Đề thi thử THPT Quốc Gia - Môn Vật Lí năm 2019 - Đ...
- Câu 1 : Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox với biên độ 4cm. Biết khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp vật đi qua vị trí cân bằng là 0.5s. Tại thời điểm t=1.5s thì chất điểm đi qua li độ \(2\sqrt 3 cm\) theo chiều dương. Phương trình dao động của vật là:
A $${\rm{x}} = 4\cos \left( {2{\rm{\pi t}} + {{5{\rm{\pi }}} \over 6}} \right)$$
B $${\rm{x}} = 4\cos \left( {4{\rm{\pi t}} + {{5{\rm{\pi }}} \over 6}} \right)$$
C $${\rm{x}} = 4\cos \left( {2{\rm{\pi t}} - {{5{\rm{\pi }}} \over 6}} \right)$$
D $${\rm{x}} = 4\cos \left( {4{\rm{\pi t}} - {{5{\rm{\pi }}} \over 6}} \right)$$
- Câu 2 : Hai vật dao động điều hòa. Ở thời điểm t gọi v1, v2 là vận tốc lần lượt của vật thứ nhất và vật thứ hai. Khi vận tốc của vật thứ nhất là v1 = 1,5m/s thì gia tốc của vật thứ hai là a2 = 3 m/s2 . Biết 18v12- 9v22 = 14,5 (m/s)2. Độ lớn gia tốc của vật thứ nhất tại thời điểm trên là:
A a1 = 1,7 m/s2
B a1 = 4 m/s2
C a1 = 3 m/s2
D a1 = 2 m/s2
- Câu 3 : Hai nguồn sóng A, B cách nhau 12,5cm trên mặt nước giao thoa sóng, dao động tại nguồn có phương trình \({u_A} = {u_B} = acos100\pi t\left( {cm} \right)\) tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 0,5m/s. Số điểm trên đoạn AB dao động với biên độ cực đại và dao động ngược pha với trung điểm I của đoạn AB là:
A 20
B 13
C 12
D 24
- Câu 4 : Đặt điện áp u = U0coswt vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Biết điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở thuần UR, giữa hai đầu cuộn cảm UL và giữa hai đầu tụ điện UC thỏa mãn UL = 2UR = 2UC.So với điện áp u, cường độ dòng điện trong đoạn mạch:
A Trễ pha π/4
B Trễ pha π/2
C Sớm pha π/4
D Sớm pha π/2
- Câu 5 : Biên độ của dao động cưỡngbức không phụ thuộc vào?
A Pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
B Biên độ ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
C Tần số ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.
D Lực cản của môi trường tác động lên vật.
- Câu 6 : Chọn phát biểu SAIkhi nói về môi trường truyền âm và vận tốc âm:
A Môi trường truyền âm có thể là rắn, lỏng hoặc khí
B Những vật liệu như bông, nhung, xốp truyền âm tốt
C Vận tốc truyền âm phụ thuộc vào tính đàn hồi và mật độ của môi trường
D Vận tốc truyền âm phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường
- Câu 7 : Chọn SAItrong các sau
A Đối với tai con người, cường độ âm càng lớn thì âm càng to
B Cảm giác nghe âm to hay nhỏ chỉ phụ thuộc vào cường độ âm
C Cùng một cường độ âm tai con người nghe âm cao to hơn nghe âm trầm
D Ngưỡng đau hầu như không phụ thuộc vào tần số của âm
- Câu 8 : Đặt điện áp \({\rm{u}} = {{\rm{U}}_{\rm{o}}}\cos \cos \left( {{\rm{t}} + {{\rm{\pi }} \over 4}} \right)\) vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện thì cường độ dòng điện trong mạch là \({\rm{i}} = {{\rm{I}}_0}\cos \left( {{\rm{\omega t}} + {\rm{\varphi }}} \right)\). Giá trị của \(\varphi \) bằng:
A 3π /4
B -3π/4
C – π/2
D π/2
- Câu 9 : Điện áp giữa hai đầu một đoạn mạch có biểu thức u = 220cos100πt(V). Giá trị hiệu dụng của điện áp này là:
A 110V
B $$110\sqrt 2 V$$
C 220V
D $$220\sqrt 2 V$$
