aminoaxit và bài tập lý thuyết về aminoaxit
- Câu 1 : Aminoaxit X no, mạch hở, có công thức CnHmO2N. Biểu thức liên hệ giữa m và n là
A m = 2n.
B m = 2n+3.
C m = 2n+1.
D m = 2n+2.
- Câu 2 : Dung dịch trong nước của chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?
A Lysin.
B Metylamin.
C Axit glutamic.
D Valin.
- Câu 3 : Aminoaxit nào sau đây phản ứng với HCl trong dung dịch theo tỉ lệ mol tương ứng 1:2?
A Axit glutamic.
B Lysin.
C Valin.
D Alanin.
- Câu 4 : Anilin và alanin đều tác dụng được với dung dịch
A HCl.
B nước brom.
C KOH.
D NaHCO3.
- Câu 5 : Aminoaxit X có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl, trong đó phần trăm khối lượng của N là 13,592%. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn?
A 4
B 2
C 5
D 3
- Câu 6 : Có 4 dung dịch có cùng nồng độ mol là: (1) H2NCH2COOH; (2) CH3COOH; (3) C2H5NH2; (4) NH3. Dãy các dung dịch xếp theo thứ tự pH giảm dần là
A (3) > (4) > (1) > (2).
B (3) > (4) > (2) > (1).
C (2) > (1) > (3) > (4).
D (4) > (3) > (1) > (2).
- Câu 7 : Glyxin phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây?
A H2, HCl, Al(OH)3, C2H5OH.
B KOH, HCl, etanol, O2.
C HCl, NaOH, C2H5OH, Cu.
D HCl, nước brom, CH3OH, KOH.
- Câu 8 : Cho các dung dịch: C6H5NH2, CH3NH2, H2N-[CH2]4-CH(NH2)-COOH, H2NCH2COOH, NaOH. Số dung dịch làm đổi màu phenolphtalein là
A 3
B 2
C 4
D 1
- Câu 9 : Có thể dùng quỳ tím để phân biệt các dung dịch (hoặc chất lỏng) trong dãy nào sau dây?
A Anilin, metylamin, alanin.
B Alanin, axit glutamic, lysin.
C Metylamin, lysin, anilin.
D Valin, glyxin, alanin.
- Câu 10 : Có bao nhiêu tên phù hợp với công thức cấu tạo:(1) H2N-CH2-COOH: axit aminoaxetic (2) H2N-(CH2)5-COOH: axit ω - aminocaproic.(3) H2N-(CH2)6-COOH: axit ε - aminoenantoic (4) HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH: axit α - aminoglutaric.(5) H2N-(CH2)4-CH(NH2)-COOH: axit α,ε - aminocaproic.
A 3
B 5
C 4
D 2
- Câu 11 : Cho các phản ứng:Glyxin \(\overset{NaOH}{\rightarrow}\) X \(\overset{HCl\,du}{\rightarrow}\) YGlyxin \(\overset{HCl}{\rightarrow}\) Z \(\overset{NaOH\,du}{\rightarrow}\) TY và T lần lượt là
A ClH3NCH2COONa và H2NCH2COONa.
B đều là ClH3NCH2COONa.
C ClH3NCH2COOH và H2NCH2COONa.
D ClH3NCH2COOH và ClH3NCH2COONa.
- Câu 12 : Cho sơ đồ chuyển hóa sau: \(X\xrightarrow{{ + C{H_3}OH/HCl,{t^o}}}Y\xrightarrow{{ + {C_2}{H_5}OH/HCl,{t^o}}}Z\xrightarrow{{ + NaOH\,du}}T\). Biết X là axit glutamic; Y, Z, T là các chất hữu cơ chứa nitơ. Công thức phân tử của Y và T lần lượt là
A C6H12O4NCl và C5H7O4Na2N.
B C6H12O4N và C5H7O4Na2N.
C C7H14O4NCl và C5H7O4Na2N.
D C7H15O4NCl và C5H8O4Na2NCl.
- Câu 13 : Cho các chất sau: axit glutamic, amoni propionat, trimetylamin, etylamoni axetat, saccarozơ, anilin, metyl aminoaxetat, etylamoni cacbonat. Số chất vừa phản ứng được với HCl (trong dung dịch), vừa phản ứng được với NaOH (trong dung dịch) (ở điều kiện thích hợp) là
A 6
B 7
C 4
D 5
- Câu 14 : Chất X có công thức phân tử C4H9O2N. Biết:X + NaOH → Y + CH4O; Y + HCl (dư) → Z + NaClCông thức cấu tạo của X và Z lần lượt là
A CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH.
B H2NCH2COOC2H5 và ClH3NCH2COOH.
C H2NCH2CH2COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH.
D CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH2)COOH.
- Câu 15 : Cho các phát biểu sau:(1) Khác với axit axetic, aminoaxit có thể phản ứng với axit HCl và tham gia phản ứng trùng ngưng.(2) Giống với axit axetic, aminoaxit có thể tác dụng với dung dịch bazơ tạo muối và nước.(3) Axit axetic và axit glutamic có thể làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.(4) Ở điều kiện thường, H2NCH2COOH là chất rắn, dễ tan trong nước.(5) Cho dãy các chất: axit glutamic, glyxin, lysin, anilin, trimetylamin và phenol. Chỉ có 3 chất trong dãy có khả năng làm quỳ tím chuyển màu.(6) Trong dung dịch, glyxin tồn tại chủ yếu ở dạng ion lưỡng cực.(7) Nhỏ dung dịch NaOH vào dung dịch phenylamoni clorua thấy hiện tượng phân lớp chất lỏng.Số phát biểu đúng là
A 4
B 5
C 6
D 7
- Câu 16 : Cho các phát biểu sau:(1) Aminoaxit no, mạch hở, có hai nhóm cacboxyl và một nhóm amino có công thức tổng quát là CnH2nO4N.(2) Phân tử khối của một aminoaxit chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH luôn luôn là một số lẻ.(3) Cho axit glutamic phản ứng với NaOH dư được bột ngọt (mì chính).(4) Hợp chất H2N-CH2-COOH3N-CH3 là este của glyxin.(5) Axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh. (6) Axit ε – aminocaproic là nguyên liệu sản xuất tơ nilon-6.(7) Muối phenylamoni clorua không tan trong nước.(8) Dung dịch của các aminoaxit đều làm đổi màu quỳ tím. Số phát biểu không đúng là
A 5
B 4
C 3
D 6
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein