Đề kiểm tra 1 tiết Chương 4 môn Hóa học 12 năm 201...
- Câu 1 : Polime (-CH2-CH=CH-CH2-)n có tên là :
A. poli etilen
B. poli butađien
C. poli butilen
D. poli isopren
- Câu 2 : Chất nào sau đây không phải là polime thiên nhiên:
A. tinh bột
B. xenlulozơ
C. caosu buna
D. tơ tằm
- Câu 3 : Polime nào có cấu tạo mạng không gian:
A. Cao su lưu hóa
B. Poliisopren
C. Cao su Buna-S
D. Polietilen
- Câu 4 : Hãy cho biết polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh.
A. PVC
B. Cao su Isopren
C. xenlulozơ.
D. amilopectin
- Câu 5 : Khi trùng ngưng hexametilen điamin và axit ađipic ta thu được polime là :
A. Nilon-6
B. Nilon-7
C. Visco
D. Nilon-6, 6.
- Câu 6 : Thủy tinh hữu cơ được tổng hợp từ monome nào sau đây:
A. Vinyl clorua
B. Metyl acrilat
C. Metyl metacrylat
D. Propilen
- Câu 7 : Polime nào sau đây không phải là polime tổng hợp:
A. tơ nilon – 6
B. poli etilen
C. tơ visco
D. cao su buna
- Câu 8 : Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là
A. poli etilen
B. poli(vinylclorua)
C. poli (etylen terephtalat)
D. poli(metyl metacrylat)
- Câu 9 : Polime nào sau đây được tạo ra từ phản ứng đồng trùng hợp 2 monome khác nhau ?
A. Cao su buna-S
B. Caosu buna
C. Nilon -6
D. Thủy tinh hữu cơ
- Câu 10 : Nhóm vật liệu nào được chế tạo từ polime thiên nhiên:
A. tơ visco, tơ tằm, caosu buna
B. tơ visco, tơ tằm
C. tơ tằm, caosu isopren
D. tơ axetat, nilon-6
- Câu 11 : Kết luận nào sau đây không đúng:
A. Cao su là những polime có tính đàn hồi
B. Poli (vinyl clorua) là polime tổng hợp
C. Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên
D. Tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng
- Câu 12 : Polime nào dưới đây được điều chế không phải từ phản ứng trùng hợp:
A. Poli (vinyl clorua)
B. Polistiren
C. Poli (butađien-stiren)
D. Poli(hexametylen ađipamit).
- Câu 13 : Nilon-6,6 thuộc loại :
A. tơ nhân tạo
B. tơ polieste
C. tơ poliamit
D. tơ thiên nhiên
- Câu 14 : Khi nhiệt phân cao su thiên nhiên ta được monome nào sau đây?
A. Isopren
B. Buta-1,3-dien
C. Butilen
D. Propilen
- Câu 15 : Hợp chất có công thức cấu tạo (- O – [CH2]2 – OOC – C6H4 – CO -)n có tên gọi là:
A. poli (metyl metacrylat)
B. Nilon-6
C. Poli(hexametylen ađipamit)
D. poli (etylen terephtalat )
- Câu 16 : Cho các polime sau : ( - CH2 – CH = CH – CH2 -) n ; ( - NH – CH2 – CO- )n . Công thức các monome tương ứng khi trùng hợp hoặc trùng ngưng tạo ra các polime trên là
A. CH3 – CH= CH- CH3 ; H2N- CH2- CH2 – COOH.
B. CH2 = CH- CH = CH2 ; H2N- CH2 – COOH.
C. CH3 – CH= C= CH3 ; H2N- CH2 – COOH.
D. CH3 – CH= CH- CH3 ; CH3- CH(NH2 ) – COOH.
- Câu 17 : Trong các polime sau đây: tơ tằm (1); tơ visco (2); tơ xenlulozơ axetat (3); tơ nilon-6,6 (4); tơ nitron (5) loại nào có nguồn gốc từ xenlulozơ?
