả thu về được một hỗn hợp B tồn tại ở dạng chất khí. Hãy viết các phương trình phản ứng hóa học có trong đề bài và thể tích cần dùng để tham gia vào phản ứng của dung dịch HCl 1M bằng bao nhiêu?

Cách giải:

Tính số mol của sắt và lưu huỳnh, ta có: \(n_{Fe}\) = 0,1 mol; \(n_{S}\) = 0,05 mol.

Theo đầu bài ta có phương trình sau: \(Fe+S\overset{t^0}{\rightarrow}FeS\)

Dựa vào tỉ lệ phương trình, ta rút ra: \(n_{Fe_{pu}}\) = \(n_{S}\) = 0,05 mol => \(n_{Fe_{du}}\)= 0,1 - 0,05 = 0,05 (mol)

Vì \(n_{FeS}\) = \(n_{S}\) nên trong hỗn hợp chất rắn A tồn tại một lượng Fe dư và FeS. Ta có phương trình:

\(Fe+2HCl\rightarrow FeCl_{2}+H_{2}\)

\(FeS+2HCl\rightarrow FeCl_{2}+H_{2}S\)

Theo hai phương trình vừa có được, ta có thể suy ra số mol của dung dịch HCl 1M như sau:

\(n_{HCl}=2(n_{Fe}+n_{FeS})\) = 2 (0,05 + 0,05) = 0,2 (mol).

Vậy \(V_{HCl} \) = 0,2 lít

Bài 2: Trong điều kiện có sự xúc tác của nhiệt độ, cho một lượng 13g Zn đang trong trạng thái được đốt trong không khí. Kết thúc quá trình đốt cháy, thu về được một hỗn hợp. Người ta dùng hỗn hợp đấy để phản ứng cùng dung dịch HCl với một lượng dư thì kết quả thu về có 3,36 lít khí \(H_{2}\) bay ra môi trường bên ngoài. Hỏi trong điều kiện tiêu chuẩn, hiệu suất đốt là bao nhiêu?

Cách giải: Ta có các phương trình sau đây:

\(2Zn+O_{2}\overset{t^0}{\rightarrow}2ZnO\)

\(ZnO+2HCl\rightarrow ZnCl_{2}+H_{2}O\)

Với Zn dư:

\(Zn+2HCl\rightarrow ZnCl_{2}+H_{2}\)

Theo dữ kiện đề bài, ta có: \(n_{Zn}\) = 0,2 (mol), \(n_{H_{2}}\) = 0,15 (mol)

Với ba phương trình vừa viết được, ta có thể nhận xét số mol của hidro thoát ra môi trường bên ngoài đúng bằng số mol của kẽm trong điều kiện không phản ứng cháy. Từ đó, hiệu suất cháy sẽ bằng:

\(H% \)% = \(\dfrac{0,15}{0,2}\) x 100% = 75%

Bài 3: Dùng một lượng 0,4 mol dung dịch HCl để phản ứng với hợp chất \(MnO_{2}\) ở trạng thái dư. Biết rằng, kết quả thu về được sau phản ứng là một khí clo. Cho lượng khí clo vừa thu được tác dụng hết với kim loại Al. Hỏi lượng \(AlCl_{3}\) thu về sau phản ứng là bao nhiêu?

\(MnO_{2}+4HCl\overset{t^0}{\rightarrow}MnCl_{2}+Cl_{2}+2H_{2}O\)

\(3Cl_{2}+2Al\overset{t^0}{\rightarrow}AlCl_{3}\)

Dựa vào tỉ lệ của phương trình, ta tính được \(n_{Cl_{2}}\) = 0,1 (mol) => \(n_{AlCl_{3}}\)\(\dfrac{0,2}{3}\) (mol)

Vậy lượng \(AlCl_{3}\) thu về sau phản ứng là \(\dfrac{0,2}{3}\) x 133,5 = 8,9g.

Bài 4: Cho hai chất \(O_{2}\) và \(CO_{2}\) vào một hỗn hợp thể tích tổng là 4,48 lít khí ở trong điều kiện tiêu chuẩn (thể tích giữa hai chất là bằng nhau). Đem hỗn hợp đó đi sục vào môi trường dung dịch NaOH dư. Hỏi lượng \(Na_{2}CO_{3}\) thu về được sau phản ứng là bao nhiêu?

Theo dữ kiện đề bài, vì NaOH ở trong trạng thái dư nên ta chỉ có một phương trình duy nhất:

\(CO_{2}+2NaOH\rightarrow Na_{2}CO_{3}+ H_{2}O\)

Theo tỉ lệ của phương trình: \(n_{CO_{2}}=n_{O_{2}}= n_{Na_{2}CO_{3}}\) = 0,1 (mol)

Vậy lượng \(Na_{2}CO_{3}\) thu về được sau phản ứng là 160, x 0,1 = 10,6g.

2. Trắc nghiệm về tính chất hóa học đặc trưng của phi kim

Câu 1: Trong điều kiện môi trường là bình thường, phi kim tồn tại ở dạng

A. Dạng chất rắn và chất khí                                     B. Dạng chất lỏng và chất rắn

C. Dạng chất khí và chất rắn                                     D. Dạng chất rắn, chất lỏng và chất khí

Câu 2: Khi nêu tính chất hóa học của phi kim, phi kim phản ứng với gì để kết quả thu về được một muối?

A. Phản ứng với kim loại                                            B. Phản ứng với oxit axit 

C. Phản ứng với oxi                                                    D. Phản ứng với một phi kim khác

Câu 3: Dãy chất phi kim nào trong các dãy chất sau đây được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học từ mạnh đến yếu:

A. Cl > S > P > Si

B. S > P > Si > Cl

C. S > Si > Cl > P

D. P > S > Cl > Si

Câu 4: Dãy chất phi kim nào trong các dãy chất sau đây được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học từ yếu đến mạnh:

 A. Br < Cl < F < I

B. I < Br < Cl < F

C. F < Br < I < Cl

D. F < Cl < Br < I

Câu 1 2 3 4
Đáp số D A A B

Tham khảo thêm >>> Giải bài tập sách giáo khoa lớp 9 Bài 25: Tính chất của phi kim

Với bài viết hóa 9 tính chất của phi kim, Cunghocvui đã đem đến cho các bạn lý thuyết về sơ đồ tính chất hóa học của phi kim và các dạng bài tập tự luận cũng như trắc nghiệm về tính chất chung của phi kim đầy đủ và chi tiết nhất. Nếu có đóng góp hay thắc mắc gì về bài viết tính chất của phi kim hóa 9, các bạn hãy để lại comment dưới phần bình luận nhé!

shoppe