Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học chuẩn nhất
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Cunghocvui mời các bạn bài tham khảo tóm tắt lý thuyết và các dạng bài tập Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học lớp 10. Mong các bạn học tập hiệu quả với tài liệu này.
A. Tóm tắt lý thuyết bài Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học lớp 10
I. Nguyên tắc sắp xếp thứ tự của các nguyên tố
1. Cấu tạo
a, Ô nguyên tố
- Trong một ô nguyên tố cho biết: số hiệu nguyên tử của nguyên tố, khí hiệu bằng hóa học, tên và nguyên tử khối của nguyên tố đó.
- Số trị của nguyên tử bằng số lượng electron có trong nguyên tử và đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử đó.
b, Chu kì
- Một dãy các nguyên tố mà số lớp electron trong nguyên tử của chúng bằng nhau và xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần thì được gọi là chu kì.
- Số electron trong một nguyên tố bằng số thứ tự chu kì. Ví dụ:
+ Tám nguyên tố từ Li đến Ne thuộc chu kỳ 2, trong nguyên tử có hai lớp electron. +2 là điện tích hạt nhân của Li tăng đến +10 là điện tích hạt nhân của Ne.
+ Tám nguyên tố từ Na đến Ar thuộc chu kỳ 3, trong nguyên tử có ba lớp electron. +11 là điện tích của Na tăng đến +18 là điện tích hạt nhân của Ar.
c, Nhóm
- Trong một nhóm, tính chất của các nguyên tố là tương tự nhau và số e lớp ngoài cùng là giống nhau.
+ Các nguyên tố kim loại hoạt động mạnh thuộc nhóm 1. Trong nhóm 1, ở lớp ngoài cùng của nguyên tử đều có 1 electron.
- Từ Li (3+) đến Fr (87+) điện tích hạt nhân tăng dần.
+ Các nguyên tố phi kim hoạt động mạnh thuộc nhóm 7. Trong nhóm 7, ở lớp ngoài cùng của nguyên tố đều có 7 electron.
- Từ F (9+) đến At (85+) điện tích hạt nhân tăng dần.
II. Sự biến đổi tính chất của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
1. Trong một chu kỳ
- Với nguyên tử, số electron ở lớp ngoài cùng tăng từ 1 electron đến 8 electron.
- Tính phi kim của các nguyên tố tăng dần từ trái qua phải và ngược lại, tính kim loại của nguyên tố giảm dần.
2. Trong một nhóm
Đi từ trên xuống dưới của cùng một nhóm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, số lớp electron và tính kim loại của các nguyên tố tăng dần trong khi tính phi kim giảm dần.
III. Ý nghĩa bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
1. Khi nhìn vào bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, biết vị trí của các nguyên tố ta có thể suy ra tính chất cùng với cấu tạo nguyên tử của nguyên tố đó.
Ví dụ: Một nguyên tố A thuộc chu kỳ 3, nhóm VIIA có số hiệu nguyên tử là 17. Vì vậy, ta có thể suy ra 17+ là điện tích hạt nhân của nguyên tử và có 17 electron.
- Vì thuộc chu kỳ 3 nên cấu tạo của A sẽ có 3 lớp electron, vì thuộc nhóm VIIA nên A có 7e lớp ngoài cùng. Nằm ở vị trí gần cuối chu kỳ nên tính phi kim của A mạnh.
2. Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố ta có thể suy đoán tính chất và vị trí của nguyên tố đó.
B. Dạng bài tập Bảng tuần hoàn hệ thống các nguyên tố hóa học 10
Dạng 1: Bài tập về mối quan hệ giữa vị trí với cấu tạo nguyên tử và tính chất nguyên tố, tính chất hợp chất.
Bài 1: \(_{16}^{32}\textrm{X}\) là kí hiệu của một nguyên tử. Hỏi:
a, Xác định A, Z, số proton, số nơtron, số electron? Tên X?
b, X đứng ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?
c, Nguyên tố X có hóa trị cao nhất với oxi là bao nhiêu?
d, Trong hợp chất khí, hóa trị của nguyên tố X với H là bao nhiêu?
e, Công thức hidroxit tương ứng với nguyên tố X là gì?
Bài 2: Một nguyên tố Y thuộc nhóm VA trong bảng tuần hoàn, chu kỳ 3. Hỏi:
a, Số lớp electron và hóa trị của Y là bao nhiêu? Các e hóa trị này thuộc lớp e nào?
b, Hãy viết cấu hình e nguyên tử của X?
Bài 3: 115 là số lượng tổng các hạt trong một nguyên tử R. Tổng proton và electron lớn hơn notron là 25. Tên R và vị trí nguyên tố?
Dạng 2: So sánh tính chất các nguyên tố
Bài 1: Cho các nguyên tố O, C, N, F, B, Be, Li. Theo tính phi kim, hãy sắp xếp theo chiều tăng dần?
Bài 2: Cho các hợp chất:
\(NaOH, H_{2}SiO_{3}, Mg(OH)_{2}, H_{2}SO_{4}, HClO_{4}, Al(OH)_{3}\)
Hãy sắp xếp theo chiều giảm dần của tính axit?
Bài 3: Cho một số hợp chất sau:
Si, Ca, Na, Cl, P, Mg, S, P
Hãy sắp xếp theo chiều tăng dần của kích thước bán kính nguyên tử? Hãy chỉ ra lý do tại sao?
Dạng 3: Với 2 ô liên tiếp, hai nhóm A liên tiếp để xác định nguyên tố
Bài 1: Trong bảng tuần hoàn, cho hai nguyên tố X và Y nằm ở vị trí hai ô liên tiếp và cùng thuộc một chu kỳ. 15 là tổng số electron của X và Y. Hỏi:
a, Tên nguyên tố của X, Y? Viết cấu hình e?
b, X và Y là gì trong kim loại, phi kim hay khí hiếm?
Bài 2: Trong bảng tuần hoàn, cho hai nguyên tố A và B ở hai nhóm liên tiếp nhau. B nằm trong VA. Biết rằng trong trạng thái đơn chất, A và B không phản ứng với nhau và 23 là tổng số proton trong hạt nhân của A và B. Hãy cho biết A và B là chất gì? Viết cấu hình e và xác định tính chất hóa học cơ bản?
Bài 3: 16 là tổng số điện tích hạt nhân của ba nguyên tố X, Y, Z. Trong bảng tuần hoàn, Y và Z nằm ở vị trí hai ô kế tiếp trong cùng một chu kỳ. 32 là số e trong ion \(\left [ XY_{3}\right ]^{-}\). CHo biết X, Y, Z là nguyên tố gì?
Dạng 4: Với cùng một nhóm ở hai chu kỳ liên tiếp, xác định nguyên tố.
Bài 1: Cho A và B là hai nguyên tố đứng liên tiếp nhau trong một chu kỳ trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Tổng số điện tích hạt nhân của A và B là 22. Hãy cho biết tên nguyên tố của A và B trong bảng tuần hoàn và viết cấu hình e?
Bài 2: Cho hai nguyên tố A và B đứng liên tiếp nhau ở hai chu kỳ trong vị trí của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Tổng số lượng hạt proton của A và B là 19. A là gì? B là gì?
Bài 3: Cho A và B là hai nguyên tố đứng liên tiếp nhau trong một chu kỳ trong bảng tuần hoàn. 25 là số điện tích hạt nhân của cả A và B. A là gì? B là gì?
Dạng 5: Dựa vào công thức oxit cao nhất và công thức hợp chất hidro để biết tên nguyên tố
Bài 1: Tìm nguyên tố khi biết rằng \(RH_{4}\) là hợp chất hidro và trong oxit cao nhất của nó, oxi chiếm 53,3%.
Bài 2: Biết rằng \(R_{2}O_{5}\) là oxit cao nhất và trong hợp chất với hidro, 82,35% là phần trăm của khối lượng R. Hỏi:
a, Tên R? Viết cấu hình e?
b, Trong oxit cao nhất của nó, phần trăm khối lượng R chiếm là bao nhiêu?
Bài 3: Tìm nguyên tố khi biết hợp chất với hidro của nó là \(RH_{2}\) và trong oxit cao nhất, tỉ số khối lượng của nguyên tố đó và oxi là \(\dfrac{2}{3}\)
Bài 4: Gọi X nằm trong nhóm VIIA. 183 là phân tử khối của oxit cao nhất.
a, Tìm nguyên tố đó? Viết cấu hình e?
b, Cho một nguyên tố Y có hóa trị là III. Biết rằng 10,08 lít khí nguyên tố tác dụng với nguyên tố Y thì cho ra được 40,05g muối. Tên Y?
Dạng 6: Dựa vào phản ứng hóa học, hãy xác định nguyên tố
Bài 1: Tìm nguyên tố khi biết rằng hòa tan vào nước 5,85g nguyên tố thì thu được 1,68 lít khí ở điều kiện tiêu chuẩn.
Bài 2: Cần 1,46g hợp chất HCl để hòa tan hoàn toàn một lượng 1,16g một hidroxit kim loại R có hóa trị II. Hỏi:
a, Tên R?
b, Biết rằng nguyên tố R có số proton bằng số nơtron, hãy viết cấu hình e?
Bài 3: Dùng dung dịch HCl dư để hòa tan 28,4g hai muối cacbonat của hay kim loại có hóa trị II. Kết quả thu được 6,72 lít khí ở điều kiện tiêu chuẩn và một dung dịch.
a, Lượng muối trong dịch thu được?
b, Tên của hai kim loại? Cho biết kí hiệu hóa học, số proton, electron và nơtron?
c, Trong hỗn hợp đầu, phần trăm mỗi muối là bao nhiêu?
Tham khảo thêm >>> Giải bài tập Hóa học 10 sách giáo khoa bài 7 - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Với bài Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học 10, Cunghocvui đã đem lại cho các bạn tóm tắt lý thuyết và các dạng bài tập đầy đủ nhất. Nếu có đóng góp gì cho bài Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, hãy để lại comment dưới phần bình luận nhé!