Đăng ký

Khái niệm về kính hiển vi và công dụng của chúng - các loại thường gặp

Khái niệm về kính hiển vi và công dụng của chúng - các loại thường gặp

Một dụng cụ không thể thiếu trong học tập cũng như nghiên cứu quan trọng đó chính là kính hiển vi, vậy bạn đã hiểu công dụng cũng như cách sử dụng kính hay chưa. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn câu trả lời!

Kính hiển vi

I. Định nghĩa và cấu tạo kính hiển vi

    1. Định nghĩa

Kính hiển vi được biết là một dụng cụ khá quan trọng giúp phóng to các vật thể được quan sát, những vật thế đó thường có kích thước rất nhỏ. Các loại kính thông thường có thể phóng to vật thể lên từ 40 - 3000 lần.

Ngày nay, kính HV có thể bao gồm nhiều loại từ các kính HV quang học sử dụng ánh sáng khả kiến, cho đến các kính HV điện tử, hay các kính hiển vi quét đầu dò, hoặc các kính hiển vi phát xạ quang... Kính HV được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành như vật lý, hóa học, sinh học, khoa học vật liệu, y học và được phát triển không chỉ là công cụ quan sát mà còn là một công cụ phân tích mạnh.

Công thức liên quan:

    2. Cấu tạo

Gồm ba phần chính có thể nhận biết:

  • Chân đế có gắn đèn chiếu với tác dụng nâng đỡ kính.
  • Phần thân được gắn chặt với chân kính, có tác dụng trong việc di chuyển cũng như nâng đầu kính, được gắn thêm đèn chiếu sáng.
  • Đầu kính có gắn các mắt kính: có thể gồm 1 mắt, 2 mắt hoặc 3 mắt.

II. Các loại kính thường gặp

  • Kính hiển vi điện tử

Kính được sử dụng để đo các vật thể đặc biệt liên quan đến nhóm điện tử học, tại đó các nguồn bức xạ ánh sáng sẽ được thay thế bởi nguồn bức xạ hẹp, đặt vào đó hiệu điện thế từ vài chục đến vài trăm kilo W.

Có nhiều loại kính điện tử khác nhau, tùy thuộc vào cách thức tương tác của chùm điện tử với mẫu vật như:

- Kính HV điện tử truyền qua sử dụng chùm điện tử chiếu xuyên qua vật.

- Kính HV điện tử quét sử dụng chùm điện tử quét trên vật.

  • Kính hiển vi quang học

Là nhóm kính hiển vi sử dụng ánh sáng khả kiến rọi lên vật cần quan sát, và các thấu kính thủy tinh để phóng đại thông qua các nguyên lý khúc xạ của ánh sáng qua thấu kính thủy tinh. Đây là kính HV đầu tiên được phát triển. Ban đầu, người ta phải sử dụng mắt để nhìn trực tiếp hình ảnh được phóng đại, nhưng các kính HV quang học hiện đại ngày nay có thể được gắn thêm các bộ phận chụp ảnh như phim quang học, hoặc các CCD camera để ghi hình ảnh, hoặc video.

Các bộ phận chính của kính:

- Nguồn sáng

- Hệ hội tụ và tạo chùm sáng song song

- Giá mẫu vật

- Vật kính (có thể là một thấu kính hoặc một hệ thấu kính) là bộ phận chính tạo nên sự phóng đại

- Hệ lật ảnh (lăng kính, thấu kính)

- Thị kính là thấu kính tạo ảnh quan sát cuối cùng

- Hệ ghi ảnh.

  • Kính hiển vi sinh học

Là loại kính được dùng trong các hoạt động nghiên cứu sinh học hay sử sụng trong thí nghiệm chuyên nghiệp, giúp đó các vật thể với độ phóng đại cao.

Các loại thường gặp:

- Kính HV sinh học Olympus CX

- Kính HV sinh học NIKON Eclipse

- Kính HV sinh học Nikon

- Kính HV sinh học BM – 3A1

- Kính HV sinh học BM – S1

- Kính HV sinh học BM – C4

- Kính HV sinh học BM – 20A

- Kính HV sinh học BBN – 35A

- Kính HV sinh học một mắt

- Kính HV sinh học hai mắt

- Kính HV sinh học PB-3428

- Kính HV sinh học PB-3428

- Kính HV sinh học PB-3220

- Kính HV sinh học PB-3210

III. Bài tập kính hiển vi

Bài 1: Cho kính hiển vi có vật kính với tiêu cự f1 = 1cm và thị kính với tiêu cự f2 = 4cm. Tính số bội giác nếu ta ngắm chừng ở vô cực. Biết khoảng cách giữa hai thấu kính là 15cm và Đ = 25cm.

Đáp án:

- Độ dài quang học của kính này là:

\(\rho = a-(f_1+f_2)=15 -5=10(cm)\)

- Số bội giác trong trường hợp ngắm vô cực: \(G_{\infty}=\dfrac{\rho Đ}{f_1f_2}=62,5\).

Bài 2: Kính hiển vi được sử dụng trong trường học có f1 = 1m, thị kính là thấu kính hội tụ với f2 = 4cm, Tính khoảng cách giữa hai kính trong trường hợp ngắm chừng vô cực.

Đáp án: Trong trường hợp ngắm vô cực ta có F1 = F2 nên khoảng cách giữa hai kính được tính theo công thức sau:

\(a= O_1O_2=f_1+f_2=100+4=104(cm)\)

- Độ bội giác trong trường hợp này là: \(G_{\infty }=\dfrac{f_1}{f_2}=\dfrac{100}{4}=25 (cm)\).

IV. Cách sử dụng kính hiển vi

Để sử dụng chính xác kính, các bạn nên tuân thủ theo các bước cơ bản như nhau:

Bước 1: Nâng và di chuyển kính cẩn thận, một tay nâng đế kính và tay còn lại nắm phần thân kính và di chuyển nhẹ nhàng.

Bước 2: Để vật kính có độ phóng đại là thấp nhất ta quay mâm kính.

Bước 3: Di chuyển vật cần đo, đặt vào lam kính, đây là bộ phận được phủ một lớp lamen kính hiển vi.

Bước 4: Điều chỉnh nhẹ tiêu cự để thay đổi vật kính, điều chỉnh số bội giác.

Với những kiến thức tổng hợp trên hy vọng rằng nó đã giúp bạn giải đáp phần nào cách làm dạng bài này. Nếu còn thắc mắc cần giải quyết hay cho chúng tôi được biết dưới mục bình luận nhé. Chúc các bạn học tập vui vẻ!

shoppe