Đăng ký

Dựa vào Truyện Kiều làm sáng tỏ 2 câu thơ: "Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung." của Nguyễn Du

3,686 từ

A. ĐỀ BÀI: Chọn một đoạn trong "Truyện Kiều" đã học để phân tích làm sáng tỏ ý hai câu thơ sau đây của Nguyễn Du:
"Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung."

B. PHÂN TÍCH ĐỀ
1.            Thể loại: Phân tích tác phẩm: một đoạn trong “Truyện Kiều' tự chọn để làm sáng tỏ ý hai câu thơ cho sẵn. Trước hết phải nắm ý của hai câu này: Đá là phận đàn bà là phải chịu nhiều đau khổ. Người phụ nữ có tài hoa nhan sắc còn “đau đớn” hơn nhiều trong xã hội phong kiến cũ. Chọn phân tích đoạn “Mã Giám Sinh mua Kiều.”
2.            Nội dung: Cánh “Mã Giám Sinh mua Kiều”, qua dó lột mặt nạ Má
Giám Sinh, đặc biệt là nêu bật tâm trạng đau đớn ê chề của Kiểu.
3.            Tư liệu: Đoạn thơ trích vừa nói.

C. DÀN BÀI
I.             MỞ BÀI
“Đoạn trường tân thanh” - một tên gọi khác của “Truyện Kiều là tiếng kêu đứt ruột mới. Đó chính là tiếng kêu thương xót xa về số phận của người phụ nữ, đặc biệt là người phụ nữ tài sác dưới chế độ phong kiến:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.”
- Thử phân tích đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” ta sẽ thấy rò ỹ thơ trên.
II.            THÂN BÀI
•             Phân tích qua “Truyện Kiều”:
-              Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ vốn chịu nhiều thiệt thòi đau khổ. ("Người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ, "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương, đặc biệt là Thúy Kiều trong "Truyện Kiều” của Nguyễn Du).
Dựa vào thuyết “hồng nhan bạc mệnh”, nhà thơ cho rằng người phụ nữ tài sác lường toàn càng bị thiệt thòi, đau khổ hơn nhiều.
•             Phân tích đoạn “Mã Giám Sinh mua Kiều” để làm sáng tỏ ý trên:
-              Lợi dụng tình cảnh Kiều gặp gia biến cần tiền để cứu cha Vĩ em trai, Mà Giám Sính đá đánh tiếng cưới Kiều về làm hiểp. Nhưng thực ra, hắn đem Kiều về thanh lâu - nơi hắn cùng chung lưng vốn với Tú Bà ở Lâm Tri. Như thế Kiều đối với hắn chỉ là một món hàng. Bọn chúng bắt Kiều phải tiếp khách dí “lấy lời mà ăn”.
“ Từ diện mạo, áo quần, dáng điệu, cử chỉ, lời nói của Mã Giám Sinh đã bộc lộ tính cách trâng tráo và thỏi con buỏn bủn xỉn, keo kiệt của hắn:
“Quá niên trạc ngoại tứ tuần
Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao
Trước thầy, sau tớ xôn xao 
Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang
Ghế trên ngồi tót sỗ sàng...”
-              Gã “đẫn đờ” khi “cân sắc, cân tài” Kiều. Gà “ép”, gã “thử tài nghệ của Kiểu, nhấc lên đặt xuống y như một món hàng giữa chợ:
“Mối càng vén tóc, bắt tay...”
“Đắn đo cân sắc, cân tài
Ép cung cầm nguyệt, thử bài quạt thơ. ”
-              Gã trả giá bỉ ổi “tùy cơ dặt dìu” khi mặc cả:
“Cò kè bớt một thêm hai
Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm.”
Tên lái buôn người sành sỏi đã mua rẻ được món hàng: “đáng giá ngàn vàng” chỉ với số “ngoài bốn trăm” bằng sự mặc cả riết ráng. Nhà thơ đã dứt ruột kều thương khi kết luận: “Tiền lưng đã có việc gì chẳng xong.”
Lè ra với tài sắc của mình, Kiểu xứng đáng được hưởng hạnh phúc, ấm êm, sung sướng. Ấy thế mà, chỉ vì xã hội thối nát, nàng đà phải trở thành một món hàng bị ném xuống dòng đời mười lăm năm chìm nổi, đau đớn, tủi nhục ê chề.
“Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng...”
Thế là trong xã hội phong kiến cù, đồng tiền đã là tất cả, là nguyên nhân giết chết Kiều và bao người dán lành khác. Lời than của Kiều trước mộ Đạm Tiên hôm nay giờ đây đã thành tiếng kêu thương than thở cho chính cuộc đời nàng.
“Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.”
III.           KẾT BÀI
Hai câu thơ của Nguyễn Du đã khái quát được một hiện thực đau xót về thân phận người phụ nữ, đặc biệt là người phụ nữ tài sắc trong xã hội phong kiến trước đây.
- Hai câu thơ, một tiếng kêu thương xót xa mang đầy tính nhân văn của tác giả còn vang vọng đến muôn đời sau.
Ngày nay đọc lại hiếu rõ nguyên nhân của bi kịch ấy, chúng ta càng thêm trân trọng hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội mới hôm nay.

