Giới thiệu một vài nét về nhà thơ Tố Hữu
Tố Hữu là bút danh tên thật là Nguyễn Kim Thành. Ông sinh näm 1920, tại Huế, sớm được giác ngộ cách mạng. Năm 1938, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Từ năm 1939-1941, Tố Hữu bị thực dân Pháp cầm tù; ông đã vượt ngục thành công. Sau Cách mạng, Tố Hữu hoạt động tại Huế, Thanh Hoá, Việt Bắc và Hà Nội, giữ nhiều trọng trách trong các cơ quan của Đảng và Nhà nước.
Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị. Ông viết rất hay và xúc động về lí tưởng, về Tổ quốc, về Bác Hồ, về bà mẹ Việt Nam anh hùng, về người lính... Hồn thơ của Tố Hữu ngọt ngào, sâu lắng, giục giã.
Tố Hữu để lại 7 tập thơ: ‘Từ ấy”, ‘Việt Bắc”, “Gió lộng”, “Ra trận”, “Máu và hoa”, “Một tiếng đờn”, ‘Ta với ta”.
Tố Hữu có biết bao bài thơ, vần thơ hay, từng làm rung động hồn người, trở thành câu ca, tiếng hát:
‘Từ ấy trong tôi hừng nắng hạ,
Mặt trời chân lí chói qua tim”.
(Từ ấy)
“Hương Giang ơi, dòng sông êm
Qua tim ta, vẫn ngày đêm tự tình”...
(Bài ca quê hương)
“Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông, mọi kiếp người”.
(Bác ơi!)
“Ôi Việt Nam ! Yêu suốt một đời
Nay mới được ôm Người trọn vẹn, Người ơi !”
(Vui thế, hôm nay...)