- Câu 10 : Mạch AB gồm hai đoạn, AM là cuộn dây thuần cảm có \(L = \frac{1}{\pi }H\), và biến trở R, đoạn MB gồm tụ điện có điện dung C thay đổi được. Cho biểu thức \({u_{AB}} = 200\cos (100\pi t)(V)\). Điều chỉnh \(C = {C_1}\) sau đó điều chỉnh R thì thấy \({U_{AM}}\) không đổi. Xác định giá trị của \({C_1}\)
A \({{{{2.10}^{ - 4}}} \over \pi }\,F\)
B \({{{{10}^{ - 4}}} \over 3\pi }\,F\)
C \({{{{10}^{ - 4}}} \over 2\pi }\,F\)
D \({{{{10}^{ - 4}}} \over \pi }\,F\)
- Câu 11 : Cường độ dòng điện qua một mạch điện xoay chiều mắc nối tiếp có biểu thức \(i = 10\sqrt 2 cos100\pi t\) (A). Cường độ dòng điện tức thời trong đoạn mạch tại thời điểm t = 0,005s có giá trị:
A \(10\sqrt 2 \) A
B 0 A
C 5 A
D 10 A
- Câu 12 : Máy phát điện xoay chiều một pha thứ nhất có 2p cặp cực từ, roto quay với tốc độ n vòng/phút thì phát ra suất điện động có tần số 60 Hz. Máy phát điện xoay chiều một pha thứ hai có p/2 cặp cực từ, roto quay với tốc độ lớn hơn của máy thứ nhất 525 vòng/phút thì tần số của suất điện động do máy phát ra là 50 Hz. Số cặp cực từ của máy thứ 2 bằng:
A 8
B 6
C 4
D 16
- Câu 13 : Mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(L\) không đổi và có tụ điện có điện dung \(C\) thay đổi được. Khi \(C = {C_1}\) thì tần số dao động riêng của mạch bằng \(30kHz\) và khi \(C = {C_2}\) thì tần số dao động riêng của mạch bằng \(40kHz\). Nếu \(C = {{{C_1}{C_2}} \over {{C_1} + {C_2}}}\) thì tần số dao động riêng của mạch bằng:
A \(50kHz\)
B \(24kHz\)
C \(70kHz\)
D \(10kHz\)
- Câu 14 : Chiếu vào catốt của một tế bào quang điện một chùm bức xạ đơn sắc có bước sóng 0,330\(\mu m\). Để triệt tiêu dòng quang điện cần một hiệu điện thế hãm có giá trị tuyệt đối là 1,38V. Công thoát của kim loại dùng làm catôt là
A 1,16eV
B 1,94eV
C 2,38eV
D 2,72eV
- Câu 15 : Cho khối lượng của prôtôn; nơtron; \({}_{18}^{40}{\rm{Ar}};{}_3^6Li\) lần lượt là: 1,0073u; 1,0087u; 39,9525u; 6,0145u và 1u = 931,5 MeV/c2. So với năng lượng liên kết riêng của hạt nhân \({}_3^6Li\) thì năng lượng liên kết riêng của hạt nhân \({}_{18}^{40}{\rm{Ar}}\)
A lớn hơn một lượng là 5,20 MeV.
B lớn hơn một lượng là 3,42 MeV.
C nhỏ hơn một lượng là 3,42 MeV.
D nhỏ hơn một lượng là 5,20 MeV.
- Câu 16 : So với hạt nhân \({}_{14}^{29}Si\), hạt nhân \({}_{20}^{40}Ca\) có nhiều hơn
A 11 nơtrôn và 6 prôtôn.
B 5 nơtrôn và 6 prôtôn.
C 6 nơtrôn và 5 prôtôn.
D 5 nơtrôn và 12 prôtôn
- Câu 17 : Biết đồng vị phóng xạ \({}_6^{14}C\) có chu kì bán rã 5730 năm. Giả sử một mẫu gỗ cổ có độ phóng xạ 200 phân rã/phút và một mẫu gỗ khác cùng loại, cùng khối lượng với mẫu gỗ cổ đó, lấy từ cây mới chặt, có độ phóng xạ 1600 phân rã/phút. Tuổi của mẫu gỗ cổ đã cho là
A 1910 năm.
B 2865 năm.
C 11460 năm.
D 17190 năm
- Câu 18 : Bắn hạt prôtôn có động năng 5,5 MeV vào hạt nhân \(_3^7Li\) đang đứng yên, gây ra phản ứng hạt nhân \(p + {}_3^7Li \to 2\alpha \). Giả sử phản ứng không kèm theo bức xạ γ, hai hạt α có cùng động năng và bay theo hai hướng tạo với nhau góc 1600. Coi khối lượng của mỗi hạt tính theo đơn vị u gần đúng bằng số khối của nó. Năng lượng mà phản ứng tỏa ra là
A 14,6 MeV
B 10,2 MeV
C 17,3 MeV
D 20,4 MeV
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất