bài tập về tính lưỡng tính của aminoaxit
- Câu 1 : Cho từng chất H2N-CH2-COOH ; CH3-COOH ; CH3-COOCH3 lần lượt tác dụng với dung dịch NaOH (to) và với dung dịch HCl (to). Số phản ứng xảy ra là:
A 3
B 5
C 6
D 4
- Câu 2 : Thực hiện phản ứng este giữa amino axit X và ancol CH3OH thu được este Y có tỉ khối hơi so với không khí bằng 3,069. CTCT của X:
A H2N-CH2-COOH
B H2N-CH2-CH2-COOH
C CH2-CH(NH2)-COOH
D H2N-(CH2)3-COOH
- Câu 3 : HCHC X có công thức C3H9O2N. Cho X phản ứng với dd NaOH, đun nhẹ thu được muối Y và khí Z làm xanh giấy quỳ tím ẩm. Cho Y tác dụng với NaOH rắn, đun nóng được CH4, X có công thức cấu tạo nào sau đây?
A C2H5-COO-NH4
B CH3-COO-NH4
C CH3-COO-H3NCH3
D B và C đúng
- Câu 4 : Một HCHC X có công thức C3H7O2N. X phản ứng với dung dịch brom, X tác dụng với dd NaOH và HCl. Chất hữu cơ X có công thức cấu tạo:
A H2N – CH = CH – COOH
B CH2 = CH – COONH4
C NH2 – CH2 – CH2 – COOH
D A và B đúng.
- Câu 5 : Đốt cháy 1mol amino axit H2N – [CH2]n – COOH phải cần số mol oxi là:
A (2n+3)/2
B (6n+3)/2
C (6n+3)/4
D (2n+3)/4
- Câu 6 : Trong phân tử aminoaxit X có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho 15,0 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 19,4 gam muối khan. Công thức của X là
A H2NC4H8COOH.
B H2NC3H6COOH.
C H2NC2H4COOH.
D H2NCH2COOH.
- Câu 7 : Một HCHC X có tỉ lệ khối lượng C:H:O:N = 9: 1,75: 8: 3,5 tác dụng với dd NaOH và dd HCl theo tỉ lệ mol 1: 1 và mỗi trường hợp chỉ tạo một muối duy nhất. Một đồng phân Y của X cũng tác dụng với dd NaOH và dd HCl theo tỉ lệ mol 1: 1 nhưng đồng phân này có khả năng làm mất màu dd Br2. Công thức phân tử của X và công thức cấu tạo của X, Y lần lượt là:
A C3H7O2N; H2N-C2H4-COOH; H2N-CH2-COO-CH3
B C3H7O2N; H2N-C2H4-COOH; CH2=CH-COONH4
C C2H5O2N; H2N-CH2-COOH; CH3-CH2-NO2
D C3H5O2N; H2N-C2H2-COOH; CHºC-COONH4
- Câu 8 : Chất A có phần trăm các nguyên tố C,H, N, O lần lượt là 40,45%, 7,86%, 15,73%, còn lại là O. Khối lượng mol phân tử của A nhỏ hơn 100g/mol. A vừa tác dụng với dd NaOH vừa tác dụng với dd HCl, có nguồn gốc từ thiên nhiên. Công thức cấu tạo của A là:
A CH3-CH(NH2)-COOH
B H2N-(CH2)2-COOH
C H2N-CH2-COOH
D H2N-(CH2)3-COOH
- Câu 9 : Đun 100ml dung dịch một aminoaxit 0,2M tác dụng vừa đủ với 80ml dd NaOH 0,25M. Sau phản ứng người ta chưng khô dung dịch thu được 2,5g muối khan. Mặt khác, lại lấy 100g dung dịch aminoaxit nói trên có nồng độ 20,6% phản ứng vừa đủ với 400ml dung dịch HCl 0,5M. CTPT của aminoaxit:
A H2NCH2COOH
B H2NCH2CH2COOH
C H2N(CH2)3COOH
D A và C đúng
- Câu 10 : Hợp chất hữu cơ X chỉ chứa hai loại nhóm chức amino và cacboxyl. Cho 100ml dung dịch X 0,3M phản ứng vừa đủ với 48ml dd NaOH 1,25M. Sau đó đem cô cạn dung dịch thu được được 5,31g muối khan. Bíêt X có mạch cacbon không phân nhánh và nhóm NH2 ở vị trí alpha. CTCT của X:
A CH3CH(NH2)COOH
B CH3C(NH2)(COOH)2
C CH3CH2C(NH2)(COOH)2
D HOOCCH(NH2)CH2COOH
- Câu 11 : Cho α-amino axit mạch không phân nhánh A có công thức dạng H2NR(COOH)2 phản ứng hết với 0,1 mol NaOH tạo 9,55 gam muối. A là
A axit 2-aminopropanđioic
B axit 2-aminobutanđioic
C axit 2-aminopentanđioic
D axit 2-aminohexanđioic
- Câu 12 : X là một aminoaxit tự nhiên, 0,01 mol X tác dụng vừa đủ với 0,01 mol HCl tạo muối Y. Lượng Y sinh ra tác dụng vừa đủ với 0,02 mol NaOH tạo 1,11 gam muối hữu cơ Z. X là:
A axit aminoaxetic
B axit β -aminopropionic
C axit α - aminopropionic
D axit α - aminoglutaric
- Câu 13 : X là một α -amino axit chứa một nhóm COOH và một nhóm NH2. Cho 8,9 gam X tác dụng với 200ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Để phản ứng với các chất có trong Y cần dùng 300 mol dung dịch NaOH 1M. Công thức đúng của X là:
A CH3CH(NH2)COOH
B (CH3)2C(NH2)COOH
C CH3CH2CH(NH2)COOH
D (CH3)2CHCH(NH2)COOH
- Câu 14 : Amino axit Y chứa một nhóm COOH và 2 nhóm NH2. Cho 1 mol Y tác dụng hết với dung dịch HCl và cô cạn thì thu được 205 gam muối khan. Công thức phân tử của Y là
A C4H10N2O2
B C5H12N2O2
C C6H14N2O2
D C5H10N2O2
- Câu 15 : Amino axit X chứa a nhóm COOH và b nhóm NH2. Cho 1 mol X tác dụng hết với dung dịch HCl và cô cạn thì thu được 169,5 gam muối khan. Cho X tác dụng với NaOH thu được 177 gam muối. Công thức phân tử của X là
A C3H7NO2
B C4H7NO4
C C4H6N2O2
D C5H7NO2
- Câu 16 : Cho 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch HCl (dư), thu được m1 gam muối Y. Cũng 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được m2 gam muối Z. Biết m2 - m1 = 7,5. Công thức phân tử của X là
A C4H10O2N2.
B C5H9O4N.
C C4H8O4N2.
D C5H11O2N.
- Câu 17 : 1 mol ∞ – aminoaxit X tác dụng vứa hết với 1 mol HCl tạo ra muối Y có hàm lượng clo là 28,287%. CTCT của X là :
A CH3 – CH(NH2) – COOH.
B H2N – CH2 – CH2 –COOH.
C H2N – CH2 – COOH.
D H2N – CH2 – CH(NH2) –COOH.
- Câu 18 : ĐH B 2013: Amino axit X có công thức H2NCxHy(COOH)2. Cho 0,1 mol X vào 0,2 lít dung dịch H2SO4 0,5M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 3M, thu được dung dịch chứa 36,7 gam muối. Phần trăm khối lượng của nitơ trong X là
A 9,524%
B 10,687%
C 10,526%
D 11,966%
- Câu 19 : Để phản ứng với dung dịch hỗn hợp X gồm 0,01 mol axit glutamic và 0,01 mol amino axit A cần vừa đúng 100 ml dung dịch HCl 0,2M, thu được dung dịch Y. Toàn bộ dung dịch Y phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 0,5M thu được 4,19 gam hỗn hợp muối. Tên của amino axit A là
A alanin.
B valin.
C glyxin.
D lysin.
- Câu 20 : Cho chuỗi phản ứng sau:A + NaOH X + Y + H2O; X Axit propanoic. CTCT của A là:
A CH3COONH3CH2CH3.
B C2H5COONH3CH3.
C HCOONH3CH2CH2CH3.
D CH3COONH3CHCH2
- Câu 21 : Có ba lọ mất nhãn, mỗi lọ chứa một trong các amino axit sau: glyxin, lysin và axit glutamic. Thuốc thử nào sau đây có thể nhận biết được cả ba dung dịch trên?
A quỳ tím
B dung dịch NaHCO3
C Kim loại Al
D dung dịch NaNO2/HCl
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein