Đề thi thử THPT Quốc Gia môn hóa năm 2017, Đề 5 (C...
- Câu 1 : Đốt cháy hoàn toàn một lượng saccarozơ cần vừa đủ 0,96 mol O2, hiệu khối lượng giữa CO2 và H2O thu được có giá trị là
A 24,96 gam
B 58,08 gam
C 10,56 gam
D 26,4 gam
- Câu 2 : Cho các chất HCOOCH3; CH3COOH; CH3COOCH=CH2; HCOONH4; CH3COOC(CH3)=CH2; CH3COOC2H5; HCOOCH2-CH=CH2. Khi cho các chất trên tác dụng với dd NaOH thu được sản phẩm có khả năng tác dụng với dd AgNO3/NH3. Số chất thoả mãn điều kiện trên là: p án B
A 3
B 4
C 5
D 6
- Câu 3 : Cacbohidrat nào sau đây làm mất màu nước brom?
A fructozơ
B saccarozơ
C xenlulozơ
D glucozơ
- Câu 4 : Đun nóng 7,65 gam este X đơn chức, mạch hở với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 8,25 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của X là.
A 4
B 2
C 3
D 1
- Câu 5 : Hòa tan hết 9,36 gam hỗn hợp gồm Mg và MgCO3 có tỉ lệ mol tương ứng 3 : 1 vào dung dịch HNO3 loãng dư, kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và 1,792 lít (đktc) hỗn hợp gồm hai khí có tỉ khối so với He bằng 11. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam muối khan. Giá trị m là.
A 37,52 gam
B 28,64 gam
C 29,04 gam
D 35,52 gam
- Câu 6 : Cho a mol bột kẽm vào dung dịch có hòa tan b mol Fe(NO3)3. Tìm điều kiện liên hệ giữa a và b để sau khi kết thúc phản ứng không có kim loại.
A a ≥ 2b B. C. D.
B b > 3a
C b ≥ 2a
D b = 2a/3
- Câu 7 : Cho m gam hh X gồm Fe, FeCO3 và Fe3O4 theo tỉ lệ mol tương ứng là 8:2:1 tan hết trong H2SO4 đặc nóng. Sau phản ứng thu được dd Y chứa 2 muối và 2,6544 lít khí Z gồm CO2 và SO2 ở đktc. Biết Y phản ứng tối đa với 0,2m gam Cu. Hấp thụ hoàn toàn khí Z vào dd Ca(OH)2 dư thì được a gam kết tủa. Tìm a
A 11,82g
B 12,18g
C 13,82g
D 18,12g
- Câu 8 : Khi trời sấm chớp mưa rào, trong không trung xảy ra các phản ứng hóa học ở điều kiên nhiệt độ cao có tia lửa điện, tạo thành các sản phẩm có tác dụng như một loại phân bón nào dưới đây, theo nước mưa rơi xuống, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng
A Đạm amoni
B Phân lân
C Đạm nitrat
D Phân kali
- Câu 9 : Hòa tan hoàn toàn 39,2gam kim loại M vào dd HNO3, kết thúc phản ứng thu được dd X và 1,68 lít hh 2 khí có khối lượng 0,9g. Cô cạn dd X thu được 175,82g muối khan. Nếu cho 0,245mol kim loại M tác dụng với Cl2 dư thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A 27,195g
B 38,8325g
C 18,2525g
D 23,275g
- Câu 10 : Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na2O, Al2O3 vào nước thu được 200 ml dung dịch A chỉ chứa 1 chất tan duy nhất có nồng độ 0,5M. Thổi khí CO2 (dư) vào dung dịch A thu được a gam kết tủa. Giá trị của m và a lần lượt là:
A 8,2 và 7,8
B 13,3 và 3,9
C 8,3 và 7,2
D 11,3 và 7,8
- Câu 11 : Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3. (2) Dẫn luồng khí H2 đến dư qua ống sứ chứa CuO. (3) Cho dung dịch HCl vào dung dịch AgNO3. (4) Cho Na kim loại vào dung dịch CuSO4. (5) Cho Al dạng bột vào lượng dư dung dịch FeCl3. Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là.
A 5
B 3
C 4
D 2
- Câu 12 : Trộn hỗn hợp gồm Fe2O3, CuO, Cr2O3 (2x mol), MgO với bột Al (7x mol) được hỗn hợp H. Nung hỗn hợp H một thời gian được m gam hỗn hợp X. Cho toàn bộ X tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dùng dư 20% so với lượng phản ứng), thu được 4,48 lít khí NO (đktc) và dung dịch Y. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH (loãng) 2,14M vào Y đến khi không còn phản ứng xảy ra thì vừa hết 1,5 lít, sau phản ứng thu được 0,03 mol khí và 33,88g kết tủa. Giá trị của m là
A 34,12
B 36,82
C 45,32
D 37,76
- Câu 13 : Tiến hành điện phân 100g dung dịch chứa AlCl3 (7x mol) và FeCl2 (10x mol) (có màng ngăn) với cường độ dòng điện 5A, khối lượng dung dịch trong quá trình điện phân thay đổi theo thời gian được biểu diễn bằng đồ thị sau:Khi điện phân tới thời điểm 2,5t1 giây khi khí bắt đầu thoát ra tại catot thì tạm dừng điện phân, sau đó điện phân tiếp tới thời điểm 17370 giây thì kết thúc quá trình điện phân, lấy màng ngăn ra; để yên dung dịch một thời gian thì khối lượng dung dịch còn lại m gam. Giá trị của m là
A 47,63g
B 46,73g
C 47,36g
D 43,76g
- Câu 14 : Trong các dung dịch sau: (1) saccarozơ, (2) 3-monoclopropan-1,2-điol (3-MCPD), (3) etilenglycol , (4) đipeptit, (5) axit fomic, (6) tetrapeptit, (7) propan-1,3-điol. Số dung dich có thể hòa tan Cu(OH)2 ở điều kiện thường là
A 6
B 4
C 5
D 3
- Câu 15 : Hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 có tỉ lệ số mol tương ứng là 8 : 5. Hòa tan hoàn toàn 21,78 gam X bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được 1,344 lít (đktc) khí Y duy nhất và dung dịch Z chứa 117,42 gam muối. Công thức của Y là
A N2.
B NO2.
C N2O.
D NO.
- Câu 16 : Hỗn hợp X gồm Gly và Ala. Người ta lấy m gam X cho tác dụng với lượng vừa đủ KOH thu được 13,13gam hh muối. Mặt khác, cũng từ lượng X trên ở điều kiện thích hợp người ta điều chế được hh Y chỉ gồm các peptit có tổng khối lượng m’ và nước. Đốt cháy m’ gam hh peptit trên cần 7,224 lít khí O2 (đktc). Giá trị đúng của m gần nhất với:
A 7
B 8
C 9
D 10
- Câu 17 : E là một chất béo được tạo bởi 2 axit béo X và Y (Có cùng số C, trong phân tử có không quá 3 liên kết pi, MX <MY, số mol Y nhỏ hơn số mol X) và glixerol. Xà phòng hóa hoàn toàn 7,98gam E bằng KOH vừa đủ thu được 8,74gam hỗn hợp 2 muối. Mặt khác, nếu đem đốt cháy hoàn toàn 7,98gam E thu được 0,51 mol khí CO2 và 0,45 mol nước. Khối lượng mol phân tử của X gần nhất với?
A 281
B 250
C 282
D 253
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein