Đăng ký

Dàn ý Nghị luận xã hội về căn bệnh vô cảm

1,066 từ Văn mẫu
Đề bài

Đề bài: Nghị luận xã hội về căn bệnh vô cảm

Hướng dẫn giải

-Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: Trong cuộc sống hiện nay tồn tại nhiều căn bệnh nguy hiểm mà cách chữa chỉ có một, đó chính là sự thay đổi suy nghĩ từ chính bản thân mỗi người.

-Nêu vấn đề cần nghị luận đặt ra ở đề bài: Bệnh vô cảm chính là một trong những căn bệnh nguy hiểm đang ngày càng phổ biến trong xã hội hiện nay.

1.Giải thích khái niệm đưa ra trong đề bài:

+ “Vô cảm”: “Vô” (tức “không”), “cảm” (tình cảm, cảm xúc), “vô cảm” có thể hiểu là không có tình cảm, cảm xúc ⇒ căn bệnh này có thê hiểu là sự thờ ơ, không quan tâm đến những sự vật, sự việc xung quanh mình.

2.Trình bày thực trạng, biểu hiện của căn bệnh vô cảm trong cuộc sống: ngày càng phổ biến, lan rộng trong xã hội (kết hợp lồng các dẫn chứng trong quá trình phân tích):

+ Thờ ơ, vô cảm với những hiện tượng trái đạo lí, những hiện tượng tiêu cực trong xã hội: Hiện tượng livestream trên mạng xã hội (hiện tượng học sinh cấp 2 tại Hải Dương), bắt gặp hiện tượng trộm cắp thì im lặng, học sinh thấy các hiện tượng tiêu cực như coi cóp, bạo lực học đường thì coi như không biết …

+ Thờ ơ, vô cảm với những nỗi buồn, nỗi đau của chính những người đồng bào: Gặp người tai nạn bị tai nạn giao thông xúm vào bàn bạc, quay phim, chụp ảnh. Bỏ qua những lời kêu gọi giúp đỡ của đồng bào miền Trung bão lũ,…

+ Thờ ơ, vô cảm với những vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước: Thờ ơ với những cảnh đẹp quê hương, thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh tại các điểm du lịch…

+ Thờ ơ, vô cảm với chính cuộc sống của bản thân mình: Hiện tượng học sinh đi học muộn, không chú ý học tập. Hiện tượng sinh viên thức rất khuya sử dụng smartphone, thể hiện sự thờ cơ với chính sức khỏe của bản thân…

3.Phân tích nguyên nhân:

+ Sự phát triển nhanh chóng của cuộc sống khiến con người phải sống nhanh hơn, không còn thời gian để ý tới những gì xung quanh

+ Sự bùng nổ mạnh mẽ của những thiết bị thông minh dẫn đến sự ra đời của các trang mạng xã hội ⇒ con người ngày càng ít giao tiếp trong đời thực

+ Sự chiều chuộng, chăm sóc, bao bọc quá kĩ lưỡng cha mẹ đối với con cái ⇒ coi mình là trung tâm, không để ý đến điều gì khác nữa

+ Sự ích kỉ của chính bản thân mỗi người

4.Bình luận về tác hại của hiện tượng:

+ Hậu quả vô cùng to lớn: con người mất đi những chỗ dựa mỗi lúc khó khăn, xã hội tràn đầy những điều xấu, điều ác

+ Xa hơn, con người đánh mất đi những giá trị người tốt đẹp của dân tộc, ảnh hưởng, làm lệch lạc những suy nghĩ của thế hệ tương lai.

5.Đề xuất các giải pháp phù hợp:

+ Lên án, phê phấn những hành vi tiêu cực, thờ ơ vô cảm đối với đời sống xung quanh

+ Hạn chế phụ thuộc vào các thiết bị thông minh, thế giới ảo…

+ Rèn luyện lối sống lành mạnh: Yêu thương, quan tâm, giúp đỡ mọi người…

+ Tăng cường thực hành, trải nghiệm thực tiễn trong các môn học: Đạo đức, giáo dục công dân để học sinh học cách yêu thương, chia sẻ

6.Liên hệ bản thân:

Cần lưu ý liên hệ những hành vi, biểu hiện của căn bệnh vô cảm trong chính môi trường học đường để hiểu và tránh

-Khẳng định lại về hiện tượng đời sống đã bàn luận: Vô cảm là căn bệnh nguy hiểm, để lại hậu quả nghiêm trọng mà mỗi người cần tránh

-Lời nhắn gửi đến tất cả mọi người: Mọi người cần chung tay đẩy lùi căn bệnh này.

shoppe