Cảm nhận của em về đoạn trích Hai cây phong của Ai - ma - tốp
Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn trích Hai cây phong, trích Người thầy đầu tiên của Ai-ma-tốp
Bài làm
“Người thầy đầu tiên”là tác phẩm xuất sắc của Ai-ma-tốp, nhà văn xứ Cư- rơ-gư-xtan của nước Cộng hòa ở vùng Trung Á thuộc Liên Xô trước đây.’’Hai cây phong” là phần đầu của truyện gợi tả cảnh sắc làng Kur-ku-rêu, hồi tưởng lại những kỉ niệm êm đềm về hai cây phong của chốn quê dào dạt tâm hồn đứa con đi xa về thăm nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Trích đoạn này đã thể hiện một cách đằm thắm, thiết tha tình yêu cố hương, biểu lộ lòng biết ơn người thầy đầu tiên đã trồng cây và trồng người nơi thảo nguyên hoang vu mênh mông.
Phần đầu trích đoạn nói về cảnh sắc chốn thân yêu của nhân vật “tôi” - họa sĩ, sau những năm tháng đi xa trở về thăm làng. Nhũng tiếng: “Làng Kur-ku-rêu chúng tôi”..."phía trên cất lên thật gợi cảm, đầm ấm và mến thương biết bao! Làng ở chân một cao nguyên. Cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, bao la. Có cánh thảo nguyên Ca-dắc-xtan "mênh mông". Có khe nước “ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống", có rặng núi Đen và con đường sắt "băng qua đồng bằng chạy tít đến tận chân trời phía làng tôi”. Cảnh sắc quê hương được cảm nhận bằng những hình ảnh đường nét đậm nhạt, cao thấp, gần xa làm hiện lên một không gian nghệ thuật rất đẹp với bao yêu mến tự hào của một đứa con đối với cố hương, của một họa sĩ tài hoa trước thiên nhiên kì thú. Sau câu chữ là bao cảm xúc dâng trào, với bao bồi hồi thương nhớ.
Nhớ làng Kur-ku-rêu đối với đứa con xa quê trở về là nhớ hai cây phong trên đồi Cao ở đầu làng. Họa sĩ biết hai cây phong “từ thuở bắt đầu biết mình”, một sự gắn bó thiết tha với cả một đời người. Hai cây phong lớn "như những ngọn hải đăng dặt trên núi” từng gây ấn tượng đối với bất cứ ai, dù ‘Ai từ phía nào" đến thăm làng Kur-ku rêu. Riêng đối với họa sĩ, mỗi lần về thăm quê nhà đã “từ xa đưa mắt tìm hai cây phong thân thuộc ấy" và tự coi đó là "bổn phận đầu tiên" của mình. Với họa sĩ, tình yêu quê hương đã chan hòa, đã gắn bó với tình thương nhớ hai cây phong lớn đầu làng.
Nhớ hai cây phong đối với họa sĩ là nhớ “với một nỗi buồn da diết"; nên càng về gần tới làng lại càng nhớ. Đứa con li hương tự hỏi thầm lòng mình: ‘Ta sắp được thấy chúng chưa, hai cây phong sinh đôi ấy? Mong sao chóng về tới làng. chóng lên đồi mà đến với hai cây phong!". Và hạnh phúc biết bao đối với dứa con xa quê lâu ngày mới trở về, được "đứng dưới gốc cây dể nghe mãi tiếng reo cho đến khi say sưa ngây ngất".
Nhớ cây phong đối với khách tha hương là nhớ “tiếng nói riêng”, “tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu"của nó. Nhớ cây phong là nhớ dáng hình của nó, nhớ thân cây "nghiêng ngả", nhớ âm thanh "rì rào"của lạ cành "lay động" cả ban ngày hay ban đêm. Ai-ma-tốp đã sáng tạo nên hàng loạt ẩn dụ, so sánh và nhân hóa để gợi tả và biểu cảm về “tiếng nói riêng", "tâm hồn riêng” của hai cây phong quê nhà: "như một làn sóng thủy triều dâng lên, vỗ vào bãi cát”, "như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm chuyền qua lá cành, như một đốm lửa vô hình”... Có lúc hai cây phong tưởng như đang trầm tư “bỗng im bặt một thoáng” rồi "lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào".,. Nếu cây tre, luỹ tre làng ta, trong "Bão bùng thân học lấy thân - Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm" (Nguyễn Duy), thì cây phong làng Kur-ku-rêu, cây phong thảo nguyên trong mây đen và bão dông bị “xô gãy cành, tỉa trụi lá", nó vẫn "dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực”. Hai cây phong có một sức sống vô cùng mãnh liệt, biểu tượng cho bao phẩm chất tốt đẹp của con người quê hương, con người thảo nguyên.
Xem thêm Soạn bài Hai cây phong
Đây là một đoạn văn hay nhất, giàu hình tương và biểu cảm nhất nói về hai cây phong, thể hiện một sự tưởng tượng kì diệu, phong phú, với tất cả tình yêu nồng hậu đối với hoa cỏ, cây lá; một đoạn vàn đáng học thuộc, đáng nhớ:
... ‘Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây, nhưng hai cây phong này khác hẳn... vờ reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực”.
Họa sĩ yêu hai cây phong quê nhà với tất cả tấm lòng và tình nghĩa thủy chung, như ông đã tâm sự: ‘Tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy, bên cạnh chúng như một mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh”. “Mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh” ấy là tâm hồn tuổi thơ vô cùng trong sáng. Kí ức tuổi thơ về hai cây phong quê nhà
Phần hai trích đoạn "Hai cây phong”, tác giả kết hợp tự sự với miêu tả, nhắc lại kỉ niệm tuổi thơ êm đềm. Hoài niệm tuổi thơ về quê hương bao giờ cũng; đằm thắm, thiết tha. Với con người Việt Nam chúng ta, mỗi lần đi xa nhớ quê là nhớ hương vị đậm đà "nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương”, là nhớ con đò, cánh diều biếc, nhớ cây đa, giếng nước, sân đình, là nhớ dòng sông quê mẹ với bao kỉ niệm một thời thơ bé:
“Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy.
Bầy chim non bơi lội trên sông
Tôi đưa tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ...”
(Nhớ con sông quê hương’ - Tế Hanh)
Nhân vật họa sĩ nhớ quê hương, nhớ làng Kur-ku-rêu là nhớ kỉ niệm tuổi thơ với cây phong thân thương. Không bao giờ có thể quên được "buổi học cuối cùng” năm ấy, trước khi bắt đầu nghỉ hè. Bọn con trai nghịch ngợm và hồn nhiên ‘reo hò, huýt còi ấm ĩ” chạy lên đồi... Hai cây phong như những người bạn thân tình mở lòng đón tiếp "nghiêng ngả đung dưa như muôn chào mời... đến với bóng râm mát rượi và tiếng xào xạc dịu hiền”. "Lũ nhóc con đi chân đất” trèo lên hai cây phong "làm chấn động cả vương quốc loài chim”. Trên ngọn cây phong "những cành cao ngất”, bọn trẻ nhỏ làng Kur-ku-rêu vô cùng sung sướng ngắm nhìn cảnh vật gần xa, chúng tưởng như "có một phép thần thông nào vụt mở ra trước mắt... cả một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng”.
Cây phong đã mở rộng tầm mắt, làm sáng lên tâm hồn tuổi thơ, làm cho lũ trẻ “sừng sốt tất cả đều "nín thở ngồi lặng im ... phóng tầm mắt về bốn phía chân trời. Bức tranh quê hương hiển hiện, như mở rộng, như vẫy gọi. Chuồng ngựa của nông trang, dải thảo nguyên hoang vu, "xa thẳm biêng biếc”. Những dòng sông xa lạ “lấp lánh tận chân trời như những sợi chỉ bạc mỏng manh”. Lũ trẻ "lặng nghe tiếng gió ảo huyền”, tiếng "thì thầm to nhỏ” của "lá cây đáp lại lời gió”. Chúng nghĩ vể những miền đất lạ nơi chân trời xa xôi, vể bầu trời, những đám mây, những đồng cỏ, sông ngòi, "những miền đất bí ẩn đầy sức quyến rũ lẩn sau chân trời xa thẳm biêng biếc kia”. Cậu bé - hoạ sĩ tương lai vô cùng xúc động "lắng nghe tiếng hai cây phong rì rào, tim đập rộn ràng vì thảng thốt và vui sướng”...; lòng mơ tưởng và "cố hình dung ra những miền xa lạ kia...”. Hai cây phong trên đồi quê không chỉ mở rộng tầm mắt mà còn nâng cánh ước mơ cho những em bé làng Kur-ku-rểu bay tới những chân trời xa xôi tươi sáng... Sau này, khi đã trưởng thành, nhân vật họa sĩ mới tự hỏi lòng mình - điều mà thuở ấu thơ chưa hể nghĩ đến: "Ai là người đã trồng hai cây phong trên đồi này? Người vô danh ấy dã ước mơ gì, đã nói những gì khi vùi hai gốc cây xuống đất, người ấy đem ấp ủ những niềm hi vọng gì khi vun xới chúng nơi đây, trên đỉnh đồi cao này?”. Tuổi thơ non nớt cũng khỏng hiểu vì sao quả đồi có hai cây phong ấy, bà con làng mình gọi là ‘Trường Đuy-sen”... Tình cảm "ăn quả nhớ người trồng cây” đã được Ai-ma-tốp diễn tả một cách tinh tế, sâu lắng, đầy chất thơ. Phần sau truyện "Người thầy đầu tiên” đã nói rõ những tình cảm, tư tưởng tốt đẹp đó.
Trích đoạn Hai cây phong là trang văn chứa chan thi vị đã thể hiện một cách sâu sắc tình yêu quê hương, tình yêu cây cỏ, cảnh sắc thiên nhiên quê nhà.
Những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ, và lòng biết ơn người thầy đầu tiên cúa đời mình, của quê hương mình đã làm nên chất thơ của truyện.
Đoạn văn tả tiếng nói riêng, tâm hồn riêng của cây phong là hay nhất. Đoạn văn kể lại kỉ niệm tuổi thơ trèo lên hai cây phong nhìn về bốn phía chân trời là cảm động nhất. Dòng hồi tưởng, nỗi nhớ hai cây phong của nhân vật họa sĩ như được chắt lọc từ nơi sâu thẳm tâm hồn, rất chân thực, hồn nhiên và trong sáng, vẻ đẹp cây phong là vẻ đẹp thảo nguyên phương Bắc. “Hai cây phong” la bài ca nghĩa tình về quê hương, về người thầy vĩ đại đã “trồng cây với trồng người”...