Đăng ký

ĐÓNG VAI NGƯỜI CHÁU KỂ LẠI CÂU CHUYỆN BẾP LỬA

3,072 từ Kể chuyện

ĐÓNG VAI NGƯỜI CHÁU KỂ LẠI CÂU CHUYỆN BẾP LỬA

      Bếp lửa của Bằng Việt là một áng thơ chất chứa đầy những cảm xúc, tình yêu thương của người cháu đến với bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa. Mời bạn đọc cùng đọc bài Đóng vai người cháu kể lại câu chuyện bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt để hiểu rõ thêm về nhận định trên. 

 Đóng vai người cháu kể lại câu chuyện bếp lửa- CungHocVui

Đóng vai người cháu kể lại câu chuyện bếp lửa.

Hình ảnh bếp lửa và những hồi tưởng về bà

     Trời độ này thời tiết bắt đầu trở lại, từng cơn gió rét căm căm cứ thay nhau ùa về lạnh buốt đến từng làn da thớ thịt. Những gia đình có điều kiện đã bắt đầu mua những chiếc áo bông, những chiếc máy sưởi để giữ ấm bản thân qua khỏi những đợt gió đông đang về. Tôi bất giác nhớ về cái bếp lửa đơn thuần, bình dị của bà, tất cả ký ức từ mơ hồ đến rõ rệt cứ ùa về như thác lũ. Đó là năm 1945 đen tối của cả dân tộc, hơn hai triệu đồng bào ta vì những chính sách vô lý của Đế quốc thực dân mà lâm vào cảnh đói khát rồi từ giã cuộc đời. Miếng ăn bấy giờ là thứ xa xỉ, con người có thể đánh đổi cả mạng sống mình để có được dẫu chỉ là chút thực phẩm con con. 

     Không nằm ngoài dòng chảy ấy, gia đình tôi cũng bị cái đói giăng mắc đến không thể cựa quậy hay vẫy vùng. Cái xe ngựa chòng chành của cha tôi giành kiếm sống qua ngày cũng bị cái đói dai dẳng theo đuổi. Những năm kháng chiến chống Pháp nổ ra, cha mẹ tôi cũng đi theo kháng chiến nên chỉ còn bà là điểm tựa duy nhất của tôi.

      Ký ức của tôi gắn liền với hình ảnh người bà lam lũ, với những thời khắc nhóm lửa đến chảy cả nước mắt. Tám năm trời ròng rã, cái mùi khói cất lên từ bếp lửa khiến người ta chảy cả nước mắt, nước mũi ấy không biết tự bao giờ đã trở thành một phần ký ức của tôi, cứ thế theo bước tôi trên con đường trưởng thành. 

Xem thêm:

Dàn ý phân tích hình ảnh bếp lửa trong bài thơ bếp lửa

Phân tích hình ảnh người bà trong bài thơ bếp lửa

Những kỷ niệm tuổi thơ bên bà và bếp lửa 

      Tôi vẫn nhớ như in dáng vẻ người bà tần tảo dẫu tuổi đã xế chiều nhưng vẫn gắng sức chăm lo cho tôi không thua kém lũ bạn. Bao nhiêu nắng mưa nhọc nhằn đều in hằn lên những nếp nhăn ngày một nhiều, những vết nhăn ấy mang đậm dấu ấn thời gian và cũng là minh chứng cho một đời bà vất vả vì con cháu. Bà chăm lo cho tôi đến từng bữa ăn, giấc ngủ, bà tuy vất vả nhưng luôn mong con cháu sống một đời an yên. Năm ấy đói mòn, đói mỏi, cơn bão của sự nghèo đói kéo đến mang bao mạng người đi xa, ấy vậy mà bà vẫn một tay nuôi tôi trưởng thành.

     Những năm tháng vất vả ấy, cha mẹ tất bật chạy theo kháng chiến, trong căn nhà nhỏ đơn sơ, bình dị có hai bà cháu vẫn vui vẻ nương tựa nhau vượt qua những ngày dài. Bà dạy tôi làm mọi thứ để tôi luyện sự trưởng thành, từ việc nhỏ đến lớn, sau những lời bảo ban, dạy dỗ của bà, đứa trẻ như tôi đã có thể làm thoăn thoắt. Bà còn là một người thầy ân cần dạy tôi chữ nghĩa, từng con chữ, phép tính mà bà dạy đều hằn sâu trong tim tôi như những bài học vỡ lòng. Càng lớn khôn tôi lại càng yêu thương bà da diết, bà dùng tất cả tấm lòng của mình chăm sóc tôi những ngày dài cha mẹ vắng mặt, nhờ sự bao dung của bà mà tôi chưa từng cảm thấy bản thân mình thiếu vắng tình thương. 

     Thế rồi cái làng nhỏ vốn bình yên của tôi cũng không thoát khỏi sự hung tàn của giặc. Năm đó giặc kéo vào đốt từng căn nhà mái vách nhỏ bé hóa thành tro bụi. Tài sản của những người nông dân chân chất cả đời chắt chiu, dành dụm kia cũng hóa thành hư không. Cái làng nhỏ của tôi vốn nghèo khó nay lại càng chồng chất thê lương, tôi cùng bà đứng nhìn căn nhà dung chứa cả tuổi thơ tôi lụi tàn dưới ngọn lửa hung ác.

      Càng căm hận, uất ức lũ cướp nước kia bao nhiêu, tôi càng đau xót, đớn đau trước tình cảnh của hai bà cháu bấy nhiêu. Hình ảnh ngọn lửa nuốt chửng cả mấy mươi căn nhà mái vách nghèo trước tiếng oán than của những kiếp đời khốn khó ngày ấy vẫn còn hiện hữu trong tiềm thức, ám ảnh tôi đến tận những năm tháng trưởng thành. 

     Căn nhà trước kia được thay bằng túp lều tranh tạm bợ, hàng xóm bốn phương cũng trở về lầm lụi, tôi thấy ở dáng vẻ mỗi người đều mang theo mình những nét trầm tư. Tôi mang trong mình suy nghĩ sẽ viết thư nói tình hình hiện tại, mong cha mẹ sớm trở về quê hương.

 Đóng vai người cháu kể lại câu chuyện bếp lửa- CungHocVui

Đóng vai người cháu kể lại câu chuyện bếp lửa

      Như đọc được những suy nghĩ trong lòng tôi, bà bảo tôi viết thư chớ kể này kể nọ. Dẫu bà đã mất đi tất cả nhưng vẫn một lòng hướng về con cháu, bà dặn tôi bất luận thế nào cũng phải bảo gia đình bình yên, tôi và bà đều đang sống tốt. Bà sợ bố lo lắng cho gia đình, bà muốn bố dành trọn tâm trí để giúp đỡ quê hương.

     Sớm rồi lại chiều cái bếp lửa trong túp lều tranh tạm bợ vẫn lấp lánh những ngọn lửa hồng. Bà nhen bếp lửa cũng như nhen nhóm niềm tin hòa bình trong bà. Sáng, trưa, chiều, tối, những ánh lửa hồng chưa bao giờ ngơi. Bếp lửa bình dị nhưng lại dung chứa trong ấy tình làng nghĩa xóm sâu nặng, tình quân dân đậm đà và dung chứa cả một khoảng trời đẹp đẽ tuổi thơ tôi. Cuộc đời bà lận đận là thế, đến tuổi xế chiều vẫn gồng gánh lên mình biết mấy nắng mưa. Tôi đã quen với hình ảnh người bà thức dậy khi thế gian còn đang say giấc để giữ bếp lửa kia luôn luôn ấm hồng.

Những suy ngẫm của người cháu về bà và bếp lửa

     Bếp lửa luộc những củ khoai, củ sắn tuy dân dã nhưng lại nuôi tôi đến ngày lớn khôn. Cũng chính nhờ bếp lửa ấy, cái tình làng xóm của những người nông dân chân chất, dân dã cũng càng vẹn tròn hơn. Từ những tháng ngày chinh chiến đau thương chia nhau từng củ khoai, củ sắn đến tận khi đất nước hòa bình, kiến thiết, dân tộc ta được nếm trọn hương vị của xôi, gạo thơm nồng.

      Tôi vẫn nhớ những ngày tháng dân tộc ta xem gạo vẫn là món ăn xa xỉ, cắn vội một miếng khoai sắn rồi lại chạy đi lo việc đồng áng. Những củ khoai được nhét vội vào tay những chiến sĩ bộ đội những ngày hành quân gian khổ lại tiếp thêm tinh thần dân tộc cho những anh hùng bảo vệ từng tấc đất quê hương. 

      Ngọn lửa cháy âm ỉ kia dung chứa hết những điều đẹp đẽ nhất, tươi đẹp nhất, còn dung chứa cả những tâm tình tuổi nhỏ trong tôi. Bao vui, buồn, nắng, mưa đều được hiện hữu bằng hình ảnh người bà, bằng hình ảnh chiếc bếp lửa thấm đượm tình thương.

      Thứ mà bà nhen nhóm không đơn thuần là một ngọn lửa mà còn là niềm vui, niềm yêu thương chân thành đến con cháu và cả những người xung quanh. Bếp lửa cứ thế chưa bao giờ lụi tàn bởi luôn được bà tiếp thêm lửa cũng là tiếp thêm niềm tin cho tương lai tươi sáng mai này. Bếp lửa giản dị nhưng trong tôi lại quá đỗi thiêng liêng cao đẹp..

Xem thêm:

Nghị luận văn học: bếp lửa sưởi ấm một đời bàn luận về bài thơ bếp lửa

Niềm thương nhớ về ký ức tuổi thơ đẹp đẽ cùng bếp lửa 

     Giờ đây guồng quay cuộc sống cứ thế luân chuyển, tôi đang sống ở xã hội với đầy rẫy những tiện nghi, đó có thể là những bếp gas, bếp từ nhưng hình ảnh bếp lửa trong tôi vẫn thật thiêng liêng. Đất nước ta thoát khỏi xiềng xích nô lệ, cứ thế tiến lên phát triển từng ngày, những ngày tháng đau thương trong quá khứ lùi về sau để niềm vui ngập tràn trăm ngả.

      Thế nhưng một câu hỏi vẫn luôn hiển hiện trong đầu tôi rằng: “Sớm mai này, bà đã nhóm bếp lên chưa”. Tôi muốn những giá trị đẹp đẽ của tuổi thơ chẳng mãi mãi nằm lại vô tri trong ký ức mà phải luôn hiện hữu lưu truyền lại đến muôn đời sau.