Top 4 Đề kiểm tra Học kì 1 GDCD 9 có đáp án !!
- Câu 1 : Câu tục ngữ: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy nói về truyền thống nào?
A. Truyền thống tôn sư trọng đạo.
B. Truyền thống đoàn kết.
C. Truyền thống yêu nước.
D. Truyền thống văn hóa.
- Câu 2 : Thế nào là hợp tác cùng phát triển?
A. Cùng hoàn thành công việc trong một thời gian nhất định, đạt kết quả cao
B. Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.
C. Lôi kéo nước này để chống lại nước khác
D. Tranh thủ sự giúp đỡ của người khác để hoàn thành công việc của mình
- Câu 3 : Hợp tác cùng phát triển phải dựa trên cơ sở
A. Bình đẳng, hai bên cùng có lợi và không làm phương hại đến lợi ích của những người khác.
B. Cùng chung chí hướng
C. Can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
D. Cùng trao đổi những kinh nghiệm trong cuộc sống
- Câu 4 : Trong cuộc sống hàng ngày, hợp tác thể hiện
A. Làm việc vì lợi ích cá nhân
B. Việc ai người ấy làm
C. Làm việc cùng nhau vì mục tiêu chung
D. Làm việc vì lợi ích tập thể
- Câu 5 : Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc
A. Hợp tác với các nước trong khu vực
B. Làm cho thế giới thấy Việt Nam giàu đẹp
C. Tăng cường hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa, các nước trong khu vực và trên thế giới
D. Hợp tác với các tổ chức quốc tế
- Câu 6 : Ý kiến sai về vấn đề hợp tác?
A. Hợp tác giúp ta vốn, trình độ quản lí, khoa học công nghệ
B. Hợp tác quốc tế để giải quyết những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu
C. Hợp tác giúp các nước phát triển về mọi mặt
D. Hợp tác là trách nhiệm của các nước giàu đối với các nước nghèo
- Câu 7 : Nguyên tắc nào sau đây không phải là cơ sở của sự hợp tác giữa các quốc gia
A. Bình đẳng
B. Đôi bên cùng có lợi
C. Không phương hại đến lợi ích của người khác
D. Được quyền can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
- Câu 8 : Việt nam chính thức gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) năm nào?
A. 1977
B. 1995
C. 1996
D. 2007
- Câu 9 : Vì sao hợp tác quốc tế trở thành vấn đề quan trọng và tất yếu trong thời đại ngày nay
A. Vì công nghệ thông tin ngày càng phát triển
B. Vì ngành du lịch phát triển rút ngắn khoảng cách dịa lý
C. Vì các vấn đề toàn cầu cần được thế giới chung tay giải quyết
D. Vì thỏa mãn các nhu cầu hiểu biết lẫn nhau
- Câu 10 : Khi có những vấn đề không giải quyết được, em và bạn bè thường chọn cách làm việc nào
A. Làm việc theo nhóm
B. Làm việc riêng lẻ từng cá nhân
C. Thuê người khác làm hộ
D. Bỏ công việc đó lại vì rất tốn thời gian
- Câu 11 : Công trình nào có sự hợp tác giữa việt Nam và Ô-xtray-li-a?
A. Cầu Mỹ Thuận.
B. Cầu Cần thơ.
C. Cầu Rạch Miễu.
D. Cầu Hàm Luông
- Câu 12 : Vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu hiện nay cần hợp tác giải quyết là.
A. Kinh tế
B. Văn hóa, giáo dục
C. Dân số, tình trạng đói nghèo, môi trường, bệnh hiểm nghèo.
D. Khoa học kĩ thuật
- Câu 13 : Việc làm nào sau đây thể hiện sự hợp tác quốc tế để bảo vệ môi trường.
A. Việt Nam tham gia Hội thảo với các nước trong khu vực tìm ra những biện pháp bảo vệ rừng.
B. Việt Nam rất chú trọng công tác bảo vệ rừng.
C. Việt Nam mở rộng hợp tác với nước ngoài để phát triển kinh tế.
D. Việt Nam có nhiều chính sách thu hút sự đầu tư của nước ngoài
- Câu 14 : Hợp tác với nước ngoài để.
A. Giải quyết những vấn đề mà không một quốc gia, dân tộc riêng lẻ nào có thể tự giải quyết
B. Hợp tác là xu thế chung.
C. Hợp tác để tìm hiểu nhau.
D. Hợp tác để phát triển du lịch.
- Câu 15 : Việt Nam là quốc gia….
