Bộ câu hỏi trắc nghiệm kinh tế vi mô có đáp án số...
- Câu 1 : Doanh thu cận biên
A. Nhỏ hơn giá đối với hãng cạnh tranh vì khi bán nhiều sản phẩm nó phải hạ giá
B. Bằng giá đối với hãng cạnh tranh
C. Là doanh thu mà hãng nhận được từ một đơn vị bán thêm
D. B và C
- Câu 2 : Hãng cung mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận khi:
A. Doanh thu cận biên bằng giá
B. Doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên
C. Lợi nhuận kinh tế bằng không
D. Lợi nhuận kế toán bằng không
- Câu 3 : Một hãng sẽ gia nhập thị trường bất cứ khi nào
A. Giá thị trường lớn hơn chi phí trung bình tối thiểu mà hãng có thể sản xuất
B. Hãng có thể thu được doanh thu lớn hơn các chi phí biến đổi
C. Giá lớn hơn mức tối thiểu của đường chi phí biến đổi trung bình
D. Giá bằng chi phí cận biên
- Câu 4 : Hãng nên rời bỏ thị trường khi
A. Giá nhỏ hơn chi phí cận biên
B. Giá nhỏ hơn mức tối thiểu của đường chi phí trung bình
C. Giá nhỏ hơn mức tối thiểu của đường chi phí biến đổi trung bình
D. A và C
- Câu 5 : Các chi phí kinh tế của hãng bao gồm:
A. Chi phí cơ hội của thời gian
B. Doanh thu có thể thu được từ các tài sản mà hãng sở hữu khi sử dụng theo cac phương án khác
C. Thu nhập từ vốn cổ phần mà các chủ sở hữu đầu tư vào hãng
D. Tất cả đều đúng
- Câu 6 : Đường cung dài hạn đối với một ngành là
A. Co dãn hoàn toàn
B. Co dãn hơn đường cung ngắn hạn
C. Ít cố định hơn đường cung ngắn hạn
D. Đường biên phía dưới của tất cả các đường cung ngắn hạn
- Câu 7 : Tô kinh tế đề cập đến
A. Lợi nhuận kinh tế trừ chi phí chìm
B. Một khoản thanh toán nào đó cho một đầu vào cao hơn mức tối thiểu cần thiết để giữ đầu vào đó trong việc sử dụng hiện thời của nó
C. Những khoản thanh toán của tá điền cho địa chủ
D. Lương cho những người có tay nghề đặc biệt
- Câu 8 : Trong mô hình cạnh tranh cơ bản lợi nhuận giảm xuống bằng 0. Điều này có nghĩa là:
A. Doanh thu vừa đủ để bù đắp các chi phí biến đổi
B. Doanh thu vừa đủ để bù đắp tất cả các chi phí, bao gồm cả chi phí cơ hội của tư bản tài chính đã đầu tư
C. Giá bằng mức tối thiểu của đường chi phí biến đổi trung bình
D. Lợi nhuận kế toán bằng không
- Câu 9 : Trong mô hình cạnh tranh cơ bản, một hãng đặt giá cao hơn giá hiện hành
A. Sẽ mất dần một ít khách hàng của mình
B. Sẽ mất tất cả khách hàng của mình
C. Có thể giữ được khách hàng của mình nếu chất lượng hàng hóa của mình cao hơn của những đối thủ cạnh tranh khác
D. Sẽ không mất khách hàng nếu giá của nó bằng chi phí cận biên của nó
- Câu 10 : Theo mô hình cạnh tranh cơ bản
A. Các hãng tối đa hóa giá trị thị trường của mình
B. Các hãng tối đa hóa lợi nhuận ngắn hạn của mình nhưng bỏ qua các ảnh hưởng dài hạn của các quyết định hiện thời
C. Các hãng tối đa hóa lợi nhuận cân nhắc cả ngắn hạn và dài hạn
D. B và C
- Câu 11 : Khi giá nhỏ hơn mức tối thiểu của đường chi phí biến đổi trung bình hãng
A. Gia nhập thị trường
B. Rời bỏ thị trường
C. Có thể tiếp tục hoặc rời bỏ tùy thuộc vào độ lớn của chi phí chìm
D. Đóng của sản xuất nhưng không rời bỏ
- Câu 12 : Đường cung thị trường
A. Là tổng các số lượng của các đường cung của các hàng hóa
B. Là ít cố định hơn so với các đường cung của tất cả các hãng
C. Là đường chi phí con người của hãng cuối cùng gia nhập thị trường
D. Luôn luôn là đường nằm ngang
- Câu 13 : Nếu biết tất cả các chi phí cố định của hãng đều là chi phí chìm thì nó sẽ đóng cửa khi:
A. Giá thấp hơn chi phí cận biên
B. Giá thấp hơn mức tối thiểu của đường chi phí biến đổi trung bình
C. Giá thấp hơn mức tối thiểu của đường chi phí trung bình
D. Lợi nhuận kế toán giảm xuống dưới không
- Câu 14 : Nếu không có chi phí cố định nào của hãng là chi phí chìm thì nó sẽ đóng cửa khi
A. Giá thấp hơn mức tối thiểu của đường chi phí trung bình
B. Giá thấp hơn mức tới thiểu của đường chi phí biến đổi trung bình
C. Lợi nhuận kinh tế giảm xuống dưới không
D. A và C
- Câu 15 : Nếu hãng với đường chi phí trung bình ngắn hạn hình chữ U tăng gấp đôi sản lượng của mình lên bằng cách tăng gấp đôi số nhà máy và giữ nguyên chi phí trung bình của mình thì đường cung dài hạn là:
A. Co dãn hoàn toàn
B. Không cố định hoàn toàn
C. Dốc lên
D. Dốc xuống
- Câu 16 : Trong nền kinh tế thị trường, sau khi cầu giảm, phản ứng ngắn hạn đối với cung quá nhiều là:
A. Giá sẽ tăng nhưng lợi nhuận giảm
B. Giá và lợi nhuận sẽ giảm
C. Giá sẽ giảm nhưng lợi nhuận sẽ không thay đổi
D. Giá sẽ giảm nhưng lợi nhuận tăng
- Câu 17 : Trong nền kinh tế thị trường, sau khi cầu tăng, phản ứng ngắn hạn đối với thiếu hụt là:
A. Giá sẽ giảm nhưng lợi nhuận tăng
B. Giá sẽ tăng nhưng lợi nhuận giảm
C. Giá sẽ tăng nhưng lợi nhuận giữ nguyên
D. Giá và lợi nhuận sẽ tăng
- Câu 18 : Trong nền kinh tế thị trường chức năng quan trọng của giá là:
A. Đảm bảo sự phân phối hàng hóa công bằng
B. Đảm bảo tài nguyên được sử dụng là cạnh tranh theo cách hiệu quả nhất
C. Đảm bảo tất cả các ngành sẽ là cạnh tranh hoàn hảo trong dài hạn
D. Làm cho ích lợi cận biên của tất cả các hàng hóa và dịch vụ được tiêu dùng bằng nhau
- Câu 19 : Đường cung của một hãng cạnh tranh trong dài hạn trùng với
A. Phần đi lên của đường chi phí cận biên, bên trên đường chi phí trung bình
B. Phần đi lên của đường chi phí trung bình của nóx
C. Toàn bộ đường chi phí trung bình của nó
D. Toàn bộ phần của đường tổng chi phí khi mà tổng chi phí tăng hoặc giữ nguyên khi sản lượng tăng
- Câu 20 : Thặng dư sản xuất có thể biểu thị là:
A. Tổng của chi phí cố định và chi phí biến đổi của hãng
B. Diện tích nằm giữa đường chi phí biến đổi trung bình của hãng và đường giá giới hạn bởi sản lượng tối đa hóa lợi nhuận và mức sản lượng bằng không
C. Chênh lệch giữa doanh thu và tổng chi phí biến đổi của hãng
D. B và C
- Câu 21 : Người cung trong một thị trường cạnh tranh thuần túy được đặc trưng bởi tất cả trừ đặc điểm nào trong các đặc điểm sau?
A. Có thể ảnh hưởng đến giá sản phẩm của mình
B. Sản xuất sao cho chi phí cận biên bằng giá
C. Nó có thể bán bao nhiêu tùy ý ở mức giá đang thịnh hành
D. Sản xuất một số dương khối lượng sản phẩm trong ngắn hạn có thể bù đắp được các chi phí biến đổi
- Câu 22 : Hình nào trong các hình ở hình chỉ ra một cách chính xác nhất mức sản lượng mà người cung trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo sẽ sản xuất, số lượng sản phẩm là số dương?
A. A
B. B
C. C
D. D
- Câu 23 : Yếu tố nào trong các yếu tố sau không phù hợp với cạnh tranh hoàn hảo. Đối với mỗi hãng:
A. Chi phi cận biên nhất định giảm
B. Chi phí cận biên nhất định tăng
C. Chi phí cận biên không đổi
D. Cầu co dãn vô cùng
- Câu 24 : Nếu hãng phải bán sản phẩm của mình ở mức giá thị trường, bất kể giá thị trường đó là bao nhiêu, và muốn thu được lợi nhuận cực đại có thể thì nó phải:
A. Cố gắng sản xuất và bán mức sản lượng ở đó chi phí cận biên tăng và bằng giá
B. Cố gắng bán tất cả số lượng mà nó có thể sản xuất
C. Cố gắng x và bán mức sản lượng ở đó chi phí cận biên đạt mức tối thiểu
D. Không bao giờ để cho chi phí cận biên bằng giá, vì đó là điểm làm cho lợi nhuận bằng không
- Câu 25 : Nếu hãng ở trong hoàn cảnh cạnh tranh thuần túy (hoàn hảo) hoạt động ở mức tổng doanh thu không đủ để bù đắp tổng chi phí biến đổi thì tốt nhất là phải:
A. Lập kế hoạch đóng cửa sản xuất
B. Lập kế hoạch tiếp tục hoạt động ổn định
C. Tiếp tục hoạt động nếu ở mức sản lượng đó giá đủ để bù đắp chi phí trung bình
D. Tăng giá
- Câu 26 : Nếu bốn hãng trong ngành cạnh tranh có biểu cung sau đây thì cung tổng cộng của chúng có thể coi là các biểu được liệt kê ở dưới: Q1S = 16 + 4P; Q2S = 5 + 5P; Q3S = 32 + 8P; Q4S = 60 + 10P
A. Q bằng 113 – 27P
B. Q bằng 113 + 27P
C. Q bằng 51 + 4P
D. Cần thêm số liệu nữa
- Câu 27 : Lý do tại sao ở cân bằng P phải bằng MC đối với tất cả các hàng hóa là
A. Ở điểm này một số người có thể được làm cho có lợi hơn mà không phải làm cho người khác bị thiệt
B. Ở điểm này không thể tăng lợi nhuận từ một hàng hóa mà không phải giảm lợi nhuận từ một hàng hóa khác
C. Xã hội vẫn chưa đạt phúc lợi tối ưu
D. Xã hội không thể đạt được phúc lợi tối ưu
- Câu 28 : Điểm đóng cửa sản xuất là điểm mà ở đó:
A. Giá bằng chi phí cận biên
B. Chi phí cố định trung bình bằng chi phí cận biên
C. Chi phí biến đổi trung bình bằng chi phí cận biên
D. Tổng chi phí trung bình bằng chi phí cận biên
- Câu 29 : Điều gì sẽ xảy ra khi một nông trại trong cạnh tranh thuần túy hạ giá của mình xuống thấp hơn giá cân bằng thị trường cạnh tranh?
A. Tất cả các nông trại khác cũng sẽ hạ giá của mình xuống
B. Nó sẽ không tối đa hóa được lợi nhuận của mình
C. Nó sẽ có thị phần lớn hơn và điều này làm cho nó có lợi
D. Tất cả các nông trại khác sẽ bị loại ra khỏi ngành
- Câu 30 : Đôi khi đối với hãng nên hoạt động bị lỗ trong thị trường cạnh tranh thuần túy khi mà giá bù đắp được:
A. Chi phí biến đổi trung bình
B. Chi phí trung bình
C. Chi phí cận biên
D. Chi phí cố định trung bình
- Câu 31 : Đối với hãng, ngắn hạn được định nghĩa là khoảng thời gian đủ dài để:
A. Thu thập các số liệu về các yếu tố sản xuất chứ không phải là các số liệu về sản lượng
B. Thu thập các số liệu về sản lượng và về các yếu tố sản xuất
C. Thay đổi mức sản lượng chứ không phải tất cả các yếu tố sản xuất
D. Thay đổi mức sản lượng và các yếu tố sản xuất
- Câu 32 : Khi chỉ có những người sản xuất cạnh tranh trong nền kinh tế (bỏ qua ảnh hưởng hướng ngoại) thì có sự phân bổ tài nguyên hiệu quả vì:
A. Mặc dù thu được lợi nhuận kinh tế dương ở một số ngành nhưng tư bản cũng bị ngăn không cho chuyển đến các ngành này
B. Mặc dù thu được lợi nhuận ky dương ở một số ngành nhưng một số ngành khác lại bị lỗ
C. Một số hãng sẽ sản xuất quá ít sản phẩm còn các hãng khác lại sản xuất quá nhiều sản phẩm
D. Giá của hàng hóa sẽ phản ánh chi phí cận biên của sản xuất
- Câu 33 : Nếu tất cả các hãng trong một ngành được đặc trưng bởi chi phí giảm cùng đặt giá bằng chi phí cận biên thì sự dịch chuyển lên phía trên của đường cầu trong dài hạn sẽ:
A. Làm tăng sản lượng của ngành và giảm giá
B. Làm giảm sản lượng của ngành và tăng giá
C. Không làm thay đổi giá hoặc lượng của ngành
D. Tạo ra một cấu trúc ngành cạnh tranh nhiều hơn
- Câu 34 : Theo mô hình cạnh tranh cơ bản, các hãng tối đa hóa giá trị của hãng:
A. Đúng
B. Sai
- Câu 35 : Hãng chọn được mức yếu tố sản xuất tối đa hóa lợi nhuận khi giá yếu tố sản xuất bằng giá trị của sản phẩm cận biên
A. Đúng
B. Sai
- Câu 36 : Hãng chọn được mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận khi giá bằng chi phí cận biên
A. Đúng
B. Sai
- Câu 37 : Giá trị của sản phẩm cận biên bằng sản phẩm cận biên chia cho mức lương
A. Đúng
B. Sai
- Câu 38 : Trong mô hình cạnh tranh doanh thu cận biên nhỏ hơn giá vì tăng sản lượng dẫn đến giảm giá
A. Đúng
B. Sai
- Câu 39 : Ngành độc quyền tự nhiên đặt P bằng AC:
A. Làm cho ngành thu được quá nhiều lợi nhuận
B. Loại trừ lợi nhuận độc quyền và điều xã hội không muốn về độc quyền
C. Có thể vẫn không đạt được P bằng MC
D. Là những giới hạn hợp lý đối với tự do
- Câu 40 : Độc quyền đi trệch khỏi P bằng MC có nghĩa là:
A. Không ai có thể được lợi mà không có người nào đó khác bị thiệt
B. Hàng hóa được sản xuất ra một cách hiệu quả
C. Xã hội có khả năng nhiều hơn để đạt được tối ưu phúc lợi của mình
D. Có thể làm cho một người nào đó được lợi mà không phải làm cho người khác bị thiệt
- Câu 41 : Khi các nhà kinh tế thúc giục chính phủ cố gắng loại bỏ độc quyền bán, họ làm thế chủ yếu nhằm mục đích:
A. Mở rộng những dịch vụ công cộng có tính kinh tế của quy mô
B. Ngăn chặn không có giảm số các hãng nhỏ
C. Hạn chế việc sát nhập
D. Đảm bảo sự cạnh tranh
- Câu 42 : Một hãng bán cùng một loại sản phẩm cho hai nhóm khách hàng: A và B. Hãng cho rằng việc phân biệt giá cấp ba là khả thi và muốn đặt các mức giá tối đa hóa lợi nhuận. Biểu thức nào sau đây mô tả sát nhất chiến lược giá và sản lượng tối đa hóa lợi nhuận?
A. PA bằng PB bằng MC
B. MRA bằng MRB
C. MRA bằng MRB bằng MC
D. MRA – MRB bằng 1 – MC
- Câu 43 : Trường hợp nào trong các trường hợp sau là hàng rào gia nhập ủng hộ cạnh tranh không hoàn hảo?
A. Đặt giá thấp hơn giá gia nhập
B. Bảo hộ ngành trong nước khỏi sự cạnh tranh thế giới bằng thuế quan
C. Khác biệt hóa sản phẩm
D. Sản lượng tăng thì chi phí sản xuất giảm
- Câu 44 : Lập luận nào sau đây ủng hộ cạnh tranh?
A. Cạnh tranh tạo ra số hãng sản xuất hiệu quả
B. Cạnh tranh luôn luôn làm cho giá sản phẩm thấp hơn
C. Cạnh tranh làm cho giá sản phẩm phản ánh sát hơn với chi phí cơ hội của việc sản xuất hàng hóa
D. Cạnh tranh hoàn hảo là cho P bằng MC
- Câu 45 : Lập luận nào sau đây không ủng hộ cạnh tranh hoàn hảo?
A. Trong các ngành được đặc trưng bởi tính kinh tế của quy mô thì việc tập trung hóa sẽ làm cho giá thấp hơn
B. Độc quyền có thể thực hiện những nghiên cứu và phát triển đòi hỏi nhiều kinh phí hơn
C. Chi phí sản xuất tính trên đơn vị sản phẩm giảm dần trong một chuỗi sản phẩm tiềm tàng
D. Hãng cạnh tranh không hoàn hảo tối đa hóa lợi nhuận bằng việc sản xuất sản phẩm ở MC bằng MR
- Câu 46 : Lời phát biểu nào trong các lời phát biểu sau đây là đúng?
A. Đường cung độc quyền là phần của đường chi phí cận biên nằm trên mức chi phí biến đổi trung bình tối thiểu
B. Đường cung độc quyền là kết quả của mối quan hệ 1:1 giữa giá và lượng
C. Nhà độc quyền không có đường cung vì lượng cung ở một mức giá cụ thể phụ thuộc vào đường cầu của nhà độc quyền
D. Nhà độc quyền không có đường cung vì đường chi phí cận biên (của nhà độc quyền) thay đổi đáng kể theo thời gian
- Câu 47 : Trong độc quyền tự nhiên một hãng có thể sản xuất với chi phí trung bình thấp hơn mức có thể nếu nó phải chia sẻ thị trường cho các hãng khác
A. Đúng
B. Sai
- - Bộ câu hỏi Nhanh như chớp !!
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 2 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm ngữ pháp Tiếng Anh tìm lỗi sai - Đề số 1 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 3 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm môn luật đất đai - Đề số 4 (Có đáp án)
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 2
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 3
- - Trắc nghiệm lý thuyết bằng lái xe máy A1 - Đề số 4