bài tập tổng hợp về sắt và hợp chất
- Câu 1 : Hòa tan hết 7,52 gam hỗn hợp A gồm Cu và 1 oxit của sắt bằng dung dịch HNO3 loãng, sau phản ứng giải phóng 0,1493 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và còn lại 0,96 gam kim loại không tan. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 16,44 gam chất rắn khan. Công thức của oxit sắt là
A FeO
B Fe2O3
C Fe3O4
D FeOvà Fe2O3
- Câu 2 : Thổi hỗn hợp khí CO và H2 đi qua a gam hỗn hợp gồm CuO và Fe3O4 có tỉ lệ mol 1:2 , sau phản ứng thu được b gam chất rắn A. Hòa tan hoàn toàn b gam A bằng dung dịch HNO3 loãng dư , thu được dung dịch X (không chứa ion Fe2+). Cô cạn dung dịch X thu được 41 gam muối khan. a gam nhận giá trị nào ?
A 9,8
B 10,6
C 12,8
D 13,6
- Câu 3 : Cho 0,1 mol FeCl2 phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A 28,7.
B 39,5.
C 10,8.
D 17,9.
- Câu 4 : Hòa tan 1,12 gam Fe bằng 300 ml dung dịch HCl 0,2M, thu được dung dịch X và khí H2. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N5+) và m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là?
A 7,36.
B 8,61.
C 10,23.
D 9,15.
- Câu 5 : Cho m1 gam hỗn hợp Fe và Cu vào dung dịch HNO3 loãng thu được 2,016 lít khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất và m2 gam chất rắn X. Đun nóng m2 gam chất rắn X với khí clo thu được 2,35m2 gam chất rắn Y. Khối lượng kim loại phản ứng với axit là
A 8,64g
B 7,56g
C 6,48g
D 5,04g
- Câu 6 : Cho m gam Fe vào dung dịch AgNO3 được hỗn hợp X gồm 2 kim loại. Chia X làm 2 phần.- Phần 1: có khối lượng m1 gam, cho tác dụng với dung dịch HCl dư, được 0,1 mol khí H2.- Phần 2: có khối lượng m2 gam, cho tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng dư, được 0,4 mol khí NO. Biết m2 – m1 = 32,8. Giá trị của m bằng:
A 1,74 gam hoặc 6,33 gam
B 33,6 gam hoặc 47,1 gam
C 17,4 gam hoặc 63,3 gam
D 3,36 gam hoặc 4,71 gam
- Câu 7 : Hỗn hợp X gồm Zn, Fe, Cu. Cho 18,5 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 4,48 lit H2(đktc). Mặt khác cho 0,15 mol hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với 3,92 lít khí Cl2 (đktc). Số mol Fe có trong 18,5 gam hỗn hợp X là
A 0,12 mol
B 0,15 mol
C 0,1 mol
D 0,08 mol
- Câu 8 : Đốt 11,2 gam Fe trong bình kín chứa khí Cl2, thu được 18,3 gam chất rắn X. Cho toàn bộ X vào dung dịch AgNO3 dư đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chắt rắn. Giá trị của m là
A 28,7.
B 43,2.
C 56,5.
D 71,9
- Câu 9 : Dung dịch X có 0,1 mol Fe2(SO4)3 ; 0,1 mol FeSO4 và 0,1 mol CuSO4 . Cho khí H2S lội qua dung dịch X đến dư thì thu được m(g) kết tủa. Tìm giá trị của m ?
A 12,7.
B 21,2.
C 12,8.
D 18,2
- Câu 10 : Cho hỗn hợp X gồm x mol FeS2 ; 0,045 mol Cu2S tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 loãng đun nóng thu được dung dịch chỉ chứa muối sunfat của các kim loại và giải phóng V lit khí NO ( dktc – sản phẩm khử duy nhất ) . Tìm V , x ?
A 13,44 và 0,09
B 22,4 và 0,09.
C 11,2 và 0,09
D 78,96 và 0,045
- Câu 11 : Hòa tan hoàn toàn 11,6 g FeCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí ( CO2 ; NO ) và dung dịch X. Khi thêm dung dịch HCl vào X thì hòa tan tối đa bao nhiêu gam Cu ?(Giả sử chỉ có khí NO thoát ra)
A 16
B 32
C 6,4
D 3,2
- Câu 12 : Cho 16,25g FeCl3 tác dụng hết với dung dịch Na2CO3 dư thấy có kết tủa xuất hiện . Tính khối lượng kết tủa thu được ?
A 18,7.
B 1,07.
C 6,5.
D 10,7.
- Câu 13 : A là hỗn hợp của các muối Cu(NO3)2 ; Fe(NO3)2 ; Fe(NO3)3 trong đó %mN = 16,03%. Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch chứa 65,5 g A . Lọc kết tủa đem nung trong điều kiện không có không khí đến khối lượng không đổi thu được a gam chất rắn. Tìm a ?
A 28
B 25
C 6,5
D 19
- Câu 14 : Hòa tan hết 10,24 g hỗn hợp X gồm Fe và Fe3O4 bằng dung dịch chứa 0,1 mol H2SO4 và 0,5 mol HNO3 thu được dung dịch Y và hỗn hợp gồm 0,1 mol NO và a mol NO2.chia Y thành hai phần bằng nhau . phần 1: cho tác dụng với 500 ml dd KOH 0,4 M thu được 5,35 g một chất kết tủa phần 2 : cho tác dụng với Ba(OH)2 thu được m g kết tủa .giá trị m là :
A 31,86
B 20,62
C 20,21
D 41,24
- Câu 15 : Trộn 58,75 gam hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2 và kim loại M với 46,4 gam FeCO3 được hỗn hợp Y. Cho toàn bộ Y vào lượng vừa đủ dung dịch KHSO4 thu được dung dịch Z chỉ chứa 4 ion (không kể H+ và OH- của H2O) và 16,8 lít hỗn hợp T gồm 3 khí trong đó có 2 khí có cùng phân tử khối và 1 khí hóa nâu trong không khí. Tỉ khối của T so với H2 là 19,2. Cô cạn 1/10 dung dịch Z thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là
A 39,835.
B 37,950.
C 39,705.
D 39,385.
- Câu 16 : Hoà tan m(g) hỗn hợp X gồm Fe, FeS, FeS2 và S vào dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được dung dịch Y (không chứa muối amoni) và 49,28 lít hỗn hợp khí NO, NO2 nặng 85,2 (g). Cho Ba(OH)2 dư vào Y, lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 148,5 gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A 38,4.
B 24,8.
C 28,8.
D 27,4.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein