Đề thi thử THPT Quốc Gia - ĐH môn hóa năm 2016, Đề...
- Câu 1 : Các nguyên tố từ Li đến F, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì
A bán kính nguyên tử và độ âm điện đều tăng.
B bán kính nguyên tử giảm, độ âm điện tăng.
C bán kính nguyên tử tăng, độ âm điện giảm.
D bán kính nguyên tử và độ âm điện đều giảm.
- Câu 2 : Cho các phản ứng: Công thức phân tử của X là
A C12H20O6
B C12H14O4
C C11H10O4
D C11H12O4
- Câu 3 : Hỗn hợp X gồm a mol Fe, b mol FeCO3 và c mol FeS2. Cho X vào bình dung tích không đổi chứa không khí (dư), nung đến các phản ứng xảy ra hoàn toàn sau đó đưa về nhiệt độ đầu thấy áp suất trong bình bằng áp suất trước khi nung. Quan hệ của a, b, c là:
A a = b + c
B b = c + a
C 4a + 4c = 3b
D a + c = 2b
- Câu 4 : Hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử C3H6O2. Cả X và Y đều tác dụng với Na; X tác dụng được với NaHCO3 còn Y có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo của X và Y lần lượt là
A C2H5COOH và HCOOC2H5.
B HCOOC2H5 và HOCH2COCH3.
C HCOOC2H5 và HOCH2CH2CHO.
D C2H5COOH và CH3CH(OH)CHO.
- Câu 5 : Điện phân có màng ngăn 500ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuCl2 0,1M và NaCl 0,5M (điện cực trơ, hiệu suất điện phân 100%) với cường độ dòng điện 5A trong 3860 giây. Dung dịch thu được sau điên phân có khả năng hòa tan m gam Al. Giá trị lớn nhất của m là?
A 2,7
B 4,05
C 1,35
D 5,4
- Câu 6 : Nhiệt phân 4,385 gam hỗn hợp X gồm KClO3 và KMnO4, thu được O2 và m gam chất rắn gồm K2MnO4, MnO2 và KCl. Toàn bộ lượng O2 tác dụng hết với cacbon nóng đỏ, thu được 0,896 lít hỗn hợp khí Y (đktc) có tỉ khối so với H2 là 16. Thành phần % theo khối lượng của KMnO4 trong X là
A 62,76%
B 27,94%
C 74,92%
D 72,06%
- Câu 7 : Nung nóng hỗn hợp bột X gồm a mol Fe và b mol S trong khí trơ, hiệu suất phản ứng bằng 50% thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 4,2. Tỉ lệ a:b bằng:
A 5:1
B 1:5
C 2:5
D 5:2
- Câu 8 : Stiren là một hidrocacbon còn có tên gọi là
A Xilen.
B Toluen.
C Cumen.
D Vinyl bezen.
- Câu 9 : Cho sơ đồ chuyển hóa sau : CO2 → X→Y→ Z→ T→ PE. Các chất X, Y, Z là
A tinh bột, saccarozơ, anđehit, etilen.
B tinh bột, glucozơ, anđehit, etilen.
C tinh bột, glucozơ, ancol etylic, etilen.
D tinh bột, xenlulozơ, ancol etylic, etilen
- Câu 10 : Cho m gam hỗn hợp X gồm MgO, Al2O3, Fe2O3; Fe3O4, CuO và Cr2O3 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thấy giải phóng 1,12 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Dẫn CO qua m gam hỗn hợp X, đun nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn Y và hỗn hợp khí Z. Dẫn Z qua nước vôi trong dư thu được 12 gam kết tủa.Hòa tan chất rắn Y trong dung dịch HNO3 dư, thu được 12 gam kết tủa. Hòa tan chất rắn Y trong dung dịch HNO3 dư, thu được V lít khí hỗn hợp NO2, NO (đktc) và dung dịch không chứa muối amoni. Tỷ khối của hỗn hợp khí này so với hidro là 19,44. V?
A 4,032
B 2,846
C 1,66
D 3,439
- Câu 11 : Hoà tan m gam hỗn hợp X gồm đạm Ure và NH4NO3 vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2 đun nóng. Sau khi kết thúc phản ứng thu được 9 gam kết tủa và thoát ra 4,256 lít khí. Phần trăm khối lượng của Ure trong X là
A 12,91%.
B 91,53%.
C 87,09%.
D 83,67%.
- Câu 12 : Đun nóng m gam hỗn hợp gồm 3a mol tetrapeptit X mạch hở và 2a mol tripeptit mạch hở Y với 900ml dung dịch NaOH 2M (vừa đủ). Sau khi phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 96,48 gam muối khan của các amino axit đều có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2 trong phân tử. Giá trị của m là:
A 51,72
B 33,48
C 34,38
D 57,12
- Câu 13 : Dãy chất nào sau đây được sắp xếp đúng theo thứ tự tính axit giảm dần ?
A HClO4, H3PO4, H2SO4, HAlO2, H2SiO3
B HClO4, H2SO4, H3PO4, H2SiO3, HAlO2
C H2SiO3, HAlO2, H3PO4, H2SO4, HClO4
D H2SO4, HClO4, H3PO4, H2SiO3, HAlO2
- Câu 14 : Cho 91,2g FeSO4 tác dụng vừa đủ với dung dịch K2Cr2O7 trong môi trường axit H2SO4 loãng. Xác định khối lượng K2Cr2O7 cần dùng:
A 28,4g
B 29,4g
C 26,4g
D 27,4g
- Câu 15 : Chia hỗn hợp X gồm Cu và Fe thành 2 phần bằng nhau:-Phần 1: cho vào dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít khí H2 (đo ở đktc).- Phần 2: cho vào cốc chứa 500 ml dung dịch FeCl3 1M , thấy có 3,2 gam chất rắn không tan.Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Số gam Cu có trong hỗn hợp X là:
A 6,4 gam
B 3,2 gam
C 12,8 gam
D 9,6 gam
- Câu 16 : Hấp thụ hoàn toàn 11,2 lit CO2 vào 100ml dung dịch Ba(OH)2 x M , sau phản ứng thu được 3a gam kết tủa. Mặt khác, nếu hấp thụ hoàn toàn 13,44 lit CO2 vào 100ml dung dịch Ba(OH)2 x M, thì sau phản ứng thu được 2a gam kết tủa. Giá trị x là
A 2,5.
B 4,0.
C 3,5.
D 3,0.
- Câu 17 : Thực hiện các thí nghiệm sau: (I) Cho dung dịch NaCl vào dung dịch KOH.(II) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(OH)2.(III) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn.(IV) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch NaNO3. (V) Sục khí NH3 vào dung dịch Na2CO3.(VI) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2.Các thí nghiệm đều điều chế được NaOH là:
A I, II và III.
B II, III và VI.
C II, V và VI.
D I, IV và V.
- Câu 18 : Dãy các chất có liên kết -1,4- glicozit là:
A Xenlulozơ, Mantozơ, amilozơ, amilopectin
B Saccarozơ, Mantozơ, amilozơ, amilopectin
C Mantozơ, amilozơ, amilopectin
D Glucozơ, Fructozơ, Saccarozơ, Mantozơ.
- Câu 19 : Cho hình vẽ sau Hình ảnh đó chứng tỏ:
A P đỏ dễ bốc cháy hơn P trắng
B P trắng và P đỏ đều bị bốc cháy trong không khí
C P trắng dễ bốc cháy hơn P đỏ
D P trắng và P đỏ không cháy trong không khí.
- Câu 20 : Sự đốt các nhiên liệu hóa thạch đã góp phần vào vấn đề mưa axit, đặc biệt tại Châu Âu. Khí nào sau đây chủ yếu gây nên hiện tượng mưa axit ?
A SO2
B CO2
C CH4
D CO
- Câu 21 : Tiến hành các thí nghiệm sau:(1) Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch NaHCO3(2) Cho dung dịch Al2(SO4)3 tới dư vào dung dịch NaAlO2(3) Sục khí CH3NH2 tới dư vào dung dịch FeCl3. (4) Sục khí propilen vào dung dịch KMnO4. (5) Sục khí CO2 vào dung dịch Na2SiO3. (6) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AgNO3.Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A 3
B 4
C 6
D 5
- Câu 22 : Cho hỗn hợp chứa 5,6 gam Fe và 6,4 gam Cu vào 100 ml dung dịch AgNO3 x M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch chứa 3 muối. Giá trị của x là
A 5,0M
B 3,5M
C 2,5M
D 4,5M
- Câu 23 : Cho các công thức phân tử sau: C3H7Cl , C3H8O và C3H9N. Hãy cho biết sự sắp xếp nào sau đây theo chiều tăng dần số lượng đồng phân ứng với các công thức phân tử đó?
A C3H8O < C3H9N < C3H7Cl
B C3H7Cl < C3H8O < C3H9N
C C3H8O < C3H7Cl < C3H9N
D C3H7Cl < C3H9N < C3H8O
- Câu 24 : Trong phòng thí nghiệm, khí CO2 được điều chế từ CaCO3 và dung dịch HCl thường bị lẫn khí hiđro clorua và hơi nước. Để thu được CO2 gần như tinh khiết, người ta dẫn hỗn hợp khí lần lượt qua hai bình đựng các dung dịch nào trong các dung dịch dưới đây?
A NaOH, H2SO4 đặc
B H2SO4 đặc, Na2CO3
C NaHCO3, H2SO4 đặc
D Na2CO3, NaCl
- Câu 25 : Cho các phản ứng sau : 2Cu(NO3)2 2CuO + 4NO2 + O2 (1); 2AgNO3 2Ag + 2NO2 + O2 (2)CaCO3 CaO + CO2 (3) ; 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 (4); 2KClO3 2KCl + 3O2 (5) ;2KNO3 2KNO2 + O2 (6)Hãy cho biết có bao nhiêu phản ứng là phản ứng oxi hóa- khử nội phân tử ?
A 3
B 6
C 4
D 5
- Câu 26 : Cho m gam bột Cu vào 400ml dung dịch AgNO3 1M sau một thời gian phản ứng thu được 42g hỗn hợp rắn X và dung dịch Y. Lọc tách X rồi thêm 16,25g bột Zn vào Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 23,65g chất rắn Z. Giá trị của m là:
A 12,8
B 16,0
C 19,2
D 9,6
- Câu 27 : Trong quả gấc chín rất giàu hàm lượng
A β -caroten
B ete của vitamin A.
C este của vitamin A.
D vitamin A.
- Câu 28 : Trong các phân tử polime: tinh bột (amilozo), xenlulozo, tinh bột (amilopectin), poli(vinyl clorua), nhựa phenolfomandehit, những phân tử polime có cấu tạo mạch thẳng là?
A Tinh bột (amilopectin), poli(vinyl clorua), xenlulozơ,
B Xenlulozơ, tinh bột (amilopectin), poli(vinyl clorua),
C Poli(vinyl clorua), xenlulozơ, nhựa phenolfomandehit
D Tinh bột (amilozơ), poli(vinyl clorua), xenlulozơ
- Câu 29 : Cho cân bằng sau trong bình kín: 2NO2 (k) ↔ N2O4 (k). (màu nâu đỏ) (không màu)Biết khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần. Phản ứng thuận có:
A DH > 0, phản ứng thu nhiệt
B DH > 0, phản ứng tỏa nhiệt
C DH < 0, phản ứng tỏa nhiệt
D DH < 0, phản ứng thu nhiệt
- Câu 30 : Chọn câu đúng trong các câu dưới đây:
A dầu mỡ động thực vật và dầu bôi trơn máy có bản chất khác nhau
B dầu mỡ động thực vật và dầu bôi trơn máy giống nhau hoàn toàn.
C dầu mỡ động thực vật và dầu bôi trơn máy chỉ giống nhau về tính chất hóa học.
D dầu mỡ động thực vật và dầu bôi trơn máy đều là lipit.
- Câu 31 : Đốt cháy hỗn hợp no, mạch hở X (axit và andehit có cùng số C) thu được nH2O = nX. Nếu cho X phản ứng với AgNO3/NH3 thu được nAg = 2nX. Phần trăm khối lượng O trong axit là:
A 69,56
B 71,11
C 53,33
D 55,17
- Câu 32 : Đốt cháy hoàn toàn một este đơn chức, mạch hở X (phân tử có số liên kết p nhỏ hơn 3), thu được thể tích khí CO2 bằng 6/7 thể tích khí O2 đã phản ứng (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện). Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với 200 ml dung dịch KOH 0,7M thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 12,88 gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A 7,20.
B 6,66.
C 8,88.
D 10,56.
- Câu 33 : Hãy cho biết có bao nhiêu amin bậc III có công thức phân tử là C5H13N?
A 3
B 4
C 2
D 5
- Câu 34 : Cho hh bột kim loại: a mol Mg, b mol Al, pứ với dd hh chứa c mol Cu(NO3)2 , d mol AgNO3 Sau pứ thu được rắn chứa 2 kim loại. Biểu thức liên hệ a,b,c,d:
A 2a + 3b = 2c + d
B 2a + 3b 2c + d
C 2a + 3b 2c – d
D 2a + 3b 2c – d
- Câu 35 : X là một α-amino axit no, mạch hở, chứa 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2. Từ m gam X điều chế được m1 gam đipeptit. Từ 2m gam X điều chế được m2 gam tripeptit. Đốt cháy m1 gam đipeptit thu được 0,045 mol nước. Đốt cháy m2 gam tripeptit thu được 0,085 mol H2O. Tìm m:
A 1,545
B 1,755
C 1,12.
D 1,335
- Câu 36 : Chất nào sau đây không phải là sản phẩm cộng giữa dung dịch brom và isopren (Theo tỉ lệ mol 1:1)?
A CH2Br-C(CH3 )=CH-CH2Br .
B CH2 =C(CH3 )-CHBr-CH2Br
C CH2Br-CH=CH-CH2-CH2Br.
D CH2Br-C(CH3)Br-CH=CH2 .
- Câu 37 : Cho các chất sau đây :(1) C2H5OH; (2) C2H5Cl ; (3) C2H2 ; (4) CH2 = CH2 ; (5) CH3 – CH3 ;(6) CH3 - COOCH= CHCl: (7) CH2= CHCl ; (8) CH2OH-CH2OH ; (9) CH3-CHCl2Trong điều kiện thích hợp từ những chất nào có thể điều chế trực tiếp được CH3CHO?
A (1) ; (2) ; (3) ; (4) ; ( 7) ; ( 8) ; (9 )
B (1) ; (3) ; (4) ; (5) ; (6) ; (8)
C (1); (3) ; (4); (7) ; (8) ; ( 9)
D (2) ; (3) ; (4) ; (5) ; (6 ) ; (9)
- Câu 38 : Chia hỗn hợp 2 ancol đơn chức X, Y (MX< MY) là đồng đẳng kế tiếp thành 2 phần bằng nhau: Đốt cháy hoàn toàn phần I thu được 8,96 lit CO2 và 11,7g H2O. Đun nóng phần II với H2SO4 đặc ở 1400c tạo thành 4,615g hỗn hợp 3 ete. Hóa hơi hoàn toàn hỗn hợp 3 ete trên thu được thể tích hơi bằng thể tích của 2,17g N2 ở cùng điều kiện. Hiệu suất của phản ứng tạo ete của X, Y lần lượt là:
A 80% và 50%
B 50% và 80%
C 40% và 60%
D 60% và 40%
- Câu 39 : Xếp theo thứ tự tăng dần độ linh động nguyên tử H trong nhóm OH trong phân tử của các chất sau: C2H5OH (1), CH3COOH (2), C2H3COOH (3), C6H5OH (4), HOH (5) là
A (5) < (1) < (4) < (2) < (3).
B (1) < (3) < (2) < (4) < (5) .
C (1) < (5) < (4) < (2) < (3).
D (1) < (2) < (3) < (4) < (5) .
- Câu 40 : Có phương trình như sau: Arắn + H2SO4 đặc, nóng → B + C. Biết B là axit. Dãy chất nào thỏa mãn
A NaCl, NaNO3, Na2SO3
B Na2S, NaNO3, Na2SO3
C NaCl, Na2SO3, Na2HPO3
D NaCl, NaF, NaNO3
- Câu 41 : Số thí nghiệm sau phản ứng thu được 2 loại axit là:- Sục SO2 thiếu vào nước Br2. - Sục khí Cl2 vào nước lạnh.- Sục F2 vào nước nóng. - Hòa tan P trong H2SO4 đặc dư.- Điện phân dung dịch (Na2SO4 và KNO3). - Sục khí Cl2 vào nước Br2 dư.
A 3
B 6
C 5
D 4
- Câu 42 : Cho dãy các chất: CH≡C – CH3, CH3 – C≡C – CH3, HCOOH, CH3COOH, CH2=CHCHO, (CH3)2CO, C12H22O11 (saccarozơ), C6H12O6 (glucozơ), HCOOC2H5, CH3COOCH3. Số chất có khả năng khử được ion Ag+ có trong dung dịch AgNO3/NH3 là
A 4
B 6
C 5
D 3
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein