Đáp án và đề thi thử thpt quốc gia môn Khoa học xã...
- Câu 1 : Chọn từ ngữ đúng nhất điền vào chỗ trống trong câu sau: “trong bất cứ tình hình nào cũng phải tiếp tục con đượng phải nắm vững chiến lược tiến công, kiên quyết đánh địch trên cả ba mặt: quân sự, chính trị, ngoại giao”.
A. Đấu tranh thống nhất đất nước.
B. Cách mạng bạo lực.
C. Chiến tranh cách mạng.
D. Cách mạng giải phóng dân tộc.
- Câu 2 : Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), hình thức hoạt động chủ yếu của Việt Nam Quang phục hội là
A. hô hào cải cách văn hóa, xã hội.
B. đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao đòi độc lập.
C. bạo động, ám sát những tên thực dân đầu sỏ.
D. kết hợp đấu tranh vũ trang với chính trị.
- Câu 3 : Vì sao nói: thắng lợi của quân và dân miền Bắc trong việc đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng đường không của đế quốc Mĩ (14/12 – 29/12/1972) là chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”?
A. Vì cuộc chiến đấu xảy ra trên bầu trời Điện Biên Phủ.
B. Vì máy bay bị bắn rơi nhiều nhất ở bầu trời Điện Biên Phủ.
C. Vì tầm vóc chiến thắng của quân dân miền Bắc nên thắng lợi này được coi như trận “Điện Biên Phủ trên không”.
D. Vì chiến dịch đánh trả máy bay mang tên “Điện Biên Phủ trên không”.
- Câu 4 : Ba chương trình kinh tế lớn được đề ra trong kế hoạch 5 năm (1986 – 1990) ở Việt Nam là:
A. lương thực, thực phẩm – hàng tiêu dùng – hàng xuất khẩu.
B. lương thực, thực phẩm – hàng may mặc.
C. lương thực, thực phẩm – hàng tiêu dùng.
D. lương thực, thực phẩm – hàng may mặc – hàng xuất khẩu.
- Câu 5 : Trong cuộc gặp gỡ không chính thức đó Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô và Tổng thống Mĩ G. Bush năm 1989 đã cùng tuyên bố vấn đề gì?
A. Vấn đề chấm dứt chiến tranh lạnh.
B. Vấn đề chấm dứt việc chạy đua vũ trang.
C. Vấn đề hạn chế vũ khí hạt nhân hủy diệt.
D. Vấn đề giữ gìn hòa bình, an ninh cho nhân loại.
- Câu 6 : So với thời kì 1930-1931, nhiệm vụ trước mắt của cách mạng thời kì 1936-1939 có điểm khác là
A. chống đế quốc và bọn tay sai phản động.
B. chống chế độ phản động ở thuộc địa và tay sai.
C. chống đế quốc, chống phong kiến.
D. chống chế độ phản động ở thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh.
- Câu 7 : Âm mưu thâm độc của đế quốc Mĩ trong chiến lược "Chiến tranh cục bộ" được thể hiện trong chiến thuật
A. "tìm diệt" và "chiếm đóng".
B. "trực thăng vận" và "thiết xa vận".
C. dồn dân lập "ấp chiến lược".
D. "tìm diệt" và "bình định" vào "vùng đất thánh Việt cộng".
- Câu 8 : Cho dữ liệu sau:
A. mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ... toàn diện về kinh tế.
B. mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ... toàn diện và đồng bộ.
C. mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ... đồng bộ về kinh tế.
D. mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ... toàn diện về chính trị.
- Câu 9 : “Pháp chạy, Nhật đầu hàng, Vua Bảo Đại thoái vị. Nhân dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để xây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa...” Đó là nội dung của
A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh.
B. Bản chỉ thị toàn dân kháng chiến của Thường vụ trung ương Đảng.
C. Chỉ thị Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta.
D. Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh.
- Câu 10 : Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới và toàn cầu, nguồn lực để định hướng có lợi nhất trong phân công lao động toàn thế giới và xây dụng các mối quan hệ song phương hay đa phương của một quốc gia là
A. tự nhiên.
B. vị tri địa lí.
C. vốn.
D. thị trường.
- Câu 11 : Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo đúng trình tự thời gian:
A. 2, 3,1, 4.
B. 1, 4, 2, 3.
C. 4, 3, 2, 1.
D. 1, 4, 3, 2.
- Câu 12 : Hãy nhận diện kẻ thù chính của dân tộc ta sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công.
A. 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc dưới danh nghĩa Đồng minh, nuôi âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng.
B. Thực dân Pháp với âm mưu quay lại xâm lược Việt Nam, núp bóng quân Anh liên tiếp có hành động gây hấn.
C. 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp, có một bộ phận theo lệnh quân Anh chống lại lực lượng của ta, tạo điều kiện cho Pháp mở rộng vùng chiếm đóng.
D. Hơn 1 vạn quân Anh dưới danh nghĩa Đồng minh, ủng hộ quân Pháp quay trở lại xâm lược Đông Dương.
- Câu 13 : Nội dung của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương có quy định đối với các nước Đông Dương là
A. không được tham gia các hên minh chính trị, quân sự.
B. được quyền quyết định vận mệnh của mình.
C. không được tiến hành tổng tuyển cử.
D. không được tham gia bất cứ liên minh quân sự nào.
- Câu 14 : “Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc thì chẳng những quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được".
A. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930).
B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939.
C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1940.
D. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941).
- Câu 15 : Việc thực hiện “Kế hoạch Mácsan” đã tác động như thế nào đến đến mối quan hệ giữa các nước Tây Âu tư bản chủ nghĩa và các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa
A. Tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế và chính trị.
B. Tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế và quân sự.
C. Tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế.
D. Tạo nên sự phân chia đối lập về chính trị.
- Câu 16 : “Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, khai thông biên giới Việt – Trung, củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc”. Đó là 3 mục đích mà Đảng ta đã đề ra trong
A. Chiến dịch Biên giới thu đông 1950.
B. Chiến dịch Điện Biên Phủ.
C. Chiến dịch Hòa Bình – Thượng Lào.
D. Chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông 1947.
- Câu 17 : Cuộc tổng tiến công nổi dậy mùa xuân 1975 gồm các chiến dịch nào
A. Chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế- Đà Nẵng, chiến dịch Hồ Chí Minh.
B. Chiến dịch Lam Sơn 79, chiến dịch Tây Nguyên, Chiến dịch Huế- Đà Nẵng.
C. Chiến dịch Huế- Đà Nẵng, chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch đường 9 Nam Lào.
D. Chiến dịch đường 14, chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Hồ Chí Minh.
- Câu 18 : Thiên tai xảy ra ở khu vực đồi núi nước ta không phải là
A. lũ nguồn, lũ quét.
B. động đất, trượt lở đất.
C. sương muối, rét hại.
D. triều cường, xâm nhập mặn.
- Câu 19 : NIC là chữ viết tắt của
A. các nước đang phát triển.
B. các nước phát triển.
C. các nước công nghiệp mới.
D. các nước công nghiệp phát triển nhất.
- Câu 20 : Kim ngạch nhập khẩu của nước ta tăng nhanh không phải phản ánh
A. sự phục hồi và phát triển của sản xuất.
B. nhu cầu tiêu dùng tăng.
C. đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
D. người dân thích dùng hàng xa xỉ phẩm.
- Câu 21 : Căn cứ vào bản đồ Lúa (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hai tỉnh có diện tích trồng lúa lớn nhất nước ta là
A. Thanh Hoá, Nghệ An
B. Long An, Đồng Tháp
C. Kiên Giang, An Giang
D. Thái Bình, Nam Định
- Câu 22 : Cho bảng số liệu:
A. châu Phi, châu Mĩ, châu Á, châu Đại Duơng, châu Âu
B. châu Phi, châu Đại Dương, châu Á, châu Mĩ, châu Âu
C. châu Phi, châu Á, châu Đại Dương, châu Mĩ, châu Âu
D. châu Âu, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Á, châu Phi
- Câu 23 : Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng làNguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng là
A. động đất, núi lửa.
B. Dòng biển.
C. gió.
D. do tàu, bè hoạt động.
- Câu 24 : Hàng hóa có thể tồn tại dưới những dạng nào sau đây?
A. Vật thể.
B. Phi vật thể.
C. Vật thể và phi vật thể.
D. Sản phẩm tự nhiên.
- Câu 25 : Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra ở độ tuổi
A. Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
B. Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
C. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
D. Trên 18 tuổi.
- Câu 26 : “Hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện cho mình quyết định các công việc chung của cộng đồng, của Nhà nước.” là gì?
A. Hình thức dân chủ gián tiếp.
B. Hình thức dân chủ xã hội chủ nghĩa.
C. Hình thức dân chủ trực tiếp.
D. Hình thức dân chủ tập trung.
- Câu 27 : Một học sinh lớp 11 ( 16 tuổi) chạy xe gắn máy trên 50cm3 ra đường ( Có đội mũ bảo hiểm), được xem là
A. Không phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
B. Không vi phạm pháp luật vì thực hiện quyền tự do đi lại.
C. Vi pham pháp luật vì chưa có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý.
D. Không vi phạm vì có đội mũ bảo hiểm theo quy định.
- Câu 28 : Các phương pháp điều chỉnh của pháp luật lao động là
A. Thỏa thuận, mệnh lệnh, thông qua các tổ chức đại diện hợp pháp.
B. Tùy theo hai bên chủ thể quan hệ pháp luật lao động.
C. Thông qua các tổ chức đại diện của 2 bên chủ thể quan hệ lao động.
D. Phương pháp bình đẳng và phương pháp mệnh lệnh.
- Câu 29 : "Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình". Điều này thể hiện
A. Quyền bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
B. Quyền bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
C. Quyền bình đẳng trong lao động.
D. Quyền bình đẳng trong lao động giữa lao động nam và lao động nữ.
- Câu 30 : Quyền ứng cử của công dân được hiểu là
A. Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có đủ điều kiện mà pháp luật quy định có thể được nhiều nơi giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội.
B. Công dân có đủ các điều kiện pháp luật quy định có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội ở một nơi.
C. Công dân có đủ các điều kiện pháp luật quy định có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội ở nhiều nơi.
D. Công dân có quyền tự mình ra ứng của đại biểu Quốc hội ở nhiều nơi.
- Câu 31 : Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào được xem là theo tôn giáo?
A. Thờ cúng tổ tiên, ông bà.
B. Thờ cúng ông Táo.
C. Thờ cúng các anh hùng liệt sỹ.
D. Thờ cúng đức chúa trời
- Câu 32 : Nhà nước bảo đảm cho công dân thực hiện tốt quyền bầu cử và ứng cử nhằm mục đích
A. Bảo đảm thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Bảo đảm thực hiện quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân.
C. Bảo đảm thực hiện quyền công dân, quyền con người trên thực tế.
D. Bảo đảm quyền tự do, dân chủ của công dân.
- Câu 33 : ………………… là hình thức thực hiện pháp luật trong đó cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm
A. Thi hành pháp luật
B. Áp dụng pháp luật
C. Sử dụng pháp luật
D. Tuân thủ pháp luật
- Câu 34 : Việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là trách nhiệm của
A. Nhà nước và XH
B. Nhà nước
C. Nhà nước và công dân
D. Nhà nước và pháp luật
- Câu 35 : Các quyền tự do cơ bản của công dân được quy định trong
A. Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính.
B. Hiến pháp năm 2013.
C. Bộ luật Hình sự.
D. Luật Dân sự.
- Câu 36 : Các yếu tố của quá trình sản xuất gồmCác yếu tố của quá trình sản xuất gồm
A. sức lao động, công cụ lao động, tư liệu lao động.
B. sức lao động, đối tượng lao động.
C. sức lao động, tư liệu lao động, tư liệu lao động.
D. sức lao động, phương thức sản xuất.
- - Đáp án và đề thi thử thpt quốc gia môn Khoa học xã hội cực hay có lời giải !!
- - Đề thi thử THPTQG năm 2019 môn: Khoa Học Xã Hội chuẩn cấu trúc của bộ giáo dục !!
- - Tổng hợp đề thi thử thpt quốc gia môn KHXH có đáp án !!
- - Giải bài tập SGK Tự nhiên và Xã hội 2 Bài 6 (có đáp án): Tiêu hoá thức ăn !!
- - 10 đề thi thi thpt quốc gia tổ hợp KHXH - Địa - Sử - GDCD có đáp án !!
- - Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 6 Học kì 2 !!
- - Top 4 Đề kiểm tra Học kì 1 GDCD 9 có đáp án !!
- - Sử dụng máy tính FX570ES để giải bài tập trắc nghiệm Vật Lý 11 !!