lý thuyết kim loại kiềm thổ và hợp chất
- Câu 1 : Canxi cacbonat (CaCO3) phản ứng được với dung dịch
A KNO3.
B HCl.
C NaNO3.
D KCl.
- Câu 2 : Điều chế kim loại Mg bằng cách điện phân MgCl2 nóng chảy, quá trình nào xảy ra ở catot (cực âm) ?
A Mg → Mg2+ + 2e
B Mg2+ + 2e→ Mg
C 2Cl- → Cl2 + 2e
D Cl2 + 2e → 2Cl-
- Câu 3 : Chất nào sau đây không bị phân huỷ khi nung nóng ?
A Mg(NO3)2
B CaCO3
C CaSO4
D Mg(OH)2
- Câu 4 : Nước tự nhiên có chứa những ion nào dưới đây thì được gọi là nước cứng có tính cứng tạm thời?
A Ca2+, Mg2+, Cl-
B Ca2+, Mg2+, SO42-
C Cl-, SO42-, HCO3-, Ca2+
D HCO3-, Ca2+, Mg2+
- Câu 5 : Cách nào sau đây thường được dùng để điều chế kim loại Ca ?
A Điện phân dung dịch CaCl2 có màng ngăn
B Điện phân CaCl2 nóng chảy
C Dùng Ba để đẩy Ca ra khỏi dung dịch CaCl2
D Dùng Al để khử CaO ở nhiệt độ cao
- Câu 6 : Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch nước vôi trong thì hiện tượng quan sát được là:
A nước vôi bị vẫn đục ngay
B nước vôi bị đục dần sau đó trong trở lại
C nước vôi bị đục dần
D nước vôi vẫn trong
- Câu 7 : Cho các chất HCl, Ca(OH)2, Na2CO3, K3PO4. Số chất được dung để làm mềm nước cứng tạm thời là
A 2.
B 3.
C 1.
D 4.
- Câu 8 : Chất có khả năng làm mềm nước có tính cứng toàn phần là
A Ca(NO3)2.
B NaCl.
C Na2CO3.
D CaCl2.
- Câu 9 : Nguyên nhân chính khiến cho tính chất vật lí của các kim loại kiềm thổ không biến đổi theo một quy luật nhất định là các kim loại kiềm thổ
A có bán kính nguyên tử lớn.
B có ít electron hoá trị.
C có điện tích hạt nhân nhỏ.
D có kiểu mạng tinh thể không giống nhau.
- Câu 10 : Nhận xét nào sau đây không đúng ?
A Các kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh.
B Tính khử của các kim loại kiềm thổ tăng dần từ Be đến Ba.
C Tính khử của các kim loại kiềm thổ yếu hơn kim loại kiềm trong cùng chu kì.
D Be, Mg, Ca, Sr, Ba đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường nên gọi là kim loại kiềm thổ.
- Câu 11 : Khi điện phân MgCl2 nóng chảy,
A ở cực dương, ion Mg2+ bị oxi hoá
B ở cực âm, ion Mg2+ bị khử
C ở cực dương, nguyên tử Mg bị oxi hoá
D ở cực âm, nguyên tử Mg bị khử
- Câu 12 : Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 sẽ
A có kết tủa trắng
B có bọt khí thoát ra
C có kết tủa trắng và bọt khí
D không có hiện tượng gì
- Câu 13 : Trong một cốc nước có chứa 0,01 mol Na+; 0,02 mol Ca2+; 0,01 mol Mg2+; 0,05 mol HCO3-; 0,02 mol Cl-. Nước trong cốc thuộc loại nào ?
A Nước cứng có tính cứng tạm thời
B Nước cứng có tính cứng vĩnh cửu
C Nước cứng có tính cứng toàn phần
D Nước mềm
- Câu 14 : Có thể dùng chất nào sau đây để làm mềm nước có tính cứng tạm thời ?
A NaCl
B H2SO4
C Na2CO3
D KNO3
- Câu 15 : Trong nước tự nhiên thường có lẫn một lượng nhỏ các muối Ca(NO3)2, Mg(NO3)2, Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2. Có thể dùng dung dịch nào sau đây để loại đồng thời các cation trong các muối trên ra khỏi nước ?
A Dung dịch NaOH
B Dung dịch K2SO4
C Dung dịch Na2CO3
D Dung dịch NaNO3
- Câu 16 : Có 3 lọ, mỗi lọ đựng một dung dịch sau: BaCl2, Ba(NO3)2, Ba(HCO3)2. Chỉ dùng thuốc thử nào sau đây có thể nhận biết được các dung dịch trên ?
A Quỳ tím
B Phenolphtalein
C Na2CO3
D AgNO3
- Câu 17 : Cho các phản ứng biểu thị các phương pháp khác nhau để làm mềm nước cứng (dùng M2+ thay cho Ca2+ và Mg2+).1. M2+ + CO32- -> MCO32. M2+ + HCO3- + OH- -> MCO3 + H2O3. 3M2+ + 2PO43- -> M3(PO4)24. M(HCO3)2 -> MCO3 + CO2 + H2O (đun nóng)Số phương pháp chỉ dùng để làm mềm nước cứng tạm thời là :
A 4
B 3
C 2
D 1
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein