Cảm nhận bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh chi tiết, hay nhất cho bạn
Cảm nhận bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
Bài thơ Sóng là một trong những bài thơ nổi bật trong cuộc đời cầm bút của Xuân Quỳnh, bài thơ đã tái hiện được nhưng âu lo, suy tư trăn trở, băn khoăn mong chờ của chính nhà thơ trong tình yêu, thông qua hình tượng sóng nhà thơ đã bày tỏ tâm sự sâu thẳm nhất trong trái tim mình, đó cũng chính là nỗi lòng của những cô gái đang yêu và đang trăn trở băn khoăn lo lắng trong tình yêu. Cảm nhận bài thơ sóng để hiểu rõ hơn về điều này.
Cảm nhận bài thơ sóng của Xuân Quỳnh hay nhất
Mở bài cảm nhận bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
Nữ sĩ Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ nổi bật trong thế hệ các nhà thơ kháng chiến chống Mỹ, những tác phẩm của bà luôn để lại nhiều dấu ấn đẹp trong lòng độc giả, trong số tất cả những sáng tác của mình, bài thơ Sóng được xem là một trong những bài thơ nổi bật tái hiện lại tình yêu mãnh liệt cồn cào giữa người con gái với chàng trai của mình, tình yêu ấy lớn dần theo năm tháng và thể hiện nhiều khao khát của cô gái với chàng trai. Cô gái sợ mất chàng trai, và sợ mất tình yêu của mình bởi vậy tất cả tình yêu cô dành vào bài thơ Sóng, bài thơ thể hiện nỗi lòng của cô gái và thể hiện tài năng của nữ sĩ Xuân Quỳnh trong việc thể hiện tài năng thơ ca của mình.
Xem thêm:
Bài thơ Sóng: nội dung bài thơ, hoàn cảnh sáng tác, dàn ý phân tích
Dàn ý phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh chi tiết nhất
Thân bài cảm nhận bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
Đây là tiếng thơ của một người phụ nữ, lại là một người phụ nữ hiện đại và giàu cá tính như Xuân Quỳnh nên người đọc dễ bắt gặp một tiếng thơ chân tình, thẳng thắn, sôi nổi, mãnh liệt… Trước đó trong ca dao đã có người phụ nữ vì tình yêu và do tác động xã hội, do ngoại cảnh đã chịu khuôn ép mình vào khuôn khổ vào thế bị động tự gò bó mình thành bến đợi, phó mặc tình yêu của mình cho người con trai:
Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
Ngày cả đến thời thơ Mới thì người con gái vẫn còn mang nguyên tâm lý đó:
Người giai nhân: bến đợi dưới cây già
Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt
(Lời kỹ nữ - Xuân Diệu)
Nhưng đến với Xuân Quỳnh lại có một cái nhì hoàn toàn mới về họ, những người phụ nữ trong tình yêu.
Khi yêu người phụ nữ nói riêng hay bất cứ người con gái nào đều mang trong mình những dòng cảm xúc, những cung bậc tâm trạng, tình cảm rất khác nhau. Những cung bậc ấy có khi thống nhất trong cùng một mặt, lại cũng có khi là những mặt hoàn toàn trái ngược nhau. Và theo như cách diễn đạt của Xuân Quỳnh thì đó chính là:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Cảm nhận bài thơ sóng ta thấy tất cả những cung bậc tình cảm này đều rất khó nắm bắt. Bề ngoài chỉ có thể là lặng lẽ, và dịu êm nhưng bên trong lại chất chứa đầy những khát khao, mãnh liệt. Mà quả đúng như thế, người phụ nữ mang trong mình đầy những khát khao. Khát khao tìm kiếm được hạnh phúc được sống trọn vẹn được dâng hiến hết mình cho tình yêu, khao khát được khẳng định, được khám phá mình được người khác thấu hiểu, cảm thông và sẻ chia.
Xem thêm:
Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh theo 5 luận điểm
So sánh bài thơ Sóng và Đất nước
Những nỗi khát khao ấy luôn thường trực, cháy bỏng trong cõi lòng của người phụ nữ. Phải chăng bởi thế mà người phụ nữ ở đây đã cất lên tiếng nói của mình, trực tiếp bày tỏ tình yêu, nỗi nhớ của mình thẳng thắn, ám ảnh? Yêu mãnh liệt, đam mê, nhớ sâu sắc, da diết, bao la ấy là những gì người phụ nữ đã thẳng thắn bày tỏ. Người phụ nữ đã gửi hồn mình, gửi ước vọng của mình vào trăm con sóng kia để nói:
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm sóng vỗ
Những con sóng của biển khơi mềm mại, dịu dàng, từng đợt dâng lên ào ào như sóng lòng của cô gái đang yêu, rất chộn rộn rất mãnh liệt cuốn xoáy nhưng không bao giờ ngừng nghỉ. Trong tâm khảm của các cô tình yêu luôn luôn rạo rực mãnh liệt, luôn mong muốn khát khao được dâng hiến, cống hiến cho cuộc đời, luôn muốn yêu hết mình, sống hết mình để có thể trở thành một con người có ý nghĩa, có ích cho cuộc đời này.
Tình yêu từ bao đời nay đã trở nên đẹp đến thế, hấp dẫn đến thế trong con mắt của người đời, người ta bảo muốn biết người con gái như thế nào hãy đặt cô ấy vào thử thách trong tình yêu bởi chỉ có tình yêu mới là liều thuốc thần dược để biết được tâm hồn, trái tim của cô gái ấy. Với Xuân Quỳnh cô gửi tình yêu của mình vào những ngọn sóng, so sánh tình yêu với những đợt sóng cuộn trào, dạt dào để có thể hình tượng hóa được tình yêu và giúp cho người đọc hình dung rõ hơn về nó cũng như nỗi lòng của cô gái trong tình yêu.
Bài thơ sóng ví tình yêu như sóng biển mềm mại, mãnh liệt
Dẫu biết thời gian, không gian là vô cùng vô tận vậy mà người phụ nữ vẫn hướng tới niềm khát khao về một tình yêu vượt lên trên tất cả những giới hạn ấy, khao khát hướng tới một tình yêu vĩnh cửu.
Cảm nhận bài thơ sóng ta thất aong song với hình ảnh người phụ nữ đầy những đam mê, khát khao mãnh liệt trong tình yêu, ta còn cảm nhận được hình ảnh người phụ nữ rất duyên dáng, hiền dịu, đằm thắm vô cùng. Nỗi nhớ của họ mãnh liệt, choán mọi không gian, thời gian nhưng rất sâu sắc, đằm thắm. Nỗi nhớ ấy chất chứa một cái gì đó rất dịu ngọt bởi thế cho nên nó mới có sức ám ảnh, đi sâu vào ấn tượng của độc giả như vậy. Hơn thế nữa, họ là những người thủy chung son sắt, trước bao nhiêu sóng gió cuộc đời vẫn một lòng, một dạ hướng về “anh” - hướng về một phương, chỉ một phương mà thôi. Thấy như trong những người phụ nữ ấy dáng dấp của những nét đẹp truyền thống, những người phụ nữ xưa!
Và dường như dẫu nhiều đam mê, lắm khát vọng thì sâu thẳm trong tâm hồn người phụ nữ vẫn có những lo âu, những dự cảm chẳng lành. Âu lo ấy là gì ư? Chẳng gọi tên được chúng là gì! Nó nhẹ nhàng, mơ hồ thôi nhưng không phải không có. Còn yêu, còn khát khao, còn dâng hiến thì còn âu lo. Có lẽ đó là âu lo vì một tình yêu không thành?
Tôi đâu dám nói là vĩnh viễn
Hôm nay yêu mai có thể xa rồi!
Sóng là hình tượng trung tâm và nổi bật trong bài thơ. Sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ cũng như mọi sáng tạo nghệ thuật trong bài thơ đều gắn với hình tượng ấy. Cả bài thơ là những con sóng tâm tình của một người phụ nữ được khơi dậy khi đứng trước biển cả, đối diện với những con sóng vô hạn vô hồi.
Trong bài thơ còn có một hình tượng sóng nữa là “em”. Sóng là một hình tượng ẩn dụ, nó là sự hóa thân của cái tôi trữ tình của nhà thơ. “Sóng” và “em” vừa hòa nhập làm một, lại vừa phân đôi ra để soi chiếu vào nhau. Tâm hồn người phụ nữ đang yêu soi vào sóng để thấy rõ lòng mình, nhờ sóng để biểu hiện những trạng thái của lòng mình.
Với hình tượng sóng Xuân Quỳnh đã tìm được một cách thể hiện thất xác đáng tâm trạng của người phụ nữ trong tình yêu. Bài thơ có âm hưởng dào dạt, nhịp nhàng, lúc sôi nổi trào dâng, lúc thầm thì lắng sâu, gợi âm hưởng của những đợt sóng miên man. Nhịp sóng đó cũng là nhịp lòng của tác giả - một tâm trạng đang xao động, trào dâng miên man và chất chứa những khao khát, rạo rực. Sóng “dữ dội” và “dịu êm”; “ồn ào” và “lặng lẽ” - những trạng thái đối nghịch, như là tâm tình của người phụ nữ đang yêu mang trong lòng những tâm trạng thật trái ngược.
Cảm nhận về bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
Có thể bên ngoài rất “dịu êm” “lặng lẽ” nhưng bên trong tâm hồn lại chứa đựng bao khao khát, mãnh liệt… Hành trình “sóng ra tận bể” là sự dứt khoát chối bỏ những giới hạn chật chội, những thỏa mãn tầm thường để tìm đến những chân trời bao la, những khát khao rộng lớn, điều đó cũng chính là hành trình tìm kiếm hạnh phúc đích thực trong tình yêu của Xuân Quỳnh. Sóng trường tồn với thời gian, là sự sống không ngừng nghỉ, không mệt mỏi cũng như khát vọng tình yêu của con người, đã có từ ngàn xưa và còn mãi đến tận mai sau. Sóng không biết khơi nguồn từ đâu, cũng như quy luật không thể cắt nghĩa được của tình yêu.
Thật khó có thể cắt nghĩa được một cách cụ thể, rõ ràng nguồn gốc của tình yêu “Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau”. Mượn hình tượng sóng để nói về nỗi nhớ trong tình yêu: sâu sắc, da diết, bao la. Nỗi nhớ ấy choán đầy cả tầng sâu và bề rộng nó chiếm lĩnh cả không gian và thời gian, cả ngày lẫn đêm… Có thể nói, nỗi nhớ là biểu hiện rõ nhất, cụ thể nhất và sinh động nhất của một tâm hồn đang yêu.
Con sóng nào cũng hướng tới bờ và nhất định sẽ tới bờ dẫu có “muôn vàn cách trở”. Tình yêu của trái tim người phụ nữ cũng vậy. Cảm nhận bài thơ sóng thấy tình yêu của phụ nữ dẫu sôi nổi, nồng nhiệt, nhưng vẫn luôn chân thành, trong sáng, một tình yêu hết mình,đòi hỏi sự duy nhất tuyệt đối, sự gắn bó thủy chung.
Xuân Quỳnh cũng soi vào sóng để thể hiện niềm khát khao mãnh liệt được sống, được dâng hiến hết mình cho tình yêu, với tác giả tình yêu thật thiêng liêng, mãnh liệt và đáng được trân trọng, chỉ khi soi chiếu vào tình yêu người con gái mới hiểu thấu được lòng mình, thấu hiểu những trái tim, tâm hồn người khác.
Xem thêm:
Dàn ý phân tích bài thơ sóng khổ 5 6 7 chi tiết, đủ ý
Gợi ý phân tích bài thơ Sóng khổ 5 6 7
Kết bài cảm nhận bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
Bài thơ sóng là một trong những bài thơ nổi bật, đặc sắc của Xuân Quỳnh thể hiện bút lực, tài năng của nhà thơ cùng những quan điểm riêng của nữ sĩ về tình yêu, đây là một trong những tác phẩm độc đáo, nổi bật để lại nhiều ấn tượng trong lòng độc giả. Ngày nay khi đọc lại những dòng thơ này, độc giả vẫn không ngừng xúc động, xao xuyến vì đây là một bài thơ khiến người đọc đặc biệt là những cô gái hiểu rõ tâm tư, tình cảm của những người đang yêu, hiểu rõ những lo lắng, những băn khoăn khi tình yêu xuất hiện đến và đi trong cuộc đời, đôi lúc cần nắm giữ, đôi lúc cần buông bỏ thì mới có thế sống một cuộc sống trọn vẹn, thanh thản.