A. Thuộc hiệp hội Đông Nam Á
B. Tham gia chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc
C. Tham gia các tổ chức xã hội như. WHO, FAO
D. Cả A,B,C đều đúng
- Câu 16 : Chính sách hợp tác của Nhà nước ta là.
A. Tăng cường hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa, các nước trong khu vực và trên thế giới.
B. Hợp tác với các nước có nền kinh tế phát triển mạnh.
C. Chỉ hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa.
D. Hợp tác với các nước láng giềng và trong khu vực.
- Câu 17 : Em tán thành ý kiến nào dưới đây về hợp tác ?
A. Hợp tác là tranh thủ sự giúp đỡ của người khác.
B. Hợp tác là cùng chung sức làm việc, hỗ trợ lẫn nhau vì mục đích tốt đẹp.
C. Mỗi quốc gia/ dân tộc có thể tự giải quyết được các vấn đề bức xúc mà không cần có sự hợp tác với bên ngoài.
D. Học sinh không cần có sự hợp tác trong học tập, vì như vậy sẽ làm mất đi tính độc lập, tự chủ của mình.
- Câu 18 : Hành vi nào dưới đây thể hiện sự hợp tác cùng phát triển ?
A. Nam tự sưu tầm các tài liệu về bảo vệ di sản văn hóa mà không muốn các bạn trong lớp cùng tham gia.
B. Vì học giỏi nên Tuyết không muốn trao đổi phương pháp học tập với ai.
C. Hoa không muốn nhờ các bạn để giải quyết các bài tập khó.
D. Lớp 9A và 9C cùng hợp tác trong lao động nên công việc hoàn thành sớm trước kế hoạch.
- Câu 19 : Trong các câu tục ngữ, ca dao sau, câu nào thể hiện tư tưởng thiếu tinh thần hợp tác
A. Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
B. Chuông làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ
C. Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn
D. Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết
- Câu 20 : Truyền thống tốt đẹp của dân tộc có ý nghĩa như thế nào?
A. Góp phần tích cực vào quá trình phát triển cúa dân tộc và mỗi cá nhân
B. Là vô cùng quý giá đối với mỗi con người
C. Là động lực cho sự phát triển của xã hội
D. Là vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển cúa dân tộc và mỗi cá nhân
- Câu 21 : Trước những hành vi làm tổn hại đến truyền thống tốt đẹp của dân tộc em cần làm gì?
A. Lên án ngăn chặn
B. Không quan tâm
C. Bỏ qua trước việc làm đó
D. Cùng tham gia
- Câu 22 : Phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương giúp.
A. Ngăn chặn ở nông thôn ra thành thị
B. Xây dựng làng nghề truyền thống
C. Đưa tinh hoa văn hóa nhân loại vào cuộc sống
D. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
- Câu 23 : Việc làm nào sau đây không tiếp nối truyền thống hiếu học?
A. Siêng năng học tập
B. Phấn đấu đạt điểm cao trong học tập
C. Mải chơi, lười học
D. Biết kết hợp học đi đôi với hành
- Câu 24 : Câu tục ngữ nào nói về ý thức tiếp nối truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
A. Uống nước nhớ nguồn
B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
C. Gần mực thì đên gần đền thì rạng
D. Ở hiền gặp lành
- Câu 25 : Truyền thống đoàn kết tương thân tương ái thể hiện trong việc làm nào sau đây?
A. Yêu thương sẻ chia giúp đỡ người khó khăn hoạn nạn
B. Không quan tâm tới người khác
C. Không ủng hộ giúp đỡ người nghèo
D. Bỏ đi khi người khác gặp nạn
- Câu 26 : Học sinh cần làm gì để phát huy truyền thống của dân tộc?
A. Ăn mặc theo phong cách của người nước ngoài
B. Học đòi phong cách lạ
C. Ra sức học tập rèn luyện đạo đức.
D. Không quan tâm đến những truyền thống của dân tộc
- Câu 27 : Nam cho rằng “Truyền thống làng nghề không đáng tự hào”. Nếu là bạn của Nam em sẽ làm gì?
A. Em đồng tình với ý kiến của bạn
B. Em phản đối ý kiến của bạn
C. Em giải thích cho bạn hiểu truyền thống làng nghề có từ xa xưa rất đáng trân trọng và tự hào
D. Em không quan tâm trước ý kiến của bạn
- Câu 28 : Hoc sinh cần làm gì để tiếp nối truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc
A. Nghe lời thầy cô chăm chỉ học tập
B. Không học bài, làm bài ở nhà
C. không cố gắng vươn lên trong học tập
D. Không nghe lời thầy cô có thái độ coi thường
- Câu 29 : Những câu nói sau đây là của ai. “ Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta”?
A. Nhà cách mạng Phan Bội Châu
B. Nhà cách mạng Phan Chu Trinh
C. Chủ tịch Hồ Chí Minh
D. Đại tướng Võ Nguyên Giáp
- Câu 30 : Câu tục ngữ nào sau đây không thể hiện truyền thống yêu thương đùm bọc?
A. Lá lành đùm lá rách
B. Thương người như thể thương thân
C. Một miếng khi đói bằng một gói khi no
D. Phận ai người ấy lo
- Câu 31 : Trong gia đình anh em của Minh đều là người học giỏi còn Minh thì lười học, học kém. Theo em Minh đã.
A. Không phát huy truyền thống hiếu học của gia đình
B. Minh làm vậy là vì đây là tự do của mỗi người
C. Minh không tự chủ được bản thân
D. Minh có thói quen sống ích kỷ
- Câu 32 : Những thái độ và hành vi nào dưới đây không kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
A. Tìm đọc tài liệu nói về các truyền thống và phong tục, tập quán của dân tộc.
B. Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
C. Sưu tầm những món ăn và kiểu trang phục dân tộc độc đáo.
D. Không có truyền thống, mỗi dân tộc và cá nhân vẫn phát triển.
- Câu 33 : Em tán thành ý kiến nào dưới đây ?
A. Truyền thống là những gì đã lạc hậu, không nên duy trì.
B. Không có truyền thống, mỗi dân tộc và cá nhân vẫn có thể phát triển.
C. Nhờ có truyền thống, dân tộc Việt Nam mới giữ được bản sắc riêng của mình.
D. Trong điều kiện xã hội hiện đại, truyền thống dân tộc không còn quan trọng nữa.
- Câu 34 : Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam là những thắng lợi của các cuộc cách mạng. Vậy theo em con đừng cách mạng mà Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn cho cách mạng Việt Nam là.
A. Cách mạng tư sản
B. Cách mạng vô sản
C. Cách mạng dân chủ tư sản
D. Cách mạng tư bản chủ nghĩa
- Câu 35 : Giá trị tốt đẹp của dân tộc được hình thành như thế nào?
A. Hình thành trong một thời gian ngắn
B. Hình thành trog quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc được truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác
C. Hình thành trong cuộc sống lao động
D. Hình thành trong sinh hoạt văn hóa
- Câu 36 : Thái độ và hành vi nào sau đây không thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ?
A. Tìm đọc tài liệu về các truyền thống và phong tục tập quán của dân tộc.
B. Trân trọng, đánh giá cao các nghệ nhân của những nghề truyền thống.
C. Sống chỉ biết mình, không quan tâm đến người khác.
D. Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
- Câu 37 : Việc làm nào sau đây là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
A. Chỉ thích mặc kiểu quần áo của các ngôi sao điện ảnh nước ngoài.
B. Thích tìm hiểu phong tục, tập quán của các nước trên thế giới.
C. Thích dùng hàng ngoại, không dùng hàng của Việt Nam.
D. Không thích xem nghệ thuật dân tộc của các nước khác
- Câu 38 : Câu tục ngữ “ Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” nói về truyền thống tốt đep nào của dân tộc Việt Nam?
A. Truyền thống tương thân tương ái
B. Truyền thống Tôn sư trọng đạo
C. Truyền thống yêu nước
D. Truyền thống hiếu thảo
- Câu 39 : Quê hương của các làn điệu dân ca quan họ là?
A. Vĩnh Phúc
B. Bắc Ninh
C. Phú Thọ
D. Thái Nguyên
- Câu 40 : Học sinh thể hiện lòng biết ơn, kính trọng thầy cô, đó là thể hiện truyền thống.
A. Yêu nước nồng nàn
B. Tương thân tương ái
C. Tôn sư trọng đạo
D. Hiếu thảo với người đã dạy mình
- Câu 41 : Việc làm nào sau đây của thanh niên là sai?
A. Luôn tự hỏi mình đã làm được gì cho mọi người, cho đất nước
B. Có lối sống tự do, hưởng thụ cá nhân
C. Luôn tu dưỡng đạo đức, rèn luyện tay nghề
D. Vượt khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao
- Câu 42 : Lý tưởng sống là gì?
A. Là quan điểm
B. Là chủ trương
C. Là lẽ sống
D. Là cách làm việc
- Câu 43 : Lý tưởng sống.
A. Là mục đích cần đạt được
B. Là cái đích của cuộc sống mà mỗi người khát khao muốn làm được
C. Là khát vọng của cuộc sống
D. Là nhu cầu tất yếu của cuộc sống
- Câu 44 : Người có lý tưởng sống là người như thế nào?
A. Người suy nghĩ thấu đáo
B. Người làm việc hết mình
C. Người luôn hoàn thiện bản thân
D. Người suy nghĩ và hành động không mệt mỏi thực hiện lí tưởng sống của dân tộc
- Câu 45 : Người sống có lí tưởng luôn được mọi người.
A. Coi thường
B. Chế giễu
C. Tôn trọng
D. Khinh bỉ
- Câu 46 : Có lí tưởng sống cao đẹp là người.
A. Người không hoàn thành nhiệm vụ
B. Người luôn thực hiện tốt nhiệm vụ chung
C. Người làm việc thiếu trách nhiệm
D. Người không biết nghĩ cho người khác
- Câu 47 : Người có lí tưởng sống cao đẹp là.
A. Vì sự tiến bộ của bản thân và xã hội
B. Vì lợi ích của bản thân
C. Vì trách nhiệm phải làm
D. Vì lợi ích gia đình
- Câu 48 : Câu nói. “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác” là câu nói của người anh hùng nào?
A. Anh hùng Nguyễn văn Trỗi
B. Anh hùng Nguyễn Viết Xuân
C. Anh hùng Lý Tự Trọng
D. Anh hùng Võ Thị Sáu
- Câu 49 : Lí tưởng sống cao đẹp của thanh niên ngày nay là.
A. Chơi hết mình
B. Học hết mình
C. Phấn đấu thực hiện mục tiêu xây dựng nước Việt nam độc lập dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh
D. Không cần phải phấn đấu gì
- Câu 50 : Thanh niên học sinh phải làm gì?
A. Ra sức học tập, rèn luyện để có đủ tri thức, phẩm chất năng lực nhằm thực hiện lí tưởng đó
B. Không cần phải học tập rèn luyện bản thân
C. Không cần phải năng động sáng tạo
D. Không cần thực hiện lí tưởng
- Câu 51 : Việc làm nào nào sau đây không thể hiện lí tưởng sống cao đẹp, đúng đắn của thanh niên
A. Vượt khó trong học tập đẻ tiến bộ không ngừng
B. Bị cám dỗ bưởi những nhu cầu tầm thường
C. Vân dụng những điều đã học vào thực tiễn
D. Luôn khắc phục khó khăn vươn lên trong cuộc sống
- Câu 52 : Câu thành ngữ nào sau đây nói về phẩm chất của người có lí tưởng sống cao đẹp?
A. Dễ làm, khó bỏ
B. Phận ai người ấy lo
C.Thắng không kiêu, bại không nản
D. Nước đến chân mới nhảy
- Câu 53 : Trước những cám dỗ tầm thường, thanh niên cần có thái độ gì?
A. Luôn vững vàng ý chí, lập trường
B. Bị dao động trước những lời rủ rê
C. Làm theo sự điều khiển
D. Học đòi, bắt chước
- Câu 54 : Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của người có lí tưởng sống cao đẹp?
A. Luôn thu vén cho bản thân và cho gia đình
B. Tránh tham gia những việc chung
C. Tích cực tham gia những hoạt động tình nguyện, giúp đỡ người khó khăn
D. Chọn những việc dễ nhàn hạ tránh những việc khó
- Câu 55 : Em tán thành quan điểm nào sau đây về lí tưởng sống của thanh niên?
A. Chỉ có nghề nghiệp đem lại thu nhập cao là đủ
B. Tìm được việc nhàn hạ đem lại thu nhập cho gia đình
C. Phải biết tranh thủ không phí hoài tuổi thanh xuân
D. Thanh niên phải luôn vươn tới hoàn thiện bản thân để cống hiến cho sự nghiệp chung
- Câu 56 : Điều kiện để thanh niên thực hiện trách nhiệm của mình?
A. Chỉ cần có bằng cấp là đủ
B. Phải là người có chức vụ
C. Phải có tinh thần vượt khó vươn lên không ngừng
D. Gia đình khá giả không cần tham gia hoạt động xã hội
- Câu 57 : Thanh niên phải có lí tưởng sống cao đẹp vì?
A. Thanh niên là lược lượng khỏe hăng hái
B. Thanh niên là lực lượng nòng cốt
C. Thanh niên là lực lượng đông đảo
D. Thanh niên là lực lượng giầu tri thức
- Câu 58 : Câu nào thể hiện lí tưởng sống cao đẹp của thanh niên học sinh?
A. Phải biết chơi hết mình, làm hết mình
B. Phải biết hưởng thụ
C. Phải biết làm giầu phấn đấu để có dịa vị
D. Phải nỗ lực học tập, rèn luyên chuẩn bị hành trang cho mình, góp phần xây dựng bảo vệ tổ quốc
- Câu 59 : Mỗi học sinh phải xác định lí tưởng sống đúng đắn cho mình bằng cách nào?
A. Xây dựng kế hoạch học tập
B. Rèn luyện đạo đức, sức khỏe
C. Thực hiện tốt nhiệm vụ của người học sinh lớp 9
D. Xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện đạo đức, sức khỏe thực hiện tốt nhiệm vụ của học sinh lớp 9
- Câu 60 : Vì sao thanh niên có lí tưởng sống cao đẹp lại rất vẻ vang?
A. Vì là lực lượng nòng cốt, xung kích xây dựng đất nước
B. Vì là người cống hiến hết mình
C. Vì là người suy nghĩ hành động không mệt mỏi để thực hiện lí tưởng của dân tộc
D. Luôn sáng tạo trong lao động và trong hoạt động xã hội
- Câu 61 : Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc thanh niên luôn được xác định là lực lượng.
A. QUyết định
B. Lãnh đạo
C. Quan trọng
D. Nòng cốt
- Câu 62 : Việc làm nào sau đây biểu hiện rõ trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH- HĐH?
A. Tích cực tham gia các hoạt động chính trị và xã hội
B. Sống, học tập làm việc vì gia đình
C. Học tập rèn luyện toàn diện
D. Dồn hết sức vào việc học tập
- Câu 63 : Việc làm nào dưới đây biểu hiện sống tầm thường chưa đúng của thanh niên?
A. Vận dụng những điều đã học vào thực tiễn
B. Không sợ khó, không sợ khổ
C. Học tập là quyền của bản thân được đến đâu hay đến đó
D. Luôn sáng tạo trong lao động và trong hoạt động xã hội
- Câu 64 : Người anh hùng Lý Tự Trọng hi sinh năm bao nhiêu tuổi?
A. 17
B. 18
C> 20
D. 19
- Câu 65 : Hiện nay một số bạn học sinh ăn chơi đua đòi, thích thể hiện học đòi phong cách. Em có thái độ như thế nào trước những hành vi ấy?
A. Đồng tình ủng hộ
B. Học theo các bạn ấy
C. Không quan tâm để ý
D. Phê phán những hành động không đúng đắn, không phù hợp
- Câu 66 : Là thanh niên cần làm gì để thực hiện trách nhiệm của mình với đất nước?
A. Đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi quy định
B. Không chấp hành thực hiện lệnh nhập ngũ
C. Thờ ơ trước những việc chung
D. Thoái thác trách nhiệm khi dược giao nhiêm vụ
- Câu 67 : Để thực hiên CNH-HĐH đất nước cần có một lực lựơng lao động như thế nào?
A. Có trình độ học vấn nhất định
B. Có năng lực ở nhiều lĩnh vực
C. Có học vấn, hiểu biết kỹ thuật, tự giác trong lao động ở mọi lĩnh vực
D. Có năng lực kinh doanh
- Câu 68 : Việc làm nào dưới đây, biểu hiện lý tưởng sống cao đẹp, đúng đắn của thanh niên?
A. Bị cám dỗ bởi những nhu cầu tầm thường.
B. Luôn khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.
C. Dễ thì làm, khó thì bỏ.
D. Thất bại là mẹ của thành công, thành công phải được tôn vinh xứng đáng.
- Câu 69 : Việc làm nào là đúng đắn của thanh niên?
A. Bị cám dỗ bởi nhu cầu tầm thường
B. Không có kế koạch phấn đấu.
C. Dễ làm, khó bỏ.
D. Học tập vì ngày mai lập nghiệp.
- Câu 70 : Biểu hiện của thanh niên trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước?
A. Không có ý thức trong việc bảo vệ an ninh xã hội
B. Tích cực tham gia các hoạt động xã hội
C. Không cần áp dụng những lí thuyết vào thực tiễn
D. Sống vì lợi ích của bản thân
- Câu 71 : Để hưởng ứng phong trào “mùa hè xanh” do Đoàn Thanh niên phát động, nhiều thanh niên tình nguyện, sẵn sàng đến vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn để giúp đỡ nhân dân. Những việc làm ấy có ý nghĩa như thế nào?
A. Làm việc theo sự phân công
B. Làm việc tình nguyện theo mục đích lí tưởng của tuổi trẻ
C. Là việc theo phong trào là chính
D. Làm việc vì thích được đến nhiều nơi
- Câu 72 : Hiện nay có một số thanh niên học sinh có quan điểm là. “Được đến đâu hay đến đó, nước đến chân mới nhảy”. Quan điểm ấy chứng tỏ họ là người như thế nào?
A. Thiếu trách nhiệm với bản thân, với gia đình và xã hội
B. Là người luôn bình tĩnh tự tin
C. Là người làm theo sở thích
D. Là người biết xử lí tình huống
- Câu 73 : Một số bạn học sinh lớp 9 đã xác định rằng. Do lực học hạn chế, gia đình khó khăn, sau khi học xong lớp 9 các bạn sẽ học nghề, tìm kiếm việc làm nuôi bản thân, giúp đỡ gia đình. Những suy nghĩ đó chứng tỏ họ là người như thế nào?
A. Biết lo cho gia đình
B. Có ý thức trách nhiệm với chính bản thân, gia đình và xã hội
C. Không cố gắng để học tập
D. Không có định hướng cho tương lai
- Câu 74 : Em hiểu gì về câu nói. “ Cống hiến thì nhìn về phía trước, hưởng thụ thì nhìn về phía sau”?
A. Cống hiến là việc làm đầu tiên
B. Biết sống hưởng thụ khi còn trẻ
C. Biết nhìn về tương lai
D. Phải biết hướng về cội nguồn, xác định mục đích lí tưởng để sống và cống hiến
- Câu 75 : Hiện nay một số thanh niên có biểu hiện. Đua xe máy, lười học, đua đòi ăn chơi. Trước những biểu hiện đó em không đồng ý với việc làm nào sau đây?
A. Không bắt chước, không làm theo, có thái độ phê phán
B. Thử tham gia làm, theo cách của họ
C. Coi thường những việc làm thiếu ý thức
D. Kiên quyết không làm theo khi bị rủ rê lôi kéo
- Câu 76 : Những câu hát. “Đi lên thanh niên! Chớ ngại ngần chi. Đi lên thanh niên làm theo lời Bác” là lời của bài hát nào?
A. Bài hát “Đội ca”
B. Bài hát “Quốc ca”
C. Bài hát “Thanh niên làm theo lời Bác”
D. Bài hát “Em là mầm non của Đảng”
- Câu 77 : Là thanh niên trong thời đại mới chúng ta cần phải?
A. Nỗ lực học tập, rèn luyện toàn diện
B. Không cần tham gia nhiều phong trào
C. Làm việc vì bản thân là chính
D. Không cần phải phấn đấu, rèn luyện
- Câu 78 : Câu tục ngữ : “Phải biết lấy mềm để thắng cứng. Lấy yếu để thắng mạnh” nói về người như thế nào.
A. Lười làm , ham chơi
B. Chỉ biết lợi cho mình
C. Có tính năng động, sáng tạo
D. Dám nghĩ , dám làm.
- Câu 79 : Say mê, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào cái đã có được gọi là?
A. Sáng tạo
B. Tích cực
C. Tự giác
D. Năng động
- - Đáp án và đề thi thử thpt quốc gia môn Khoa học xã hội cực hay có lời giải !!
- - Đề thi thử THPTQG năm 2019 môn: Khoa Học Xã Hội chuẩn cấu trúc của bộ giáo dục !!
- - Tổng hợp đề thi thử thpt quốc gia môn KHXH có đáp án !!
- - Giải bài tập SGK Tự nhiên và Xã hội 2 Bài 6 (có đáp án): Tiêu hoá thức ăn !!
- - 10 đề thi thi thpt quốc gia tổ hợp KHXH - Địa - Sử - GDCD có đáp án !!
- - Đề kiểm tra 1 tiết Văn lớp 6 Học kì 2 !!
- - Top 4 Đề kiểm tra Học kì 1 GDCD 9 có đáp án !!
- - Sử dụng máy tính FX570ES để giải bài tập trắc nghiệm Vật Lý 11 !!