D. BÀI LÀM THAM KHẢO
“Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều...!”
(Kính gửi cụ Nguyễn Du - Tố Hữu)
Khi nhắc đến thi hào Nguyễn Du, nhà thơ Tố Hữu trong câu thơ trên, cũng nhớ bao người khác thường nghĩ đến nỗi xót thương của nhà thơ lớn này đối với một nàng Kiều, hiện thân của một số phận bị đọa đày dưới thời phong kiến và không khỏi nghĩ đến: Đoạn trường tân thanh - một tên gọi khác của Truyện Kiều - tác phẩm chính của thi hào. Đó là tiếng kêu thương xót xa về số phận của người phụ nữ, đặc biệt là người phụ nữ tài sắc dưới chế độ phong kiến:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
Phân tích đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” chúng ta càng hiểu sâu và thâm thìa hơn về ý nghĩa của hai câu thơ vừa dẫn.
Đày là lời Thúy Kiều nói về Đạm Tiên nhưng cũng có thế hiểu là bi của Nguyễn Du viết về Kiều và tất cả những người phụ nữ trong thời phong kiến. Theo ông: đã mang cái phận đàn bà thì phải hứng chịu nỗi đau khổ bất hạnh và bi thâm không kể riêng ai cả.
Để chứng minh cho điều khái quát Hồng nhan bạc mệnh (Người phụ nữ đẹp thì bạc mệnh) nói trên, nhà thơ đã để Vương Quan kể lại cuộc đời của Đạm Tiên, cô gái một thời nổi danh tài sắc vậy mà giờ đây chỉ còn là một nấm mồ vô chủ trong buổi thanh minh nhộn nhịp lại lạnh tanh hương khói.
Lời than khóc Đạm Tiên của Thúy Kiều cũng là lời than khóc cho chính số phận mình lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung là như vậy. Sau khi gặp cơn gia biến, Thúy Kiều cam đành hi sinh mối tình đầu trong trắng say m$, tự nguyện bán mình chuộc cha. Lợi dụng tình cảnh ấy, Mã Giám Sinh đã đánh tiếng cưới nàng về làm thiếp. Nhưng thực ra là hắn mua Kiều cho cửa hàng thanh lâu của hán chung vốn với Tú Bà ở Lâm Tri. Tính chất bi kịch Đau đớn thay! Phận đàn bà... của Thúy Kiều đã hé mở ngay màn đầu của cuộc mua bán này. Trong đoạn thơ trích ta bắt gặp một gã buôn người sỗ sàng, thô bỉ và keo kiệt. Dưới mồi nét bút như có thần của nhà thơ chân dung của gã hiện lên vô cùng sinh động. Đó là một gã đàn ông quá lứa:
“Quá niên trạc ngoại tứ tuần mà vẫn còn trai lơ
Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao
Gã ăn nói cộc cằn.
Hỏi tên, rằng: Mã Giám Sinh
Hỏi quê, rằng: huyện Lâm Thanh cũng gần.
Tính cách bất lương của gà còn lộ rõ trong cái cung cách đi đứng: Trước thầy sau tớ xôn xao đặc biệt hơn là ở một cử chỉ hết sức thô lỗ khi hái được rước vào lầu trang. Đó là:
Ghế trên ngồi tót sỗ sàng.
Trước sau hắn chỉ là một kẻ buôn thịt bán người thô lỗ, vênh váo và đểu 'áng.
Còn gì đau đớn hơn đối với một người tài sắc, hiếu thảo, trắng trong như Thúy Kiều lại rơi vào tay một kẻ như họ Mã với tư cách là một món hàng để mặc hắn đắn đo cân sắc cân tài, hắn ép, hắn thử tài nghệ, nhấc lên rồi đặt xuống, xoay vần đủ kiểu như người ta mua bán một món hàng giữa chẹ. Dầu hành động mua bán ấy được che đậy bằng những lời lè mì miều gii dối: Ràng: Mua đến ngọc Lam Kiều. Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường
Đọc đoạn thơ này ai lại không đau xót cho số phận Thúy Kiều. Lẽ ra cô gái tài sắc này phải được an hưởng hạnh phúc ít ra cũng trong một đời sống vui vầy êm ấm. Thế mà, chỉ vì “Một ngày lạ thói quan nha”. Chính cái xã hội phong kiến suy tàn, một ruồng, đầy đẩy bọn quan lại tham nhũng ấy đã biến nàng thành một món hàng và ném nàng vào dòng xoáy đoạn trường của mười làm năm nổi trôi.
Hơn ai hết, tâm hồn nhạy cảm của Thúy Kiều đã cảm nhận sâu sắc dược cảnh ngộ vừa hổ thẹn vừa nhuốc nhơ, vừa đau đớn vừa túi nhục của mình:
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng
Ngại ngùng đón gió, e sương
Ngừng hoa thẹn bóng, tròng gương mặt dày.
Trong màn kịch lễ vấn danh này, ta thấy Kiều tuy ý thức nỗi nhục nhã VI minh biên thành một món hàng mua bán nên đau xót khóc cho thân phận hãm hiu nhưng hành động bán mình lại là hành động tự nguyện hi sinh cho gia đình. Vì thế nàng phải chấp nhận tất cả hành động như một cái máy, nhất nhất cứ động đánh đàn, làm thơ theo sự đạo diễn của mu mối. Dưới ngòi bút tài tình của nhà thơ Nguyễn Du, Kiều hiện lên câm lặng.
Đúng là lời than của Kiều trước mộ Đạm Tiên hôm nào giờ đây đã trở nên lời kêu thương cho chính số phận của mình:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
Với hai câu thơ ấy, nhà thơ Nguyễn Du đà bắt đầu cuộc đời Thúy Kiều bằng khúc đàn bạc mệnh và ước mơ khúc đàn sầu thảm ấy có ngày sẽ là khúc vui vầy xôn xao, khúc đàn của hạnh phúc trong thời đại khát vọng đó không thể trở thành hiện thực được.
Ngày nay, đọc lại và suy ngẫm hai câu thơ ấy, hiểu được nguyên nhân của bi kịch kia, chúng ta càng thêm nâng niu, trân trọng hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội mới.

Xem thêm >>> Phân tích, cảm nhận đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích"

Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích được nhiều cho quá trình học tập những đoạn trích "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, chúc các bạn học tập tốt <3

shoppe