Nhiều chuyên gia dự đoán phổ điểm tốt nghiệp THPT quốc gia năm nay sẽ tăng nhẹ so với năm ngoái kéo theo xu hướng tăng điểm chuẩn ở phần lớn các trường Đại học trong cả nước.
1. Phổ điểm bài thi THPT môn Anh sẽ đỡ "xấu"
Phổ điểm môn Tiếng Anh trong kỳ thi THPT quốc gia các năm gần đây đều được đánh giá là “xấu” nhất so với các môn. Tuy nhiên, với cách ra đề năm nay, nhiều giáo viên cho rằng điều này sẽ được cải thiện khi đề thi giảm hẳn về độ khó so với đề năm 2018, đặc biệt là ở số câu hỏi mang tính vận dụng cao.
Đề Anh không khó
"Đề thi năm nay bám sát đề thi mẫu của Bộ nhưng với mức độ dễ hơn. Cũng như mọi năm, phần đọc hiểu năm nay tương đối khó. Về ngữ pháp và cấu trúc, bên cạnh những điểm cơ bản, cũng có những câu đòi hỏi HS hiểu phần ngữ pháp ở mức nâng cao. Nhìn vào tưởng dễ nhưng có rất nhiều bẫy, các phương án gây nhiễu rất khó. Phần lớn thí sinh sẽ đạt trên 6 điểm." - Giáo viên Bùi Trọng Quyền (Trường THPT Vĩnh Viễn, TP.HCM)
2. Dự đoán các môn khoa học tự nhiên sẽ có nhiều điểm khá.
Theo thầy Triệu Lê Quang, giáo viên vật lý Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, với đề môn Vật lý năm nay, HS học lực trung bình có thể đạt 4 - 5 điểm, học lực khá đạt 7 - 8 điểm, nhưng để đạt 9 - 10 điểm là khó.
"Đề thi năm nay gồm 4 câu thuộc kiến thức lớp 11 và 36 câu thuộc kiến thức lớp 12. Trong đó, 22 câu đầu tiên tương đối dễ nên HS trung bình khá chỉ cần nhận biết và thực hiện 1 phép tính thì chọn được đáp án đúng. Từ câu 33 đến 40 tương đối khó trong đó câu 33, 38, 39, 40 là rất khó, chỉ có những HS giỏi thật sự mới có thể làm đúng được. Dự đoán, điểm 5 - 6 sẽ khá nhiều, điểm 9 - 10 sẽ rất ít do vận dụng quá nhiều kiến thức toán và bị hạn chế về thời gian." - Giáo viên Nguyễn Thế Phong (Trường THPT Vĩnh Viễn, TP.HCM) cho biết
Điểm 9, 10 môn Lý sẽ không nhiều
Với đề thi môn Hóa học, cô Trịnh Thị Kim Thu, Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội), dự đoán phổ điểm 7 - 8 điểm sẽ khá nhiều với thí sinh chọn môn này để xét tuyển ĐH. Thầy Nguyễn Đình Độ (Hiệu trưởng Trường THPT Thành Nhân, TP.HCM) cho nhận xét:
"Đề thi bám sát theo đề tham khảo của Bộ trước đó, có 60% kiến thức cơ bản, tức 24 câu đầu dùng để xét tốt nghiệp mà bất cứ HS trung bình nào cũng đều có thể làm được, từ câu 65 trở đi mức độ phân hóa dần cho đến câu 72 là dùng cho các em có trình độ khá giỏi. Từ câu 73 trở đi độ phân hóa cao thể hiện rõ nét nên chỉ những em có khả năng suy luận và kỹ năng tính toán cao mới có thể giải quyết rốt ráo. So với đề năm trước, đề năm nay có phần dễ hơn chút ít. Dự đoán điểm 10 cũng không nhiều so với năm trước, trong đó phổ điểm tập trung ở mức 5,5 đến 6."
Với môn Sinh học, theo đánh giá của cô Nguyễn Thị Hạnh, Trường THPT Trần Phú (Hà Nội), HS dễ đạt 5 - 6 điểm. Môn Sinh có nhiều câu hỏi vận dụng
Nhìn chung đề không khó hơn các năm trước, nhưng HS cũng phải học kỹ lý thuyết và rèn luyện kỹ năng tính toán. Năm nay đề ra khá nhiều câu vận dụng có tính toán từ dễ đến khó (khoảng 26 câu). Độ khó đề thi năm nay tương đương đề thi năm trước. Cấu trúc đề có sự phân hóa rõ rệt học sinh trung bình - khá - giỏi - xuất sắc. Các dạng vận dụng thấp và vận dụng cao không mới, nhưng có thay đổi cách đặt ra vấn đề không rập khuôn các đề năm trước nên kích thích được tư duy sáng tạo của HS. - Giáo viên Phạm Thu Hằng (Trường THPT Vĩnh Viễn, TP.HCM)
3. Điểm chuẩn sẽ tăng?
PGS Trần Văn Tớp, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cho biết:
“Điểm chuẩn năm nay sẽ nằm ở giữa mức bình quân của 2 năm 2017 - 2018. Đề dễ thì điểm cao hơn nên điểm chuẩn sẽ tăng. Nhưng điểm chuẩn không chỉ phụ thuộc vào phổ điểm mà còn dựa vào xu hướng đăng ký xét tuyển NV của TS. Do đó, sẽ có hiện tượng ngay tại một trường, một số ngành điểm chuẩn tăng, trong khi một số ngành điểm chuẩn vẫn như năm ngoái, thậm chí giảm”.
Theo dự đoán của PGS Tớp, điểm chuẩn các ngành tốp trên sẽ giữ ở mức cao tương đương năm ngoái hoặc cao hơn một chút. Ví dụ với riêng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, các mã ngành trong lĩnh vực công nghệ thông tin, năm nay điểm chuẩn sẽ rất cao, khoảng 26 điểm.
PGS Tớp giải thích điểm chuẩn bị chi phối bởi nhiều yếu tố. Chẳng hạn, năm ngoái nhiều ngành của trường giữ mức 20. Nếu năm nay cũng những ngành này mà trường tuyển đủ chỉ tiêu, thì cũng phải lấy xuống đến 20. PGS còn chia sẻ:
“Vừa rồi có TS thi xong hỏi làm bài chỉ được khoảng 20 điểm, nhưng muốn học ngành ô tô, liệu có đỗ không? Tôi khuyên em ấy cứ mạnh dạn đăng ký NV1 vào ngành ô tô, nhưng phải đặt NV2 vào ngay khoa học vật liệu. Vì năm ngoái ngành ô tô điểm chuẩn 21, nên năm nay khó xuống 20”.
PGS Lê Thu Thủy, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương, cũng nhận định dù đề thi được xem là dễ thở hơn so với năm ngoái, nhưng số lượng thí sinh ở nhóm điểm rất cao tăng không đáng kể, vì thế khó đẩy điểm chuẩn lên quá cao như năm 2017, nhưng chắc chắn không thể thấp hơn 2018. “Dao động điểm chuẩn chủ yếu ở các nhóm trường tốp giữa, vì đề dễ hơn sẽ khiến cho số lượng TS đạt mức 17 - 20 sẽ tăng mạnh”, PGS Thủy nói.
>> Xem thêm: Thông tin tuyển sinh các trường ĐH trong cả nước
- Cùng học vui tổng hợp chia sẻ -