Dàn ý cảm nhận Trao duyên truyện Kiều chi tiết, hay- CungHocVui
Dàn ý cảm nhận trao duyên chi tiết nhất
Nguyễn Du - Đại thi hào vĩ đại của dân tộc cùng tác phẩm bất hủ Truyện Kiều. Cùng tìm hiểu dàn ý cảm nhận Trao Duyên - Đoạn trích đặc sắc trong tác phẩm để thấu hiểu sự đấu tranh mãnh liệt trong tâm trí của nàng Thúy Kiều khi đứng trên bờ vực giữa một bên là chữ Hiếu, bên còn lại là chữ Tình.
Dàn ý cảm nhận Trao duyên chi tiết, hay nhất
Mở bài dàn ý cảm nhận trao duyên: Khái quát và giới thiệu chung
- Giới thiệu chung về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều
- Giới thiệu về đoạn trích Trao duyên (vị trí, ý nghĩa chung, bối cảnh,..)
Xem thêm:
Bài cảm nhận 14 câu giữa bài trao duyên
Phân tích 18 câu đầu bài trao duyên
Thân bài: Phân tích và cảm nhận trao duyên
a. Lời nhờ cậy trao gởi tình duyên của Thúy Kiều (12 câu thơ đầu)
* Bốn câu đầu: Lời nhờ cậy Kiều với Thúy Vân
- Sử dụng hàng loạt từ ngữ thể hiện sự nhún nhường, nhờ vả “cậy”, “chịu” trong lời nói và “lạy”, “thưa” trong hành động => Lời nhờ cậy của Thúy Kiều tha thiết, mang hàm ý cầu xin
- “Cậy" không chỉ thể hiện sự khẩn cầu thiết tha mà còn mang cả tình cảm chị em thân tình, tạo ra sức nặng trong lời nhờ vả
=> Kiều dù là kẻ mang ơn nhưng vẫn thể hiện sự sắc sảo, khôn khéo và tế nhị của một người con gái.
Xem thêm:
Phân tích 14 câu đầu bài trao duyên
Phân tích tâm trạng Thúy Kiều khi trao duyên
* Tám câu tiếp: Thúy Kiều thuyết phục Thúy Vân
- 4 câu thơ đầu là chuỗi hồi ức Thúy Kiều thổn thức kể về mối tình với Kim Trọng
+ “Quạt ước”, “chén thề” tượng trưng cho tình cảm sắt son cùng những kỉ niệm tình yêu của hai người.
- 4 câu thơ sau là sự giải bày lý do Kiều muốn trao duyên
+ Hoàn cảnh, biến cố gia đình đẩy Kiều đến con đường từ bỏ tình yêu để một phận làm tròn chữ hiếu
+ Mong muốn Thúy Vân thấu hiểu cho lời thỉnh cầu, vì Vân còn trẻ, còn tương lai.
b. Cảnh trao kỉ vật và dặn dò của Thúy Kiều và Thúy Vân (cảm nhận Trao duyên -14 câu thơ tiếp theo)
Thúy Kiều trao cho Thúy Vân kỷ vật và dặn dò em
* Sáu câu đầu: Thúy Kiều trao kỉ vật tình yêu của mình
- Những kỉ vật “chiếc vành”, “bức tờ mây”, “phím đàn”, “mảnh hương nguyền” là minh chứng mạnh mẽ cho một đoạn tình cảm sâu nặng.
- Xuất hiện sự mâu thuẫn trong lòng: Hiện thực cùng lý trí muốn trao đi đoạn tình cảm này nhưng con tim lại chần chừ, đau đớn
* Tám câu thơ tiếp: Lời dặn dò của Kiều đến em gái
- Dự cảm về sự úa tàn của cuộc đời mình: “hiu hiu gió”, “nát thân bồ liễu”, “dạ đài”
=> Khắc họa sâu sắc sự tuyệt vọng của Kiều cùng tấm lòng son sắt thủy chung của nàng.
Xem thêm:
Phân tích 14 câu giữa bài Trao duyên của truyện Kiều
Dàn ý phân tích 14 câu giữa bài Trao Duyên
c. Thực tại xót xa và nỗi thống khổ của Kiều (tám câu thơ cuối)
- Dù bản thân cũng chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh nhưng Kiều vẫn luôn nghĩ mình là người phụ Kim
- Tiếng gọi Kim Trọng tha thiết, nghẹn ngào, đau đớn. Âm sắc cả đoạn thơ như lời khóc thương não nề của Kiều cho số phận của mình.
=> Kiều đã chọn gạt nỗi đau của mình sang một bên để nghĩ cho mọi người.
d. Nghệ thuật khi cảm nhận Trao duyên
- Thể thơ lục bát sáng tạo
- Đan xen chất liệu thành ngữ dân gian
Xem thêm:
Thuyết minh Trao duyên truyện Kiều
Kết bài - Cảm nhận Trao Duyên qua phương diện nội dung và nghệ thuật
- Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của đoạn trích Trao duyên.
Trên đây là dàn ý cảm nhận Trao Duyên chi tiết và đầy đủ nhất về cả mặt nội dung lẫn nghệ thuật. Qua dàn ý này bạn có thể hoàn thành bài văn cảm nhận chi tiết một cách dễ dàng, đủ ý và đạt được kết quả học tập tốt nhất.
Đừng quên theo dõi các bài viết soạn văn, văn mẫu khác trên CungHocVui nhé!