Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận bình luận- Soạn văn lớp 11
Bài tập 1
1. Viết một bài văn bình luận để tham gia diễn đàn do Đoàn Thanh niên nhà trường tổ chức, với đề tài: "Lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh, thanh lịch".
a. Bài văn nên là một bài bình luận vì vấn đề nêu ra ai cũng biết, có điều nhận biết mức độ đúng sai lệch lạc khác nhau, do đó cần đánh giá đầy đủ, xác đáng sâu rộng thêm.
Chọn vấn đề: Lựa chọn lời mà nói cho vừa lòng nhau
Dàn ý nếu có:
I. Mở bài
- Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong giao tiếp
- Mục đích của giao tiếp là thông cảm, hiểu biết nhau
- Vì thế phải lựa lời. Tục ngữ có câu: "Lời nói chẳng mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
II.Thân bài
- Câu tục ngữ đúng đắn.
- Ngôn ngữ có tác dụng to lớn trong sự phát triển của xã hội: giao lưu tình cảm, xây dựng cộng đồng.
- Lời nói hay, đẹp, đúng chỗ đúng lúc hiệu quả tốt, còn trái lại thì sao?
2.Phê phán nhừng cách nối thiốu văn minh, tế nhị.
- Lời nói thô thiển vụng về thiếu lịch sự thl hậu quả thế nào?
- Không lựa lời phù hợp với hoàn cảnh, với đôi tượng có thể gây ra nhừng tình huống xấu ra sao?
- Lời nói thiếu trung thực, thiếu thiện chí có tác hại gì không?
3.Nên hiểu đúng cụm từ “cho vừa lòng nhau”.
- Không nên xuê xoa với khuyết điểm của bạn vì sợ bạn không vừa lòng.
- Chọn lúc thân tình, chọn lời có lí cố tình nói với bạn mới có hiệu quả.
- Câu tục ngữ là một lời khuyên bổ ích.
- Tác dụng của lời khuyên trong xây dựng gia đình văn hóa, làng xóm văn minh.
Học sinh đọc kĩ gợi ý trong sách giáo khoa và làm tiếp các yêu cầu còn lại.
ĐỌC THÊM
GIAO LƯU VĂN HÓA - THÁCH ĐỐ VÀ TRIỂN VỌNG
Cách đây 4 năm, hồi mà thời trang hiện đại chưa phổ cập như bây giờ, tại Hội nghị Giáo dục toàn quốc ở Hà Nội, có một giáo viên nữ thuộc một huyện vùng sâu của tỉnh Lào Cai ăn mặc rất sang trọng. Hình như còn mốt hơn cả đại biểu nừ của Thành phố Hồ Chí Minh nữa. Trả lời câu vui đùa của một vài đồng nghiệp trẻ về bộ thời trang mới, cô giáo nói: “Chúng tôi gần Bắc Kinh hơn Hà Nội”. Tưởng chỉ là chuyện đời thường,vặt vãnh, vui đùa của những nhà giáo quen sống tùng tiệm với đổng lương, thời nào cũng khiêm tốn. Nhưng ngẫm ra từ góc nhìn giao lưu vãn hóa giữa cốc nước mới thấy một mạch ngầm đang chảy, có khi dữ dội công khai và thường khi âm ỉ kín đáo trên mọi mặt sinh hoạt vật chất và tinh thần của mỗi thành viên người Việt Nam ngày nay. Tôi đến chơi nhà một anh chị, bạn bè từ buổi “hàn vi” là một gia đình đại gia, thế phiệt. Tôi không khỏi ngỡ ngàng khi thấy anh bạn tôi tóc đã bạc phơ đang bế một đứa cháu ngoại lai Tây. Dáng bộ anh có gì vừa ngượng nghịu vừa vui sướng. Sự hòa nhập đã đi sâu đến vậy, dù bố mẹ không I bằng lòng thì những trái tim con trẻ vẫn đến với nhau thành vợ thành chồng không gì cưỡng lại được. Thuốc đánh răng Oral B của Mĩ, dầu Castrol và nay lại Esso kèm theo là những pha quảng cáo đầy sắc màu uốn éo hằng ngày đang đập vào mắt khán giả truyền hình Việt Nam.
Một vài cụ già tỏ ra chưa quen. Có một người làm công tác văn hóa đã nhận xét bảng quảng cáo Coca Cola chưng trên pa-nô không nhỏ hơn,không ít hơn những bãng-rôn chào mừng ngày kỉ niệm cách mạng. Nếu thử làm một cuộc thông kê trên đường phố Hà Nội hay ở các thành phố Việt Nam ngày nay, chúng ta sẽ ghi nhận được chắc hẳn không phải là số 1000 những danh mục quảng cáo văn hóa phẩm và vật phẩm tiêu dùng công nghiệp của các quốc gia khác nhau mà cách đây 15-17 năm thế giới còn ít nhiều khép kín. Quầy sách giới thiệu nhiều công trình kinh tế thương mại, chính trị vãn hóa của Hoa Kì, đã có bán những giáo trình kinh tế đại học Ha-vớt, công trình của nhà tương lai học Tô-phlơ,của Nai-xbit A-bớc-đơn... cả đến những loại sách tìm hiểu về văn hóa Mĩ như của Ét-dơ Oan-ning. Trong nước thì Hữu Ngọc cũng cho ra cuốn Hồ I sơ văn hóa Mĩ, phải chăng để góp phần cho cuộc hội nhập? Tháng 7 năm 1995 Việt Nam gia gia nhập khôi ASEAN. Tháng 11 năm 2007 Việt Nam đả gia nhập WTO. Một vài ghi chép trên đây không phải đã là những luận cứ khoa học mà chỉ mới là những tín hiệu với nhiều tính chất ẩn dụ cho một nhận định về dòng chảy giao lưu văn hóa đã và đang diễn ra ngày một mạnh mẽ, sôi động như một hiện tượng lịch sử có thực và tất yếu của thời đại ngày nay. Hoàn toàn trái hẳn với luận đề cũ kĩ mà nổi I tiếng trước đây của Ruýt-duy-a Kíp-plinh. Lịch sử đang diễn biến và diễn biến nhanh chóng. Cuộc giao lưu vãn hóa trên mọi mặt cũng đang diễn ra, hình như đã đi trước cả chính trị và kinh tế ngoại giao.
Cuộc sông văn hóa của người Việt Nam trong những năm cuối cùng của thế ki XX, nhất là vào thế kỉ đầu tiên của thiên niên kỉ thứ ba đã và sẽ còn sôi động hơn, phong phú hơn, phức tạp hơn, quyết liệt hơn nhiều.
So sánh những dự báo khoa học của nhà tương lai học những thập kỉ 60 nhưng với những dự đoán của thập kỉ 80 về tương lai của nhân loại thì thấy rằng, tuy cùng một khát vọng và nỗi lo chung của những trí óc uyên bác trước vận mệnh chung của hành tinh nhưng cách nhìn, cái lí giải không phải là hoàn toàn nhất trí với nhau, đặc biệt là độ sai của dự báo thường là rất đậm. Nhưng trên đại thể, họ đều gặp nhau ở những vấn đề vĩ mô, những hướng chiến lược về xu hướng toàn cầu hóa của hành tinh sang thế kỉ XXỈ, mà trong đó sự hòa nhập văn hóa là một điều nổi trội. Chúng ta chờ đón không phải với tư cách một người quan sát mà là với tư cách những thành viên tích cực của cộng đồng nhân loại với một cách nhìn tình táo, sáng suốt và lạc quan để dự báo cho rõ những tình huống, những vấn đề gì đang thách đố một dân tộc như dân tộc Việt Nam trên chặng đường ngoặt của thời đại giao lưu văn hóa trên hành tinh với không ít thách đố mới mẻ và quyết liệt.
RỪNG A-MA-DÔN TRƯỚC NGUY CƠ BIẾN MẤT
Rừng A-ma-dôn bao quanh sông A-ma-dôn và các phụ lưu của nó (dòng sông này dài gần 7000km, có lưu lượng dòng chảy lớn nhất thế giới) trải rộng lên các quốc gia: Bra-xin, Cô-lôm-bi-a, Pê-ru, Bô-li-vi-a với diện tích khoảng 4,1 triệu km2, là lá phổi xanh không chĩ của riêng khu vực Nam Mĩ mà cả hành tinh. Từ nhiều năm nay, rừng A-ma-dôn liên tục bị tàn phá nhưng chưa bao giờ mức độ phá rừng lớn như hiện nay mặc dù không ít lần các nhà môi trường rung chuông cảnh báo về nguy cơ diệt vong của cánh rừng vô giá này.
Theo các số liệu thống kê của Chính phủ Bra-xin, từ tháng 8 - 2001 đến tháng 8-2002, mức độ phá rừng A-ma-dôn ở Bra-xin khoảng 16 nghìn km2 tăng hơn 40% so với cùng kì năm trước đó (khoảng 11 nghìn km2). Những số liệu nêu trên chưa tính diện tích bị tàn phá bởi các vụ cháy rừng đang tăng mạnh trong năm nay. Khoảng 24 nghìn km2 rừng nguyên sinh, tương đương với diện tích của nước An-ba-ni đã bị biến mất bởi việc đốn gỗ và đốt rừng lấy diện tích canh tác. Ông P.A-đa-ra-ô, nhà hoạt động môi trường xanh của Bra-xin cho biết: Tệ đốt rừng lấy đất canh tác đậu tương tăng mạnh, đặc biệt ở khu vực phía Nam Bra-xin thuộc các bang Pa-rát và Mát-tô Grô-xô. Sự ra đời các trang trại trồng đậu tương Bra-xin bùng nổ khi những người tiêu dùng châu Âu từ chối sử dụng đậu tương biến đổi gien của Mĩ, tạo cơ hội cho các trang trại sản xuất đậu tương Bra-xin phát triển. Trong những năm qua, thị phần đậu tương của Bra-xin trên trường quốc tế tăng từ 24 đến 34%, trong khi đó thị phần đậu tương của Mĩ giảm từ 57 xuống còn 43%. Bra-xin hi vọng trong những năm tới, thị phần đậu tương nước này trên thế giới sẽ chiếm ưu thế so với Mĩ. Đổi lại, họ sẽ phải trả giá đắt là diện tích rừng A-ma-dôn cũng mất dần.
Ông D.Cle-a-ri, Giám đốc Chương trình rừng A-ma-dôn của Khu bảo tồn thiên nhiên của Mĩ ở Bra-xin cho rằng, nếu tốc độ phá rừng tiếp tục như hiện nay thì trong vòng 80 năm, rừng A-ma-dôn sẽ biến mất. Một báo cáo của các nhà khoa học cho rằng, 86% diện tích rừng A-ma-dôn vẫn còn nguyên vẹn, nhưng nó đang đứng trước nguy cơ bị tàn phá nhanh chóng, bởi tác động của thời tiết và con người. Chính phủ của Bra-xin trước đây đã lập kế hoạch đầu tư hơn 27 tỉ USD vào các dự án đường cao tốc, đường sắt, đường khí đốt, công trình thủy điện, khai thác mô quặng... ở vùng A-ma-dôn. Trong đó phải kể đến dự án khai thác mỏ khổng lồ trị giá 3,5 tỷ USD nằm ở phía đông A-ma-dôn. Đây là công I trường khai thác mỏ có quy mộ lớn chưa từng có, bao gồm khai thác quặng sắt, đồng, niken, bôxit... Tất cả những kế hoạch nêu trên sẽ tiếp tục gây ra nạn phá rừng và nguy cơ cháy rừng càng lớn. Các nhà khoa học cảnh báo rằng tình trạng phá rừng không chỉ gây ra sự hủy diệt nghiêm trọng với các loài động vật, thực vật mà nó còn giảm lượng ôxi, làm tăng nhiệt độ trái đất và gây ra những hậu quả khôn lường.
Để đốì phó với nguy cơ tiềm ẩn đe dọa sự tồn tại của rừng A-ma-dôn,Chính phủ Bra-xin vừa công bố những biện pháp mới bảo vệ cánh rừng này, trong đó có việc cấp cho ủy ban Bảo vệ môi trường Bra-xin 7 triệu USD hỗ trợ việc ngăn chặn nạn phá rừng bất hợp pháp, Chính phủ sẽ
- thành lập một ủy ban chuyên trách với sự tham gia của các Bộ Quốc
- phòng, Nông nghiệp, Khoa học và công nghệ, Giao thông... để phối hợp
- hoạch định các biện pháp hiệu quả lâu dài ngăn chặn nạn phá rừng.
Chính phủ cũng yêu cầu tất cả các dự án cải tạo đất và phát triển cơ sở
- hạ tầng phải xem xét, cân nhắc tới các khía cạnh môi trường dể tránh sự phá rừng trong tương lai...
BÀN VỀ TRUYỆN THẦY BÓI XEM VOI
“Thầy bói xem voi” là một biểu tượng rất hay về những người nhận thức chủ quan, phiến diện. Thầy bói mắt kém đã là biểu tượng về người có khả năng quan sát hạn chế. Đã thế, phương pháp nhận thức của các thầy còn hạn chế hơn. Thầy nào cũng căn cứ vào bộ phận con voi do tự tay mình sờ soạng mà biết, rồi cho đó là toàn bộ con voi. Các thầy không biết sự vật, hiện tượng là những thể toàn vẹn có nhiều bộ phận liên quan nhau. Đã thế, các thầy còn phạm một sai lầm tày đình: các thầy muốn dùng vũ lực để giải quyết câu chuyện chân lí. Thật nực cười, đâ chủ quan, phiến diện như thế thì dù có đánh nhau toạc đầu chảy máu, thậm chí có giết chết nhau cũng vẫn không thể tìm ra sự thật về con voi! Để hiểu được sự thật, người ta cần có phương pháp nhận thức đúng đắn chứ không cần đến vũ lực.
(Theo Trần Minh)