- Hợp chất của nitơ
- Câu 1 : Để điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm người ta dùng:
A
KNO3 và H2SO4đặc
B
NaNO3 và HCl
C
NO2 và H2O
D
NaNO2 và H2SO4đ
- Câu 2 : Để nhận biết 4 dung dịch đựng trong 4 lọ mất nhãn là KOH, NH4Cl , K2SO4, (NH4)2SO4, ta có thể chỉ dùng một thuốc thử nào trong số các thuốc thử sau:
A
Dung dịch AgNO3 .
B
Dung dịch BaCl2.
C
Dung dịch NaOH.
D
Dung dịch Ba(OH)2.
- Câu 3 : Sản phẩm phản ứng nhiệt phân nào dứơi đây là không đúng ?
A
NH4Cl → NH3 + HCl
B
NH4NO3 → NH3 + HNO3
C
NH4HCO3 → NH3 + H2O + CO2
D
NH4NO2 → N2 + 2H2O
- Câu 4 : Axit nitric đặc , nguội có thể phản ứng được với dãy các chất nào sau đây
A
Fe, Al(OH)3, CaSO3 , NaOH
B
Al, Na2CO3, , (NH4)2S , Zn(OH)2
C
Ca, CO2 , NaHCO3, Al(OH)3
D
Cu, Fe2O3, , Fe(OH)2 , K2O
- Câu 5 : Có thể phân biệt muối amoni với các muối khác, nhờ phản ứng với dung dịch kiềm mạnh, đun nóng vì :
A
muối nóng chảy ở nhiệt độ không xác định
B
thoát ra chất khí có màu nâu đỏ
C
thoát ra chất khí không màu, có mùi khai
D
thoát ra chất khí không màu, không mùi
- Câu 6 : Diêm tiêu chứa :
A
NaNO3
B
KCl
C
Al(NO3)3
D
CaSO4
- Câu 7 : Để điều chế N2O trong phòng thí nghiệm , người ta nhiệt phân muối:
A
NH4NO2
B
(NH4)2CO3
C
NH4NO3
D
(NH4)2SO4
- Câu 8 : Chỉ dùng một hóa chất để phân biệt các dung dịch (NH4)2SO4, NH4Cl, Na2SO4. Hóa chất đó là:
A
BaCl2.
B
NaOH.
C
Ba(OH)2.
D
AgNO3.
- Câu 9 : Axit nitric đặc nguội có thể tác dụng được với dãy chất nào sau đây:
A
Al, Al2O3, Mg, Na2CO3.
B
Cu, Al2O3, Zn(OH)2, CaCO3.
C
Fe, CuO, Zn, Fe(OH)3.
D
S, ZnO, Mg, Au
- Câu 10 : Trong phương trình phản ứng đồng tác dụng với dd HNO3 loãng (giả thiết chỉ tạo ra nitơ mono oxit) tổng hệ số trong phương trình hóa học bằng:
A
9
B
10
C
18
D
20
- Câu 11 : Khi nhiệt phân AgNO3 thu được những sản phẩm nào?
A
Ag, NO2, O2.
B
Ag, NO,O2.
C
Ag2O, NO2, O2
D
Ag2O, NO, O2.
- Câu 12 : Trong phân tử HNO3, N có hóa trị và số oxi hóa:
A
V, +5.
B
IV, +5.
C
V, +4.
D
IV, +3.
- Câu 13 : Nồng độ ion NO3- trong nước uống tối đa cho phép là 9 ppm. Nếu thừa ion NO3- sẽ gây một loại bệnh thiếu máu hoặc tạo thành nitrosamin, một hợp chất gây ung thư đường tiêu hóa. Để nhận biết ion NO3-, người ta dùng:
A
CuSO4 và NaOH.
B
Cu và NaOH.
C
Cu và H2SO4.
D
CuSO4 và H2SO4.
- Câu 14 : Phản ứng giữa FeCO3 và dung dịch HNO3 loãng tạo ra hỗn hợp khí không màu, một phần hóa nâu ngoài không khí. Hỗn hợp khí thoát ra là:
A
CO2 và NO2.
B
CO2 và NO.
C
CO và NO2.
D
CO và NO
- Câu 15 : Nitơ thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất nào sau đây:
A
Mg, H2.
B
Mg, O2.
C
H2, O2.
D
Ca,O2.
- Câu 16 : Trong những nhận xét dưới đây, nhận xét nào là đúng:
A
nitơ không duy trì sự hô hấp vì nitơ là một khí độc.
B
vì có liên kết ba nên phân tử nitơ rất bền và ở nhiệt độ thường nitơ khá trơ về mặt hóa học.
C
khi tác dụng với kim loại hoạt động, nitơ thể hiện tính khử.
D
số oxi hóa của nitơ trong các hợp chất và ion AlN, N2O4, NH4+, NO3-, NO2- lần lượt là: -3, -4, -3, +5, +3.
- Câu 17 : Cặp công thức của liti nitrua và nhôm nitrua là:
A
LiN3và Al3N.
B
Li2N3 và Al2N3.
C
Li3N và AlN.
D
Li3N2 và Al3N2
- Câu 18 : Tính chất hóa học của NH3 là:
A
tính bazơ mạnh, tính khử.
B
tính bazơ yếu, tính oxi hóa.
C
tính khử, tính bazơ yếu.
D
tính bazơ mạnh, tính oxi hóa.
- Câu 19 : Cho dung dịch NaOH dư vào 150,0ml dung dịch (NH4)2SO4 1,00M. Đun nóng nhẹ , thể tích khí thu được (đktc) là bao nhiêu ?
A
3,36 lít
B
33,60 lít
C
7,62 lít
D
6,72 lít
- Câu 20 : Cần lấy bao nhiêu lít khí N2 và H2 để điều chế được 67,2 lít khí amoniac ? Biết rằng thể tích của các khí đều được đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất và hiệu suất của phản ứng là 25%.
A
33,6 lít N2 và 100,8 lít H2
B
8,4 lít N2 và 25,2 lít H2
C
268,8 lít N2 và 806,4 lít H2
D
134,4 lít N2 và 403,2 lít H2
- Câu 21 : Dung dịch amoniac có thể hòa tan được Zn(OH)2 là do :
A
Zn(OH)2 là hidroxit lưỡng tính.
B
Zn(OH)2 có khả năng tạo thành phức chất tan, tương tự như Cu(OH)2
C
Zn(OH)2 là một bazo ít tan.
D
NH3 là môt hợp chất có cực và là một bazo yếu.
- Câu 22 : Dẫn 2,24 lít NH3 (đktc) đi qua ống đựng 32g CuO nung nóng thu được chất rắn A và khí B.Ngâm chất rắn A trong dung dịch HCl 2M dư. Tính thể tích dung dịch axit đã tham gia phản ứng ? Coi hiệu suất quá trình phản ứng là 100% .
A
0,10 lít
B
0,52 lít
C
0,30 lít
D
0,25 lít
- Câu 23 : Amoniac phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây ( điều kiện coi như có đủ) ?
A
H2SO4, PbO, FeO, NaOH .
B
HCl, KOH, FeCl3, Cl2.
C
HCl, O2, Cl2 , CuO, dd AlCl3 .
D
KOH, HNO3, CuO, CuCl2.
- Câu 24 : Một nhóm học sinh thực hiện thí nghiệm sau : nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4 . Hiện tượng quan sát đầy đủ và đúng nhất là :
A
Có kết tủa màu xanh lam tạo thành .
B
Lúc đầu có kết tủa màu xanh lam, sau đó kết tủa tan dần tạo thành dung dịch màu xanh thẫm.
C
Có dung dịch màu xanh thẫm tạo thành.
D
Có kết tủa màu xanh lam và có khí màu nâu đỏ.
- Câu 25 : Nhỏ vài giọt dung dịch phenolphtalein vào dung dịch NH3 loãng, dung dịch có màu hồng . Màu của dung dịch mất đi khi :
A
Đun nóng dung dịch hồi lâu.
B
Thêm vào dung dịch môt ít muối CH3COONa
C
Thêm vào dung dịch một số mol HNO3 bằngsố mol NH3 có trong dd.
D
A và C đúng.
- Câu 26 : Cho các dung dịch muối sau đây : NH4NO3 , ( NH4 )2 SO4 , K2SO4 .Kim loại duy nhất để nhận biết các dung dịch trên là :
A
Na
B
Ba
C
Mg
D
K
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein