Lý thuyết di truyền y học - Sinh học 12
Lý thuyết di truyền y học - Sinh học 12
Bài viết hôm nay Cunghocvui xin giới thiệu với các bạn về Sinh học 12 Bài 21 Di truyền y học!
I. Khái niệm về di truyền y học
Di truyền y học là hiện tượng chuyền đặc điểm của thế hệ trước (tổ tiên, bố mẹ) cho thế hệ sau (con, cháu). Chẳng hạn người bố và con trai có đôi tai rất giống nhau (hình 1), thì được nhận định nôm na rằng "Bố đã di truyền đặc điểm này cho con mình", hoặc "Con trai đã được di truyền đặc điểm tai của bố".
Vai trò của di truyền y học:
Đóng góp vào quá trình nghiên cứu các nguyên nhân gây ra di truyền và biến dị trong di truyền của y học. Từ đó đưa ra biện pháp phòng ngừa các hậu quả có thể xảy ra.
II. Các phương pháp nghiên cứu di truyền y học
2.1. Phương pháp nghiên cứu phả hệ.
a. Mục đích:
Quy định mã gen thuộc hệ nào
b. Nội dung:
Nghiên cứu trên các cá thể có cùng phả hệ
c. Hạn chế
Tốn nhiều thời gian và kết quả thu được không cao.
2.2. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh
a. Mục đích:
Phân biệt rõ tính trạng đó là do tác động của gen hay của môi trường sống.
b. Nội dung:
So sánh trên các cá thê rcunfg loài và sống ở các môi trường sống khác nhau. Nếu có sự khác biệt thì sẽ do môi trường.
c. Kết quả:
Sử dụng chủ yếu trong y học để nghiên cứu bệnh máu khó đông
d. Hạn chế:
Không tìm ra nguyên nhân gốc rễ của phép di truyền.
2.3. Phương pháp nghiên cứu tế bào học.
a. Mục đích:
Dấu hiệu gây ra những điểm khuyết tật, dị dạng.
b. Nội dung:
Quan sát và tìm hiểu trên các cá thể đã mắc bệnh hoặc bị dị dạng.
c. Kết quả:
Nguyên nhân gây ra các hội chứng thường gặp được nghiên cứu như sau
- Kết quả thể hiện:
+ 3 NST số 21: hội chứng Down
+ 3 NST số 13: hội chứng Patau
+ 3 NST số 18: hội chứng Etuot
d. Hạn chế:
Tốn kém và chỉ nghiên cứu cho một nhóm đối tượng cụ thể.
2.4. Phương pháp nghiên cứu di truyền học quần thể:
a. Mục đích:
Liên quan đến di truyền học do kết hôn cận huyết, xác định hậu quả.
b. Nội dung:
Theo nội dung định luật Hacdi - Vanbec để xác định nguyên nhân gốc rễ.
c. Kết quả:
Tính được số lượng người và tần suất mắc các bệnh về máu khó đông,...
d. Hạn chế:
Cho kết quả tương đối và chưa được vận dụng vào thực tiễn nhiều.
2.5. Phương pháp nghiên cứu di truyền học phân tử:
a. Mục đích:
Tìm ra nguyên nhân của di truyền học trong các tế bào phân tử mẫu.
b. Nội dung:
Áp dụng nhiều phương pháp sinh học.
d. Hạn chế:
Chi phí cao và yêu cầu về kiến thức chuyên môn lớn.
Sơ đồ tư duy bài di truyền y học:
III. Câu hỏi trắc nghiệm môn di truyền y học
Trắc nghiệm di truyền y học có đáp án:
Câu 1: Nội dung nào sau đây không phải là phương pháp lai và phân tích cơ thể lai của Menđen?
A. Tạo dòng thuần chủng về từng tính trạng bằng cách cho cây tự thụ phấn qua nhiều thế hệ.
B. Đề xuất phương pháp lập bản đồ di truyền của các gen trên một nhiễm sắc thể.
C. Lai các dòng thuần chủng khác biệt nhau bởi một hoặc nhiều tính trạng rồi phân tích kết quả lai ở đời sau.
D. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai sau đó đưa ra giả thuyết giải thích kết quả.
Hướng dẫn:
Nội dung không phải là phương pháp lai và phân tích cơ thể lai của Menden đó là đề xuất phương pháp lập bản đồ di truyền các gen trên một nhiễm sắc thể.
Phương pháp lai của Menden: tạo dòng thuần → lai các dòng thuần khác nhau về một hoặc nhiều tính trạng → phân tích kết quả lai, sử dụng toán xác suất thống kê rồi đưa ra giả thuyết giải thích kết quả.
→ Đáp án: B.
Câu 2: Nhận định nào sau đây không phải là phương pháp lai và phân tích cơ thể lai của Menđen?
A. Tạo dòng thuần chủng về từng tính trạng bằng cách cho cây tự thụ phấn qua nhiều thế hệ.
B. Lai các dòng thuần chủng khác biệt nhau bởi một hoặc hai tính trạng rồi phân tích kết quả lai ở đời sau.
C. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai sau đó đưa ra giả thuyết giải thích kết quả
D. Giải thích tại sao tỷ lệ phân ly kiểu hình ở đời con biểu hiện không đều ở hai giới.
Hướng dẫn:
Phương pháp lai của Menden: Tạo dòng thuần → lai các dòng thuần khác nhau về một hoặc nhiều tính trạng → phân tích kết quả lai, sử dụng toán xác suất thống kê rồi đưa ra giả thuyết giải thích kết quả.
Nhận định không phải là phương pháp lai và phân tích cơ thể lai đó là: giải thích tại sao tỷ kệ phân ly kiểu hình ở đời con biểu hiện không đều ở hai giới (di truyền liên kết giới tính)
→ Đáp án: D.
Câu 3: Câu nào sau đây không chính xác?
A. Mẹ cô ấy đã truyền cho cô ấy tính trạng má lúm đồng tiền.
B. Một gen quy định một chuỗi pôlipeptit hoặc một phân tử ARN.
C. Axit amin mở đầu ở sinh vật nhân thực là mêtiônin.
D. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.
Hướng dẫn:
Bố mẹ chỉ truyền cho con cái gen quy định tính trạng, tính trạng đấy có biểu hiện hay không còn tùy thuộc vào KG và MT. Vì thế, câu A sai.
→ Đáp án: A.
Câu 4: Theo kết quả thí nghiệm của Menđen, khi lai 2 cơ thể bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản thuần chủng thì thế hệ thứ 2 có sự phân tính về kiểu gen theo tỉ lệ ...
A. 0,25AA : 0,50Aa: 0,25aa.
B. 0,50AA : 0,50aa.
C. 0,75AA : 0,25aa.
D. 100% Aa.
Hướng dẫn:
P thuần chủng: AA x aa. → GP: 1A x 1a.
Thế hệ thứ 1 - F1: 100% Aa. → GF1: A : a x A : a.
Thế hệ thứ 2 - F2: AA : Aa : aa.
→ Đáp án: A.
Câu 5: Theo Menđen, yếu tố di truyền nguyên vẹn tử bố mẹ sang con là gì?
A. alen
B. kiểu gen.
C. tính trạng.
D. Nhân tố di truyền.
Hướng dẫn:
Theo Menđen, bố mẹ chỉ truyền nguyên vẹn cho con một trong hai thành viên của cặp nhân tố di truyền.
→ Đáp án: D.
Trên đây là toàn bộ kiến thức mà Cunghocvui muốn chia sẻ khái niệm di truyền y học và giải bài tập di truyền y học!