Đăng ký

Chuyên đề về máu và các thành phần của máu trong cơ thể sống

Chuyên đề về máu và các thành phần của máu trong cơ thể sống

Bài học hôm nay chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu các thành phần quan trọng cấu tạo nên phân tử máu trong cơ thể sinh học. Những tác động của phân tử máu này là gì và có ý nghĩa như thế nào đối với quá trình sống của chúng ta, mình cùng nhau tìm hiểu nhé!

I. Lý thuyết chung về máu

    1. Máu là gì?

Máu không phải là một cơ quan cụ thể nào trong cơ thể mà được định nghĩa là các tế bào mô lỏng, có cấu trúc di động và luân chuyển khắp nơi tới các cơ quan nội tạng của cơ thể. Quá trình lưu thông diễn ra thông qua động mạch và tĩnh mạch. Một phân tử máu cơ bản được cấu tạo từ hồng cầu, bach cầu, tiểu cầu và huyết tương.

máu và các thành phần máu

Mới nhất:

    2. Các thành phần của máu

Các cấu phần quan trọng tạo nên máu như định nghĩa trên là các tế bào hồng cầu, bạch cầu, huyết tương và tiểu cầu. Bây giờ chúng ta cùng nhau tìm hiểu về định nghĩa và các chức năng của các thành phần này nhé:

  • Hồng cầu là gì?

Hồng cầu là các huyết sắc tố lỏng có màu đỏ và chiếm một tỷ lệ lớn nhất so với các thành phần khác của máu. Hồng cầu có vai trò vô cùng quan trọng giúp hỗ trợ vận chuyển khí oxi từ cơ quan hô hấp tới các cơ quan khác trong cơ thể nhằm đảm bảo quá trình hoạt động bình thường cho các cơ quan đó, bên cạnh hồng cầu cũng đảm nhiệm vận chuyển khí CO2 được thải ra từ các cơ quan tới các bộ phận đào thải (trở về phổi). Hồng cầu được sinh ra ở tủy xương và quá trình sinh sản hồng cầu diễn ra liên tục nhằm đảm bảo lưu lượng cần thiết cũng như bù đắp lượng hồng cầu đã mất trong cơ thể. Vòng đời của một hồng cầu là 120 ngày.

  • Bạch cầu là gì?

Bạch cầu cũng có vai trò rất qquan trọng nhằm giúp cho cơ thể tránh khỏi những tác nhân xấu gây hại cho cơ thể. Vòng đời của một bạch cầu kéo dài từ một tuần đến vài tháng và có nhiều loại bạch cầu khác nhau. Loại thực bào có tác dụng ăn các vật thể lạ hay các chất được cho là gây hại và mang yếu tố mầm mống gây bệnh cho cơ thể. Sau lần đầu tiên tế bào bạch cầu hình thành chức năng ghi nhớ từ quá trình giải mã và có khả năng phát hiện nhanh hơn và chính xác hơn vào các lần sau. Bạch cầu cũng được sản sinh tại tủy xương.

  • Huyết tương là gì?

Về mặt vật lý ta có thể quan sát huyết tương có màu vàng nhẹ và cấu tạo chủ yếu từ nước, bên cạnh đó là sự kết hợp của số ít các chất như mỡ, đạm, muối khoáng, vitamin, men vi sinh,...

Lưu ý: sau bữa ăn huyết thương thường bị chuyển sang màu vàng đục do bị lẫn tạp chất đó và sau đó trở lại màu vàng trong sau vài giờ. Huyết tương có màu vàng đục không thể sử dụng để truyền cho người bệnh được và có khả năng gây sốc và một số kích ứng khác.

  • Tiểu cầu là gì?

Tiểu cầu đúng như cái tên là các tế bào rất nhỏ, chức năng chính của tiểu cầu chính là cầm máu và bịt các vết thương hở ở thành mạch máu. Vòng đời của tiểu cầu khá ngắn chỉ từ 7 - 10 ngày, và được sinh sản tại tủy xương.

Xem thêm: Máu và môi trường trong cơ thể

II. Vai trò của máu

Máu có vai trò rất quan trọng giúp điều hào cơ thể và đảm bảo quá trình hoạt động bình thường của các cơ quan.

  • Đối vợi hệ hố hấp: Các tế bào hồng cầu có tác dụng vận chuyển sản phẩm khí oxi từ phổi tới các cơ quan và vận chuyển khí cacbondioxit từ cơ quan trở lại phổi để đào thải ra ngoài.
  • Đối với quá trình vận chuyển: Ngoài không khsi máu còn giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể phân bổ đều tới các cơ quan để giúp quá trình hoạt động của con người diễn ra bình thường. Bên cạnh đó phục vụ cho quá trình bài tiết.
  • Giúp điều hòa hoạt động của cơ quan và cơ thể: từ các hoocmon trong máu.
  • Giúp điều hòa thân nhiệt.
  • Bảo vệ cơ thể khỏi các vật lạ và vi khuẩn xâm nhập.

Đây là một bài học quan trọng trong chương trình Sinh học lớp 8. Cùng học vui còn rất nhiều bài học thú vị đang chờ các bạn cùng khám phá đó. Cảm ơn sự quan tâm và chúc các bạn đạt được điểm số cao!

shoppe