"Đời thừa" là một bước đi của Nam Cao về hướng cách mạng
Đề bài
Đề bài: GS. Hoàng Như Mai nhận định: "Đời thừa" là một bước đi của Nam Cao về hướng cách mạng, một tiếng gọi bạn của Nam Cao đến với các nhà văn có thiện chí. Anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên.
Hướng dẫn giải
DÀN Ý
1. Giải thích
- Học sinh có thể giải thích tiêu đề "Đời thừa" là cuộc đời hoàn toàn vô ích, không ai cần tới, cuộc đời phải bỏ đi cho xã hội khỏi vướng bận.
- " Đời thừa" là một bước đi của Nam Cao về hướng cách mạng, đây là cách nhìn mới của nhà văn, giới nào cũng có thể "thừa" ngay cả giới văn nghệ sĩ chân chính khi gặp khó khăn. Nguyên do không những ở xã hội mà ngay ý thức trách nhiệm cá nhân là chính.
- Những nhà văn có thiện chí sẽ đồng tình với Nam Cao khi tác giả đưa ra hướng đi cho giới vãn nghệ sĩ.
2. Bình
- Sự tha hóa của những con người bị bần cùng hóa là một quy luật khá phổ biến từ tầng lớp dưới đến giới trí thức văn nghệ sĩ.
- Sự tha hóa ở giới văn nghệ sĩ là một sự việc rất nghiêm trọng vì họ có trí tuệ, có ý thức, có trách nhiệm với xã hội: Văn sĩ Hộ đã là nhà văn, lại là nhà văn chân chính, là một trí thức, là một nhà cầm bút có lí tưởng, là người có nghĩa vụ vạch đường chỉ lối cho xã hội, thế mà vì chén cơm manh áo, Hộ đã bị tha hóa.
- Sự tha hóa của giới văn nghệ sĩ có tác hại lâu dài và nặng nề vì nó gieo nọc độc vào xã hội, củng cố cho một xã hội thối nát mà lý ra người nghệ sĩ có quyền không làm - Hộ đã viết những tác phẩm mà trước đây anh cho là sỉ nhục.
3. Luận
- Tác giả khinh bỉ những người cầm bút vô trách nhiệm, chỉ biết lợi nhuận.
- Căm ghét những kẻ bất tài mà ba hoa khoác lác, không thấy thực hình, tự cao tự hào nghĩ mình sẽ có những tác phẩm bất hủ làm kinh thiên động địa, khinh chê người khác.
- Tác giả kêu gọi mọi người sống trung thực, phải chính là mình. Tránh cẩu thả vô trách nhiệm vì chạy theo đồng tiền nhưng cũng không được huyễn hoặc mình, phải cố gắng trong tài sức của chính mình để làm ích cho đời dù là những việc cỏn con chứ không nói suông, hứa hão.
- Tác giả lột trần chân tướng của các loại nhà văn phổ biến đương thời trước dư luận nhân dân để nhân dân thức tỉnh không bị mê hoặc, không bị họ làm cho ngu muội mà nhận chân những giá trị đang phát triển dù rất bé nhỏ.