Đăng ký

Cảm nhận Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ.

1,188 từ Cảm nhận

1. Cảm hứng chủ đạo

   Biểu hiện tập trung qua từ “ngất ngưởng” và từ này xuất hiện 4 lần cùng với tựa đề, Nguyễn Công Trứ thể hiện về mình trong tư thế, thái độ sống và tinh thần của một người vươn lên trên thế tục, sống khác đời, sống giữa mọi người mà dường như không nhìn thấy ai, đi giữa cuộc đời mà dường như chỉ thấy có mình. Tuy nhiên, đây không phải là mặc cảm cô đơn kiểu Khuất Nguyên mà là một thách thức, đối lập.

   Điều đó thể hiện sự khác đời của Nguyễn Công Trứ, đồng thời cũng tự khẳng định tài năng, ý thức về phẩm chất và biểu hiện về cái “Tôi” của mình.

2. Những lời tự thuật

a. Tài năng, danh vị

- Câu thơ đầu bằng chữ Hán có nội dung thể hiện quan niệm sống quan trọng của kẻ sĩ khoa bảng. Đó là quan niệm “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Đó cũng chính là khẳng định bản lĩnh và tài năng của Nguyễn Công Trứ.

- Câu 2 đến câu 6, Nguyễn Công Trứ đã liệt kê những danh vị “Thủ khoa, Tham tán, Tổng đốc Đông”; nêu những quá trình phục vụ triều đình “Lúc bình Tây” khi “Phủ doãn Thừa Thiên" và đặc biệt là năng lực của một người có tài năng “thao lược". Tất cả điều ấy đã làm nên một Nguyễn Công Trứ “ngất ngưởng’’ khi đang tại vị. Có điều, là một tài năng xuất chúng, danh cao tót vời nhưng danh đối với ông chỉ là cái “lồng”, nó giam hãm con người mà thôi.

   Điều đó thể hiện một Nguyễn Công Trứ thật sự không ham hư danh mà ngược lại, ông đã biểu hiện là một con người sống có trách nhiệm với quốc gia.

   Bằng nghệ thuật liệt kê, sử dụng điệp từ kết hợp âm điệu nhịp nhàng đã thể hiện một phong thái “ngất ngưởng’' rất riêng của Nguyễn Công Trứ.

b. Khi về hưu

- Hình ảnh nhà thơ xuất hiện qua những chi tiết “Đạc ngựa, bò vàng..”; “tay kiếm cung”, “dạng từ bi”, “đủng đỉnh một đôi dì’’ cho đến “khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng” và đặc biệt là thái độ trước sự khen chê, được mất. Nhà thơ dám sống như vậy bởi ông đã được giải thoát khỏi những ràng buộc thông thường, những thế lực tinh thần vẫn ngự trị xưa nay: sự được mất trong cuộc sống và sự đánh giá của công luận.

- Cái hư tâm của Phật, cái vô vị của Lão Trang đã được nhà thơ cụ thể hóa bằng những hiện thực, những tồn tại cụ thể... đã cho ta thấy, một bản lĩnh cứng cỏi, một cách sống không màng đến thế sự. Tuy vậy, Nguyễn Công Trứ vẫn là một con người thủy chung như một trong đạo lý "vua - tôi”, trong sứ mạng của một con người dùng tài năng bản lĩnh của mình để phục vụ quốc gia.

   Tóm lại, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng biểu hiện đầy đủ phẩm chất một con người của xã hội. Cho nên có thể nói rằng cái điều khác người của Nguyễn Công Trứ xem ra lại là rất người.

c. Câu kết

-   Nhà thơ đúc kết bài thơ bằng sự khẳng định trong tư thế hiên ngang, trong phong cách khác đời, hoàn toàn đối lập.

3. NGHỆ THUẬT

+ Hình tượng nghệ thuật biểu hiện khuynh hướng khát vọng tự do: thái độ khinh thế ngạo vật bộc lộ công khai.

+ Đặc điểm phong cách ngôn ngữ đời sống hằng ngày.

+ Hình tượng có ý vị trào phúng nhưng đằng sau nụ cười kia hàm chứa một quan niệm nhân sinh mang màu sắc hiện đại, bởi vì nó khẳng định một cá tính không theo con đường sáo mòn...

+ Bài thơ tự thuật đã nâng lên tầm triết lý sống.

4. TỔNG KẾT

   Bài thơ bộc lộ quan niệm sống của Nguyễn Công Trứ, qua đó ta thấy được tài năng cá nhân và bản lĩnh cá nhân ông trong cuộc sống đầy biến động của thời đại ông. Nhà thơ cũng nhấn mạnh bản lĩnh và giá trị nhân phẩm của các kẻ sĩ tài hoa, luôn ý thức được mình.

   Có thể nói qua bài thơ này, nhà thơ đã khái quát về một thân thế trải qua những vinh quang lớn nhất và những quãng đời bình dị thông thường nhất, đã khẳng định những nét bản chất nhất trong tính cách của một danh sĩ nửa đầu thế kỉ XIX.

 

shoppe