Đề thi thử THPT Quốc Gia - ĐH môn hóa năm 2015, Đề...
- Câu 1 : Thủy phân 68,4 gam saccarozơ với hiệu suất 60%. Dung dịnh sau phản ứng chia thành hai phần bằng nhau. Phần I tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được x mol Ag. Phần II làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa y mol brom. Giá trị của x, y lần lượt là:
A 0,24; 0,06.
B 0,12; 0,06.
C 0,32; 0,1.
D 0,48; 0,12.
- Câu 2 : Điện phân dung dịch CuSO4 a mol và NaCl b mol. Khi màu xanh của dung dịch vừa mất, người ta thu được dung dịch có môi trường trung tính. Thiết lập mối quan hệ giữa a và b.
A b = 2a
B b = 0,5a
C b ≤ a
D b ≥ 2a
- Câu 3 : Hiđro hóa hoàn toàn anđehit X thu được ancol Y. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được CO2 và H2O theo tỷ lệ nCO2 : nH2O = 2 : 3 và số mol O2 đã đốt cháy gấp 2,5 lần số mol X đã đốt cháy. Khi cho 0,1 mol X tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3 dư thu được tối đa bao nhiêu gam Ag?
A 10,8 gam
B 43,2 gam
C 21,6 gam
D 32,4 gam
- Câu 4 : Có 6 dung dịch đựng riêng biệt trong 6 ống nghiệm (NH4)2SO4, FeCl2, Cr(NO3)3, K2CO3, NaHSO3 Al(NO3)3. Cho Ba(OH)2 đến dư vào 6 dung dịch trên. Sau khi phản ứng kết thúc, số ống nghiệm có kết tủa là:
A 5
B 4
C 3
D 2
- Câu 5 : Dùng muối iốt hàng ngày để phòng ngừa dịch bệnh bướu cổ. Muối iôt đó là:
A I2 + NaCl
B NaCl + NaI
C NaCl + KI + KIO3
D NaI3 + NaCl
- Câu 6 : Chất hữu cơ X có tỉ khối hơi so với metan bằng 4,625. Khi đốt cháy X thu được số mol H2O bằng số mol X đã cháy, còn số mol CO2 bằng 2 lần số mol nước. X tác dụng đươc với Na, NaOH và AgNO3 trong dung dịch NH3 sinh ra Ag. Công thức cấu tạo của X là:
A HOCH2CH2CHO
B C2H5COOH
C HCOOCH2CH3
D HOOC-CHO
- Câu 7 : Cho phản ứng oxi hóa-khử sau :
A Fe2(SO4)3, MnSO4 , K2SO4, Cl2, H2O
B Fe2(SO4)3, MnSO4 , K2SO4, HCl, H2O
C FeSO4, MnSO4 , K2SO4, FeCl3, H2O
D FeCl3, Fe2(SO4)3, MnSO4 , K2SO4, H2O
- Câu 8 : Cho a gam bột Al vào dung dịch chứa 0,1 mol AgNO3 ; 0,15 mol Cu(NO3)2 và 0,2 mol Fe(NO3)3 thu được dung dịch X và kết tủa Y. Hãy lựa chọn giá trị của a để kết tủa Y thu được chứa 3 kim loại.
A a ≥ 3,6 gam
B 2,7 gam < a < 5,4 gam.
C 3,6 gam < a ≤ 9 gam
D 5,4 gam < a ≤ 9 gam
- Câu 9 : Cho m gam mỗi chất vào trong bình có dung tích không đổi, rồi nung cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn và sau đó đều đưa về 273oC, có áp suất bình là P. Chất nào sau đây cho ra giá trị P lớn nhất ?
A AgNO3
B KClO3 (xt: MnO2)
C KMnO4
D KNO3
- Câu 10 : Hãy cho biết anot trong pin điện và anot trong bình điện phân xảy ra quá trình gì ?
A pin điện : quá trình oxi hóa và bình điện phân : quá trình khử.
B tại pin điện và bình điện phân đều xảy ra quá trình oxi hóa.
C tại pin điện và bình điện phân đều xảy ra quá trình khử.
D pin điện : quá trình khử và bình điện phân: quá trình oxi hóa.
- Câu 11 : Hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO. Cho khí CO dư qua X nung nóng được chất rắn Y . Hòa Y vào dung dịch NaOH dư được dung dịch E và chất rắn G. Hòa tan chất rắn G vào dd Cu(NO3)2 dư thu được chất rắn F. Xác định thành phần của chất rắn F.
A Cu, MgO.
B Cu
C Cu, Al2O3, MgO.
D Cu, MgO, Fe3O4
- Câu 12 : Hoà tan hoàn toàn 21,1gam hỗn hợp gồm FeCl2 và NaF (có tỉ lệ mol là 1:2) vào một lượng nước (dư), thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 (dư) vào X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn sinh ra m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A 39,5g
B 28,7g
C 57,9g
D 68,7g
- Câu 13 : Xét phản ứng thuận nghịch sau: SO2(k) + NO2(k) ⇌ SO3(k) + NO(k).
A 18
B 0,05
C 23
D 20
- Câu 14 : Cho các chất sau : axetilen, etilen, but-1-in, axit fomic, fomanđehit, phenyl fomat, glucozơ, anđehit axetic, metyl axetat, mantozơ, natri fomat, axeton. Số chất có thể tham gia phản ứng tráng gương là:
A 7
B 8
C 9
D 6
- Câu 15 : Cho NH3 dư vào lần lượt các dung dịch sau: CrCl3, CuCl2, ZnCl2, AgNO3, NiCl2. Số trường hợp kết tủa hình thành rồi bị tan là:
A 3
B 4
C 5
D 1
- Câu 16 : Muối A có công thức là C3H10O3N2, lấy 7,32 gam A phản ứng hết với 150ml dd KOH 0,5M. Cô cạn dd sau phản ứng thì được phần hơi và phần chất rắn, trong phần hơi có 1 chất hữu cơ bậc 3, trong phần rắn chỉ là chất vô cơ. Khối lượng chất rắn là:
A 6,90 g.
B 6,06 g.
C 11,52 g.
D 9,42 g.
- Câu 17 : Từ toluen muốn điều chế o-nitrobenzoic người ta thực hiện theo sơ đồ sau
A KMnO4 và HNO3
B HNO3 và H2SO4
C HNO3 và KMnO4
D KMnO4 và NaNO2
- Câu 18 : Cho các chất sau đây: 1) CH3COOH, 2) C2H5OH, 3) C2H2, 4) CH3COONa, 5) HCOOCH=CH2, 6) CH3COONH4, 7) C2H4. Dãy gồm các chất nào sau đây đều được tạo ra từ CH3CHO bằng một phương trình phản ứng là:
A 1, 2, 4, 6.
B 1, 2, 6.
C 1, 2, 3, 6, 7
D 2, 3, 5, 7.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein