Dàn ý Phân tích hình tượng người nông dân nghĩa sĩ mộc mạc, chất phác nhưng nghĩa khí, dũng cảm trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Đề bài
Đề bài: Qua bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, em hãy phân tích hình tượng người nông dân nghĩa sĩ mộc mạc, chất phác nhưng nghĩa khí, dũng cảm lần đầu tiên xuất hiện trong một tác phẩm văn học
Hướng dẫn giải
-Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Đình Chiểu: “Một vì sao có ánh sáng khác thường phải chăm chú nhìn mới thấy và càng nhìn càng thấy sáng” (Phạm Văn Đồng)
-Tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: Tác phẩm làm nổi bật hình tượng người nông dân nghĩa sĩ mộc mạc, chất phác nhưng nghĩa khí, dũng cảm lần đầu tiên xuất hiện trong một tác phẩm văn học
1.Hình tượng những người nông dân nghĩa sĩ mộc mạc, chất phác
- Nguồn gốc xuất thân:
Từ nông dân nghèo khổ, những dân ấp, dân lân (những người bỏ quê đến khai khẩn đất mới để kiếm sống)
+ “ cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó ”: hoàn cảnh sống cô đơn, thiếu người nương tựa, âm thầm lặng lẽ lao động mà vẫn nghèo khó suốt đời
+ NT tương phản: chưa quen >< chỉ biết, vốn quen >< chưa biết.
⇒ Nguyễn Đình Chiểu nhấn mạnh việc quen (đồng ruộng) và chưa quen (chiến trận, quân sự) của những người nông dân Nam Bộ để tạo sự đối lập tầm vóc anh hùng trong đoạn sau.
⇒ Những người nông dân nghĩa sĩ họ chỉ là những người nghèo khó và lương thiện, chính hoàn cảnh đã buộc họ phải đứng lên trở thành những người chiến sĩ và cuối cùng là “nghĩa sĩ”
- Lòng yêu nước của những người nong dân nghĩa sĩ cũng mộc mạc
+ Khi TD Pháp xâm lược người nông dân cảm thấy: Ban đầu lo sợ ⇒ trông chờ tin quan ⇒ ghét ⇒ căm thù ⇒ đứng lên chống lại.
+ Vốn là những người nông dân nghèo khó không biết đến việc binh đao, họ lo sợ là chuyện bình thường
+ Sự chờ đợi “quan”: như “trời hạn trông mưa”
+ Thái độ đối với giặc: “ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”, “muốn tới ăn gan”, “muốn ra cắn cổ” ⇒ Thái độ căm ghét, căm thù đến tột độ được diễn tả bằng những hình ảnh cường điệu mạnh mẽ mà chân thực
- Nhận thức về tổ quốc: Họ không dung tha những kẻ thù lừa dối, bịp bợm ⇒ họ chiến đấu một cách tự nguyện: “nào đợi đòi ai bắt…”
⇒ Diễn biến tâm trạng người nông dân, sự chuyển hóa phi thường trong thái độ, chính lòng yêu nước và niềm căm thù giặc, cộng với sự thờ ơ thiếu trách nhiệm của “quan” đã khiến họ tự giác, tự nguyện đứng lên chiến đấu
2.Tuy mộc mạc, chất phác nhưng ở họ vẫn sáng ngời nghĩa khí, dũng cảm
-Những người nông dân nghĩa sĩ sáng ngời tinh thần dũng cảm chiến đấu hi sinh
+ Tinh thần chiến đấu tuyệt vời: Vốn không phải lính diễn binh, chỉ là đân ấp dân lân mà “mến nghĩa làm quân chiêu mộ”
+ Quân trang rất thô sơ: một manh áo vải, ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, rơm con cúi đã đi vào lịch sử ⇒ làm rõ nét hơn sự anh dũng của những người nông dân nghĩa sĩ
+ Lập được những chiến công đáng tự hào: “ đốt xong nhà dạy đạo”, “ chém rớt đầu quan hai nọ”
+“đạp rào”, “xô cửa”, “liều mình”, “đâm ngang”, “chém ngược”…: động từ mạnh chỉ hành động mạnh mẽ với mật độ cao nhịp độ khẩn trương sôi nổi
+ Sử dụng các động từ chéo “ đâm ngang, chém ngược” → làm tăng thêm sự quyết liệt của trận đánh.
⇒ Tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân nghĩa sĩ đánh giặc cứu nước.
- Những người nông dân nghĩa sĩ đi vào lịch sử bởi dự anh dũng hi sinh
+ “xác phàm vội bỏ”, “da ngựa bọc thây”: cách nói tránh sự hi sinh của những ifn nghĩa sĩ
+ Chính họ, những người tự nguyện chiến đấu với những vũ khí thô sơ nay lại hi sinh anh dũng trên chiến trường để lại niềm tiếc thương nhưng tự hào cho người ở lại
⇒ Hình tượng những người nông dân nghĩa sĩ với sự chiến đấu và hi sinh sanh dũng xứng đáng đi vào sử sách
-Khằng định lại vấn đề: Trong khoảng một nghìn năm của văn học trung đại Việt Nam, chưa bao giờ người nông dân đi vào tác phẩm văn học với vai trò của những người anh hùng như thế
-Liên hệ cảm nhận bản thân