lý thuyết tổng hợp amin, amino axit (Đề 1)
- Câu 1 : Cho các chất có cấu tạo như sau: (1) CH3-CH2-NH2; (2) CH3-NH-CH3; (3) CH3-CO-NH2; (4) NH2-CO-NH2; (5) NH2-CH2-COOH ; (6) C6H5-NH2 ; (7) C6H5NH3Cl; (8) C6H5-NH-CH3; (9) CH2=CH-NH2. Các chất thuộc loại amin là
A (1); (2); (6); (7); (8).
B (1); (3); (4); (5); (6); (9).
C (3); (4); (5).
D (1); (2); (6); (8); (9).
- Câu 2 : Công thức tổng quát của amin mạch hở có dạng là
A CnH2n+3N.
B CnH2n+2+kNk.
C CnH2n+2-2a+kNk.
D CnH2n+1N.
- Câu 3 : Phát biểu nào sau đây về tính chất vật lí của amin là không đúng?
A Metylamin, đimetylamin, etylamin là chất khí, dễ tan trong nước.
B Các amin khí có mùi tương tự amoniac, độc.
C Anilin là chất lỏng khó tan trong nước, màu đen.
D Độ tan trong nước của amin giảm dần khi số nguyên tử cacbon trong phân tử tăng.
- Câu 4 : Tên gọi amin nào sau đây là không đúng?
A CH3-NH-CH3 đimetylamin.
B CH3-CH2-CH2NH2 n-propylamin.
C CH3CH(CH3)-NH2 isopropylamin.
D C6H5NH2 alanin.
- Câu 5 : Metylamin dễ tan trong H2O do nguyên nhân nào sau đây?
A Do nguyên tử N còn cặp electron tự do dễ nhận H+ của H2O.
B Do metylamin có liên kết H liên phân tử.
C Do phân tử metylamin phân cực mạnh.
D Do phân tử metylamin tạo được liên kết H với H2O.
- Câu 6 : Trong các tên gọi dưới đây, chất nào có lực bazơ yếu nhất?
A C6H5NH2.
B C6H5CH2NH2.
C (C6H5)2NH.
D NH3.
- Câu 7 : Chọn câu đúng khi nói về sự đổi màu của các chất khi gặp quỳ tím?
A Phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ.
B Anilin trong nước làm quỳ tím hóa xanh.
C Etylamin trong nước làm cho quỳ tím chuyển thành màu xanh.
D Dung dịch natriphenolat không làm quỳ tím đổi màu.
- Câu 8 : C7H9N có bao nhiêu đồng phân amin thơm?
A 3
B 4
C 5
D 6
- Câu 9 : Ứng với công thức phân tử C4H11N, có x đồng phân amin bậc nhất, y đồng phân amin bậc hai và z đồng phân amin bậc ba. Các giá trị x, y và z lần lượt bằng
A 4, 3 và 1.
B 4, 2 và 1.
C 3, 3 và 0.
D 3, 2 và 1.
- Câu 10 : Điều nào sau đây sai?
A Các amin đều có tính bazơ.
B Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn NH3.
C Anilin có tính bazơ rất yếu.
D Amin có tính bazơ do N có cặp electron chưa tham gia liên kết.
- Câu 11 : Trong số các chất sau: C2H6; C2H5Cl; C2H5NH2; CH3COOC2H5; CH3COOH; CH3CHO; CH3OCH3 chất nào tạo được liên kết H liên phân tử?
A C2H6
B CH3COOCH3
C CH3CHO; C2H5Cl
D CH3COOH; C2H5NH2
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein