Đề trắc nghiệm ôn tập Chương 2 Quan hệ song song H...
- Câu 1 : Yếu tố nào sau đây xác định một mặt phẳng duy nhất?
A. Ba điểm
B. Một điểm và một đường thẳng
C. Hai đường thẳng cắt nhau
D. Bốn điểm
- Câu 2 : Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành. Giao tuyến của (SAB) và (SCD) là:
A. Đường thẳng qua S và song song với AD.
B. Đường thẳng qua Svà song song với CD.
C. Đường SO với O là tâm hình bình hành.
D. Đường thẳng qua S và cắt AB.
- Câu 3 : Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang có đáy lớn AB. Gọi M là trung điểm của SC. Giao điểm của BC với mặt phẳng (ADM) là:
A. Giao điểm của BC và AM
B. Giao điểm của BC và SD
C. Giao điểm của BC và AD
D. Giao điểm của BC và DM
- Câu 4 : Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AD và BC. Giao tuyến của (SMN) và (SAC) là:
A. SD
B. SO (O là trọng tậm của ABCD).
C. SF (F là trung điểm CD).
D. SG (F là trung điểm AB).
- Câu 5 : Gọi \(n\) là số cạnh của hình chóp có 101 đỉnh. Tìm \(n\).
A. \(n = 202\)
B. \(n = 200\)
C. \(n = 101\)
D. \(n = 203\)
- Câu 6 : Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi d là giao tuyến của hai mặt phẳng (SAD) và (SBC). Khẳng định nào sau đây là khẳng định đúng?
A. d qua S và song song với BD
B. d qua S và song song với BC.
C. d qua S và song song với AB
D. d qua S và song song với DC.
- Câu 7 : Cho hình chóp S.ABCD với đáy là tứ giác lồi có các cạnh đối không song song. AC cắt BD tại O, AD cắt BC tại I. Khi đó, giao tuyến của hai mặt phẳng (SAC) và (SBD) là:
A. SI
B. ÍB
C. SC
D. SO
- Câu 8 : Cho hình tứ diện ABCD. Gọi M. N lần lượt là trung điểm của AB vàÂC. Gọi d là giao tuyến của (DMN) và mặt phẳng (DBC). Chọn mệnh đề đúng.
A. \(d // (ABC)\)
B. \(d \subset \left( {ABC} \right)\)
C. d cắt (ABC)
D. \(d // AB\)
- Câu 9 : Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của SA, SB. Giao tuyến của (MNC) và (ABD) là:
A. OM
B. CD
C. OA
D. ON
- Câu 10 : Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AD, BC. Gọi G là trọng tâm \(\Delta BCD.\) Khi đó, giao điểm của đường thẳng MG và mặt phẳng (ABC) là giao điểm của đường thẳng MG và đường thẳng
A. BC
B. AC
C. AN
D. AB
- Câu 11 : Cho tứ diện ABCD và M là điểm ở trên cạnh AC. Mặt phẳng \(\left( \alpha \right)\) qua và M song song với AB và CD. Thiết diện của tứ diện cắt bởi \(\left( \alpha \right)\) là:
A. Hình bình hành
B. Hình chữ nhật
C. Hình thang
D. Hình thoi
- Câu 12 : Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O. Gọi M, N, K lần lượt là trung điểm của CD,CB,SA. Thiết diện của hình chóp cắt bởi mặt phẳng (MNK) là một đa giác (H). Hãy chọn khẳng định đúng.
A. (H) là một hình thang
B. \(H) là một ngũ giác
C. (H) là một hình bình hành
D. (H) là một tam giác
- Câu 13 : Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang có đáy lớn AB. Gọi M là trung điểm của SC. Giao điểm của BC với mp(ADM) là:
A. Giao điểm của BC và AM.
B. Giao điểm của BC và SD.
C. Giao điểm của BC và AD
D. Giao điểm của BC và DM.
- Câu 14 : Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành. Lấy M là trung điểm cạnh SD. Gọi I là giao điểm của AM và mp (SBC). Mệnh đề nào sau đây là đúng?
A. SI song song AC
B. SI song song AD
C. SI song song CD
D. SI cắt CD
- Câu 15 : Cho tứ diện ABCD, M và N lần lượt là trung điểm của AB và BC, P là điểm trên cạnh CD sao cho CP=2PD Mặt phẳng (MNP) cắt AD tại Q. Tính tỷ số \(\frac{{AQ}}{{QD}}\).
A. \(\frac{1}{2}\)
B. \(3\)
C. \(\frac{2}{3}\)
D. \(2\)
- Câu 16 : Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang với đáy lớn AD, E là trung điểm của cạnh SA, F, G là các điểm thuộc cạnh SC, AB (F không là trung điểm của SC). Thiết diện của hình chóp cắt bởi mặt phẳng (EFG) là
A. Lục giác
B. Tứ giác
C. Ngũ giác
D. Tam giác
- Câu 17 : Cho hai đường thẳng phân biệt \(a, b\) và mặt phẳng \(\left( \alpha \right)\). Giả sử \(a//\left( \alpha \right)\) và \(b//\left( \alpha \right).\) Mệnh đề nào sau đây đúng?
A. \(a\) và \(b\) chéo nhau
B. \(a\) và \(b\) hoặc song song hoặc chéo nhau hoặc cắt nhau.
C. \(a\) và \(b\) hoặc song song hoặc chéo nhau.
D. \(a\) và \(b\) không có điểm chung
- Câu 18 : Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang đáy lớn là AD. Gọi M là trung điểm của SA, N là giao điểm của cạnh SB và mặt phẳng (MCD). Mệnh đề nào sau đây đúng?
A. MN và SD cắt nhau
B. MN và CD cắt nhau
C. MN và CD song song nhau
D. MN và SC cắt nhau
- Câu 19 : Cho tứ diện ABCD, gọi I, J, K lần lượt là trung điểm của AC, BC, BD. Giao tuyến của hai mặt phẳng (ABD) và (IJK) là:
A. Đường thẳng qua J song song với AC.
B. Đường thẳng qua J song song với CD.
C. Đường thẳng qua K song song với AB.
D. Đường thẳng qua I song song với AD.
- Câu 20 : Cho tứ diện ABCD. Gọi G và E lần lượt là trọng tâm của tam giác ABD và ABC. Mệnh đề nào dưới đây đúng:
A. GE và CD chéo nhau
B. GE // CD
C. GE cắt AD
D. GE cắt CD
- Câu 21 : Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCDlà hình bình hành. Gọi d là giao tuyến của hai mặt phẳng (SAD) và (SBC). Khẳng định nào sau đây đúng?
A. d qua S và song song với AB
B. d qua S và song song với BC
C. d qua S và song song với BD
D. d qua S và song song với DC
- Câu 22 : Cho tứ diện ABCD. Gọi I, J lần lượt là trọng tâm \(\Delta ABD,{\rm{ }}\Delta ABC.\) Tìm mệnh đề đúng
A. Hai đường thẳng IJ, CD chéo nhau
B. Đường thẳng IJ cắt CD
C. Đường thẳng IJ cắt mặt phẳng (BCD).
D. Đường thẳng IJ // CD
- Câu 23 : Cho hình chóp SABCD có đáy ABCD là một tứ giác (AB không song song CD). Gọi M là trung điểm của SD, N là điểm nằm trên cạnh SB, O là giao điểm của AC và BD. Cặp đường thẳng nào sau đây cắt nhau
A. SO và AD
B. MN và SC
C. SA và BC
D. MN và SO
- Câu 24 : Cho lăng trụ ABC. A'B'C'. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của A 'B' và CC'. Khi đó CB' song song với
A. AM
B. A'N
C. (BC'M)
D. (AC'M)
- Câu 25 : Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang \(AD//BC,AD = 3BC.\,\,\,M,N\), lần lượt là trung điểm \(AB,CD.\,\,\,G\) là trọng tâm. Mặt phẳng (GMN) cắt hình chóp S.ABCD theo thiết diện là
A. Hình bình hành
B. \(\Delta GMN\)
C. \(\Delta SMN\)
D. Ngũ giác
- Câu 26 : Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang với AB // CD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của SA, BC. Trong các kết luận sau, kết luận nào đúng ?
A. \(MN//AD\)
B. \(MN//SB\)
C. \(MN//(SCD)\)
D. \(MN//(SBD)\)
- Câu 27 : Cho tứ diện ABCD. Gọi G là trọng tâm tam giác ABD, M là điểm thuộc cạnh BC sao cho MB = 2 MC. Mệnh đề nào sau đây đúng:
A. \(MG\,{\rm{//}}\,\left( {BCD} \right).\)
B. \(MG\,{\rm{//}}\,\left( {ACD} \right).\)
C. \(MG\,{\rm{//}}\,\left( {ABD} \right).\)
D. \(MG\,{\rm{//}}\,\left( {ABC} \right).\)
- Câu 28 : Cho hình chóp SABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O, gọi I là trung điểm của cạnh SC. Mệnh đề nào sau đây sai?
A. IO // (SAB)
B. IO // (SAD)
C. Mặt phẳng (IBD) cắt hình chóp SABCD theo thiết diện là một tứ giác.
D. \(\left( {IBD} \right) \cap \left( {SAD} \right) = IO\)
- Câu 29 : Cho tứ diện ABCD. Gọi G là trọng tâm tam giác ABD, M là điểm thuộc cạnh BC sao cho MB = 2MC. Mệnh đề nào sau đây đúng?
A. MG // (BCD)
B. MG // (ACD)
C. MG // (ABD)
D. MG // (ABC)
- Câu 30 : Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O. Gọi I là trung điểm SC. Mệnh đề nào sau đây là sai?
A. \(IO{\rm{//}}(SAB)\)
B. \((IBD) \cap (SAC) = IO\)
C. \(IO{\rm{//}}(SAD)\)
D. (IBD) cắt S.ABCD theo thiết diện là tứ giác
- Câu 31 : Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O. Gọi M, N lần lượt trung điểm của SA, SB. Giao tuyến của (MNC) và (ABD) là:
A. OM
B. CD
C. OA
D. ON
- Câu 32 : Cho hai đường thẳng a và b chéo nhau. Có bao nhiêu cặp mặt phẳng song song với nhau lần lượt chứa a và b ?
A. Vô số
B. Không có cặp mặt phẳng nào.
C. 2
D. 1
- Câu 33 : Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành. Hỏi có tất cả bao nhiêu mặt phẳng cách đều 5 điểm S, A, B, C, D ?
A. 2 mặt phẳng
B. 5 mặt phẳng
C. 1 mặt phẳng
D. 4 mặt phẳng
- Câu 34 : CHo hình bình hành ABCD và 1 điểm S không nằm trong mặt phẳng (ABCD). Giao tuyến của hai mặt phẳng (SAB) và (SCD) là một đường thẳng song song với đường nào sau đây?
A. AB
B. AC
C. BC
D. SA
- Câu 35 : Hình lăng trụ ABCD. A'B'C'D' gọi là hình hộp nếu đáy ABCD là:
A. Hình thang
B. Tứ giác lồi
C. Hình bình hành
D. Hình thang cân
- Câu 36 : Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành. Gọi A', B', C', D' lần lượt là trung điểm SA, SB, SC, SD. Trong các trường hợp nào không song song với A'B'?
A. AB
B. CD
C. C'D'
D. SC
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 5 Khoảng cách
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 1 Hàm số lượng giác
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 2 Phương trình lượng giác cơ bản
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 3 Một số phương trình lượng giác thường gặp
- - Trắc nghiệm Toán 11 Chương 1 Hàm số lượng giác và Phương trình lượng giác
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 2 Phép tịnh tiến
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 3 Phép đối xứng trục
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 4 Phép đối xứng tâm
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 5 Phép quay
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 6 Khái niệm về phép dời hình và hai hình bằng nhau