Đăng ký

Lý thuyết chuẩn nhất về sán lá gan - Sinh học 7

Trong bài viết này Cunghocvui gửi đến bạn các không chỉ các kiến thức lý thuyết về sán lá gan mà còn là kiến thức về bệnh sán lá gan: sán lá gan lớn - sán lá gan nhỏ và cách điều trị sán lá gan. Hãy cùng đi vào tìm hiểu ngay thôi.

Sán lá gan

I) SÁN LÁ GAN

1) Nơi sống: Sống kí sinh ở gan, mật trâu, bò và người.

2) Cấu tạo

- Cơ thể hình lá, có chiều dài khoảng 2 - 5cm, có màu đỏ máu.

- Mắt và lông bơi tiêu giảm, còn các giác bám thì lại phát triển.

3) Di chuyển

- Do cấu tạo có cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng phát triển nên sán lá gan có thể chun giãn, phồng dẹp nên dễ dàng chui rúc, luồn lách trong môi trường sống kí sinh.

- Chúng bám chắc được vào nội tạng vật chủ là nhờ các giác bám.

4) Dinh dưỡng

Dán lá gan

- Sán lá gan lấy dinh dưỡng từ môi trường kí sinh nhờ do hầu có cơ khỏe, miệng hút chất dinh dưỡng rồi đưa vào hai nhanh ruột phân, nhiều nhánh nhỏ để vừa tiêu hóa vừa dẫn chất dinh dương nuôi cơ thể.

- Sán lá gan chưa có hậu môn.

5) Cơ quan sinh sản

- Sán lá gan lưỡng tính

- Cơ quan sinh dục là cơ quan sinh dục đực, cơ quan sinh dục cái và tuyến noãn hoàng.

- Có cấu tạo dạng ống phân nhánh và phát triển chằng chịt.

♦ Sơ đồ vòng đời sán lá gan

Vòng đời sán lá gan

II) BỆNH SÁN LÁ GAN

Bệnh sán lá gan gồm bệnh sán lá gan lớn và bệnh sán lá gan nhỏ.

1) Đặc điểm nhận biết

- Với bệnh sán lá gan nhỏ, triệu chứng thường là

  • Đau tức vùng gan
  • Rối loạn tiêu hóa như ăn kém, bụng khó tiệu
  • Tùy theo mức độ của bệnh mà sẽ có biểu hiện như sạm da, vàng dạ, gan to hay xơ gan.

- Với bệnh sán lá gan lớn:

  • Đau vùng hạ sườn phải lan về phía sau hoặc đau vùng thượng vị và mũi ức.
  • Đau có thể lúc âm ỉ, lúc thì dữ dội hoặc thậm chí là không đau bụng.
  • Mệt mỏi, cảm giác đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, sốt, đau khớp, đau cơ,...

2) Các tác nhân gây bệnh sán lá gan

- Ở bệnh sán lá gan nhỏ có 3 loại là: Clonorchis sinensis, Opisthoechis viverrini, Opisthorchis felineus.

- Ở bệnh sán lá gan lớn thì có 2 loại là Fasciola hepatica, Fasciola gigantica.

3) Biện pháp phòng chống

- Tuyền truyền giáo dục về sức khỏe: chỉ rõ tác hại và đường lây truyền của bệnh sán lá gan lớn và bệnh sán lá gan nhỏ, không ăn những thức phẩm sống không rõ nguồn gốc, không uống nước lã,...

- Vệ sinh nhà bếp: ăn chín, uống chín, giữ gìn môi trường sạch sẽ,...

4) Nguyên tắc điều trị sán lá gan

- Cần phải điều trị sớm, đủ liểu và dùng loại thuộc đặc hiệu.

- Với điều trị hỗ trợ chỉ khi cần thiết để nâng cao thể trạng cho người bệnh.

♦ Những trường hợp chóng chỉ định điều trị sán lá gan:

  • Phụ nữ mang thai, cho con bú
  • Những người đang bị bệnh cấp tính
  • Bệnh nhân suy gan, suy thận, suy tim, tâm thần,...
  • Cơ địa dị ứng với thuốc cần dùng.

III) CÂU HỎI LUYỆN TẬP

Câu 1: Bệnh sán lá gan gồm những loại bệnh nào? Chỉ ra nguyên nhân, đặc điểm nhận biết của từng loại.

Câu 2: Trình bày sán lá gan là gì?

Câu 3: Chỉ ra nơi sống, cách thức di chuyển, dinh dưỡng, cơ quan sinh sản của sán lá gan.

Trên đây là bài viết Cunghocvui đã tổng hợp được về sán lá gan, hãy để lại comment câu trả lời và ý kiến thắc mắc ở phía bên dưới. Thấy hay hãy like và share nhé!

shoppe