Hướng dẫn soạn bài Vợ nhặt - Kim Lân
VỢ NHẶT - Kim Lân
I. Tác giả - Tác phẩm a. a. Tìm hiểu chung
– Kim Lân (1920 – 2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài
– Quê : Phù Lưu – Tân Hồng – Từ Sơn – Bắc Ninh
– Gia đình: nghèo khó
– Kim Lân tham gia cách mạng
– Sự nghiệp sáng tác
• Tác phẩm tiêu biểu: Nên vợ nên chồng, con chó xấu xí, làng ….
• Kim Lân là cây bút có sở trường về truyện ngắn
• Thế giới nghệ thuật của ông thường là khung cảnh nông thôn và nông dân
• Năm 2001 ông được tặng giải thưởng Nhà Nước về văn học nghệ thuật 2. Tác phẩm. Hoàn cảnh sáng tác
– Vợ Nhặt viết năm 1955 in trong tập con chó xấu xí (1962). Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết xóm ngụ cư được viết ngay sau cuộc cách mạng tháng Tám thành công nhưng vẫn còn dang dở thì bị mất bản thảo. Sau này khi hòa bình lập lại tác giả dựa vào cốt truyện này để viết truyện ngắn mang tên Vợ Nhặt. b. Bố cục : 4 phần
– Phần 1: từ đầu đến tự đắc với mình: Tràng đưa vợ về nhà
– Phần 2: tiếp đên đẩy xe bò về: kể lại chuyện hai người gặp nhau và nên vợ nên chồng
– Phần 3: tiếp đến nước mắt chảy ròng ròng: tình thương của người mẹ nghèo khó
– Phần 4: còn lại: niềm tin vào tương lai tươi sáng
c. Nhan đề
– Vợ gợi lên thiên chức cao cả của người phụ nữ
– Động từ “nhặt” -> rẻ rúng có thể nhặt một cách dễ dàng
-> Vợ Nhặt được ghép lại với nhau thành một danh từ nó gợi lên thân phận rẻ rúng như cọng rơm cọng rác của người phụ nữ mà rộng ra là thân phận của con người Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. – Gia đình Tràng kể từ khi có người Vợ Nhặt lại trở nên gắn bó và thu vén hơn cho tổ ấm của mình -> nó thể hiện sự khát khao hạnh phúc gia đình đời thường
-> Tóm lại nhan đề gợi lên cho thấy được tình trạng thân phận con người Việt Nam trước cách mạng tháng Tám rẻ rúng như cọng rơm cọng rác ngoài đường có thể đem về lúc nào cũng được. Đồng thời qua đó thể hiện niềm ước mơ khát vọng có cuộc sống gia đình bình thường mà hạnh phúc. d. Tình huống truyện: Anh Tràng nhà nghèo xấu xí dân xóm ngụ cư nhặt được vợ
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Bức tranh xóm ngụ cư khi nạn đói đến
– Con người:
• Người sống: lũ lượt bồng bế nhau lên xanh xám như những bóng ma, nằm ngổn ngang khắp lều chợ, dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma
• Người chết: chết như ngả rạ, ba bốn cái thây nằm quằn queo bên đường
– Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người -> không khí chết chóc chùm lên xóm ngụ cư
– Âm thanh: tiếng quạ kêu thiết từng hồi
– Không gian: hai bên dãy phố úp súp tối om
-> Đó là một bức tranh ảm đạm tử thần đang lè lưỡi hái bao chùm khắp xóm ngụ cư
2. Các nhân vật
a. Nhân vật Tràng
– Anh là một chàng trai xấu xí, nhà nghèo, dân xóm ngụ cư, làm nghề kéo xe bò thuê
• Anh Tràng xuất thân từ một gia đình ngụ cư, bố đã mất, em gái đi lấy chồng chỉ còn lại anh và người mẹ già nương tựa vào nhau mà sống qua nạn đói
• Ngoại hình xấu xí: tấm lưng to như lưng gấu, đôi mắt gà gà đắm vào bóng chiều…
• Tính tình thì rất vui tính hay đùa giỡn với bọn trẻ con trong xóm mỗi khi đi làm về, thỉnh thoảng vừa đi vừa lẩm nhẩm cái gì đó trong miệng
-> Với hoàn cảnh cũng như ngoại hình ấy Tràng không thể nào lấy cho mình được một cô vợ được thế mà trong cái nạn đói ấy mọi chuyện lại hoàn toàn khác
– Tuy xấu xí nhà nghèo nhưng anh lại có một tấm lòng vàng tấm lòng nhân hậu:
• Anh làm nghề kéo xe bò thuê cũng chả được bao nhiêu tiền có bữa kéo xe lên mỏi qua anh mới hò vu vơ chêu chọc ba cô nàng đang ngồi nhặt những hạt rơi hạt vãi. Thì cô vợ nhặt nghe lời anh hò mà chấp nhận ra đẩy xe bò với anh
• Thế rồi một lần khác anh đang ngồi nghỉ uống cốc nước thế mà thị ở đâu chạy đến trách móc anh hào phóng mời thị ăn trầu rồi ăn bánh đúc
• Tràng đùa thị về nhà ở với Tràng thị về thật. Tràng nghĩ rằng thời buổi này mà lại còn đèo bòng nhưng nghĩ lại anh lại tặc lưỡi cho qua. -> Tràng quả là một người hào phóng và nhân hậu
• Trên đường về nhà anh cứ mỉm cười mãi, cái mặt cứ vênh vênh tự đắc -> sung sướng khi có vợ
• Việc tràng có vợ khiến cho người xung quanh người mừng người lo, dước nhau về trong thời buổi này thì có mà chết đói
• Anh đưa vợ vào nhà và đợi mẹ về. Anh mong ngóng không ngồi yên. Thầy mẹ về ngạc nhiên anh chủ động bảo vợ mình chào bu
• Sáng hôm sau khi tỉnh dậy anh vô cùng khoan khoái và cảm thầy gắn bó với ngôi nhà của mình hơn. Anh nhận thấy trách nhiệm với gia đình nhỏ của mình.
• Trong bữa cơm đầu tiên anh nghe chuyện vui mẹ kể về tương lai và cuối cùng anh nhìn thấy lá cờ đỏ sao vàng trong đầu mình -> con đường giải thoát cái nghèo, nhà văn đã hướng nhân vật của mình đi tới cách mạng
b. Nhân vật Vợ Nhặt
– Thị là biểu hiện cho nạn đói năm 1945
• Con gái nhưng vì đói quá mà ngồi nhặt hạt rơi hạt vãi ở ngoài đường, thấy người ta hò vu vơ cũng tưởng thật mà đến đẩy xe bò
• Gặp mặt đòi nợ, mời ăn trầu không ăn, mà ăn một chập bốn bát bánh đúc ăn xong còn quẹt đũa ngang miệng “chà ngon” -> cái đói làm cho thị trở nên vô duyên và cong cớn
• Bữa ấy thị gầy hẳn lại, mặt như cái lười cày, anh Tràng chêu về cùng nhà tưởng thật đi luôn mà thị hẳn cũng không còn chỗ để đi nữa
– Thị còn là một người vợ đảm đang, người con dâu hiếu thảo
• Tuy nhiên sau khi được đưa về nhà thị trở nên e thẹn ngại ngùng, tay thị cắp cái thúng con con đi sau Tràng nón hơi nghiêng nghiêng che đi khuôn mặt của mình
• Sau khi về đến nhà thị ngồi mém ở mép giường
• Khi u Tràng về thì khẽ khàng con chào u, mặt cứ cúi gằm xuống
• Sau khi được chấp nhận thì đến sáng hôm sau thì dậy rất sớm cùng mẹ sửa sang lại căn nhà và nấu sáng
• Thị kể về những người cướp thóc Nhật với lá cờ đỏ sao vàng trên đê bột
-> Thị đã mang đến niềm vui niềm tin cho gia đình Tràng.
c. Bà cụ Tứ
– Một người mẹ rất đỗi thương yêu con trai và thương người
• Nhà thì nghèo bà cụ ho khụ khụ khi đi làm về
• Nhìn thấy người lạ trong nhà thì ngạc nhiên, sau đó là bất ngờ không dấu nổi cảm xúc bà quay đi dấu những giọt nước mắt lăn dài
• Sau đó bà chấp nhận và khuyên các con của mình nên lạc quan và hướng đến tương lai
• Sáng hôm sau bà cũng dậy thật sớm để tu sửa căn nhà và nấu cơm cùng con dâu
• Bữa cơm buổi sáng ngon lành, bà kể toàn chuyện vui sau đó bà còn nấu hẳn một nồi cám vì sợ các con đói
-> Bà quả là một người mẹ tiêu biểu cho đức tính tốt đẹp của những người mẹ Việt Nam. Luôn luôn yêu thương con, che chở cho con, khuyên nhủ con những điều tốt đẹp nhất
III. Tổng kết
– Nhà văn Kim Lân đã xây dựng thành các nhân vật điển hình trong truyện. Với ngòi bút hiện thực của mình nhà văn đã truyền đạt tới độc giả những số phận những hoàn cảnh gắn với lịch sử dân tộc. Truyên vừa mang giá trị nhân đạo lại vừa mang giá trị hiện thực.
– Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo hấp dẫn
– Cách kể truyện hấp dẫn
– Miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế