Đăng ký

Soạn bài Bài thơ về Tiểu đội xe không kính - Soạn văn lớp 9

2,007 từ Soạn bài

Câu 1. Nhan đề bài thơ có gì khác lạ? Một hình ảnh nổi bật trong bài thơ là những chiếc xe không kính. Vì sao có thể nói hình ảnh ấy là độc đáo?

   Để làm nổi bật hình ảnh những người linh lái xe trẻ trung, hiên ngang, dũng cảm và sôi nổi ở tuyến đường Trường Sơn, Phạm Tiến Duật đã sáng tạo một hình ảnh thật độc đáo: đó là những chiếc xe không kính vẫn băng băng trên đường ra trận. Nó là thật độc đáo là vì lần đầu tiên một hình ảnh thực, thực đến trần trụi như vậy được đưa vào thơ ca. Trước đó, dù ỉà chiếc xe tam mâ của Puskin hay con tàu của Chế Lan Viên trong Tiếng hát con tàu cúng đều được mĩ lệ hóa, thi vị hóa đi rồi. Ngay cả vì sao xe không kính? Nhà thơ cũng giải thích rất thực:

"Không có kính, không phải vì xe không có kính.

Bom giật, bom rung kinh vờ đi rồi."

   Hai câu thơ rất gần với lời nổi, giông như câu vân xuôi tạo được cái giọng ngang tàng, coi thường khó khân, bất châ'p hiểm nguy của các anh lính lái xe. Nhà thơ đà đưa được một giọng điệu khác lạ vào thơ nên gây được sự chú ý của mọi người yêu thơ.

   Trong chiến tranh, bom đạn còn có thể tàn phá những chiếc xe ây nhiều hơn nữa:

 "Không có kính rồi xe không có đèn

  Không có mui xe, thùng xe có xước."

   Hình ảnh những chiếc xe không kính ấy tuy thường gặp trong chiến tranh, nhưng không phải ai cũng nhận ra được chất thơ của nó. Phải nhạy cảm với nét ngang tàng tinh nghịch như Phạm Tiến Duât mới đưa được hình ảnh đó vào thơ và thành công như ta đã thấy.

Câu 2. Những chiếc xe không kính đã làm nổi bật người lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Em hãy phân tích hình ảnh người lính lái xe trong bài thơ.

   Chính trong điều kiện thiếu thốn những điều kiện vật chất tối thiểu đó ta thấy nổi bật lên lồng lộng hình ảnh người lính ngồi trong tư thế hiên ngang vững chãi:

"Ung dung buồng lái ta ngồi,

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng."

   Qua khung cửa xe thiếu kính chắn gió, anh lính lái xe lại có dịp tiếp xúc thẳng với thế giới bên ngoài:

"Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

 Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

 Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

 Như sa, như ùa vào buồng lái."

   Khổ thơ diễn tả chân thực cảm giác về tô'c độ trên một xe không kính chắn gió lao nhanh. Người lính lái xe ở đây coi thường khó khăn, gian khổ, hiểm nguy của chiến trường nên giọng cứ ngang tàng tếu táo: Không có kính, ừ thì có bụi. Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc. Không có kính ừ thì ướt áo... Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa... Các anh sôi nổi, lạc quan và vui nhộn: Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha, bắt tay qua cửa kính vỡ rồi. Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời, chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy, võng mắc chông chênh đường xe chạy...

   Bởi vậy, chiếc xe bi bom đạn tàn phá: Không  kính, rổi không đèn, không có mui xe, thùng xe bị xước..: vậy mà kì diệu thay, chiếc Xe vản hăng bàng trén dường trộn. Nhà thơ giải thích thật bất ngờ, tho mà xác đáng biết bao:

"Chi cần trong xe có một trái tim"

Chính ý chí chiến đấu dể giải phóng miền Nam thống nhât nước nhà chính tình yêu nước nồng nàn và mảnh Ịiệt của tuổi trẻ đâ làm nên sức mạnh diệu kì giúp họ coi thường gian khổ, bất chấp cả hiểm nguy như thế.

Câu 3. Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, giọng điệu của bài thơ này. Những yếu tố đó đã góp phần như thế nào trong việc khắc họa hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn..  

   Về ngôn ngữ và giọng điệu của bài thơ ai cũng thấy nhiều câu gần gũi với lời nói thường ngày đậm chất văn thơ . Giọng điệu ngang tàng nghịch ngợm thể hiện tư thế và tính cách hiến ngang, coi thường hiểìn nguy, gian khổ của các anh lính lái xe đường Trường Sơn.

Bài thơ về tiểu đội xe không kính đã thành công trong việc khắc họa hình ảnh anh lính lái xe trên đường Trường Sơn đầy gay go thử thách một lực lượng tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Giọng điệu trẻ trung, tinh nghịch gắn với những lời nói trong sinh hoạt 1 thường nhật và đặc biệt là cách hình tượng thơ mới mẻ độc đáo đẫ thể hiện rõ phong cách thơ riêng của Phạm Tiến Duật, một trong những nhà thơ tiêu biểu cho phong trào thơ trẻ những năm kháng chiến chống Mĩ.

Câu 4. Cảm nghĩ của em về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ qua hình ảnh người lính trong bài thơ? So sánh hình ảnh người lính ở bài thơ này và ở bài Đồng chí.

Trả lời:

* Thế hệ trẻ Việt Nam thời kì chống Mĩ

- Tư thế ung dung, chủ động, lạc quan, yêu đời.

- Coi thường mọi khó khăn, thiếu thốn, hiểm nguy.

- Ý chí chiến đấu vì sự thống nhất của đất nước

* So sánh: 

Khác nhau:

- Giai đoạn lịch sử khác nhau: 

+ Đồng chí: chống Pháp

+ Bài thơ về tiểu đội xe không kính: chống Mĩ

- Mục đích tác giả:

+ Đồng chí: ngợi ca tình đồng chí đồng đội

+ Bài thơ về tiểu đội xe không kính: khắc họa vẻ đẹp hiên ngang của người lính lái xe.

Giống nhau: lí tưởng chiến đấu cao cả, ý chí vượt lên mọi khó khăn, thiếu thốn, gian khổ, tinh thần lạc quan, tình đồng đội sâu sắc.

>> Soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính Ngắn nhất

shoppe