A. (1),(2)
B. (1),(2), (3) .
C. (2), (3), (5) .
D. (2), (3)
- Câu 18 : Trong các polime sau: (1) poli(metyl metacrylat); (2) polistiren; (3) nilon-7; (4) poli(etylen-terephtalat); (5) nilon-6,6; (6) poli (vinyl axetat), các polime là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng là:
A. (1), (3), (6).
B. (3), (4), (5).
C. (1), (2), (3).
D. (1), (3), (5).
- Câu 19 : Polime Y có phân tử khối là 504000 và hệ số trùng hợp n= 12.000. Y là
A. Poli Etilen
B. (-CF2-CF2-)n
C. PVC
D. Poli propilen
- Câu 20 : Khối lượng phân tử của một loại tơ nilon-6 bằng 16950 đ.v.C. Số mắc xích trong công thức phân tử của loại tơ trên là :
A. 120
B. 200
C. 150.
D. 170
- Câu 21 : Số mắt xích trong một đoạn mạch nilon-6,6 là 121. Khối lượng ( theo đvC) của đoạn mạch đó là :
A. 27346
B. 25538
C. 13673
D. 31702
- Câu 22 : Điều chế 1 tấn Nilon-6 ( hiệu suất phản ứng 80% ) thì cần khối lượng axit e-amino caproic là :
A. 1,45 tấn
B. 1 tấn
C. 1,25 tấn
D. 0,93 tấn
- Câu 23 : Để điều chế 100 kg thuỷ tinh hữu cơ cần bao nhiêu kg ancol metylic và và bao nhiêu kg axit metacrylic, biết hiệu suất quá trình phản ứng đạt 80%.
A. ancol 32 kg,axit 86,0 kg;
B. ancol 25,6 kg, axit 68,8 kg
C. ancol 40 kg, axit 107,5 kg
D. ancol 32 kg, axit 107,5 kg
- Câu 24 : Chọn phát biểu đúng khi nói về polime.
A. Các polime: nilon-6,6; tơ axetat; tơ tằm; tinh bột; poli (vinyl ancol) không thể trực tiếp điều chế bằng phương pháp trùng hợp.
B. Để tổng hợp teflon dùng làm chất chống dính xoong chảo, có thể cho flo tác dụng với poli etilen.
C. Khi tổng hợp tơ capron (nilon-6) từ m gam axit e-aminocaproic (H%=100%) hoặc từ m gam caprolactam (H%=86,26%), thì khối lượng tơ capron sẽ khác nhau.
D. Cao su Buna có mắt xích giống như mắt xích của cao su thiên nhiên.
- Câu 25 : Cho các polime sau: tơ nilon-6,6; poli(vinyl ancol); tơ capron; teflon; nhựa novolac; tơ lapsan, tơ nitron, cao su buna-S. Số polime là sản phẩm của phản ứng trùng hợp là:
A. 3
B. 6
C. 4
D. 5
- Câu 26 : Lưu hóa cao su thiên nhiên thu được cao su lưu hóa có chứa 13,62% lưu huỳnh về khối lượng. Hỏi trung bình bao nhiêu mắt xích cao su thì có một cầu nối –S-S- ? (giả thiết rằng S đã thay thế cho H ở nhóm metylen trong mạch cao su )
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
- Câu 27 : Đồng trùng hợp butađien và vinyl xianua thu được 6,44 tấn cao su buna-N có tỉ lệ số mắt xích butađien và vinyl xianua bằng 2: 1. Tính khối lượng butađien và vinyl xianua đã dùng, biết hiệu suất phản ứng là 80%
A. 5,4 tấn và 2,65 tấn
B. 4,32 tấn và 2,12 tấn
C. 5,4 tấn và 2,12 tấn
D. 4,32 tấn và 2,65 tấn
- Câu 28 : Trước kia người ta điều chế cao su buna theo phương pháp Le-be-đep từ nguyên liệu đầu là tinh bột. Tính lượng bột mì chứa 90% tinh bột cần để sản xuất 1 tấn cao su với hiệu suất trung bình của mỗi giai đoạn là 60% ?
A. 2,8578 tấn
B. 2,5720 tấn
C. 0,048 tấn
D. 3,858 tấn
- Câu 29 : Khi tiến hành đồng trùng hợp acrilonitrin và buta-1,3-đien thu được một loại cao su Buna-N chứa 8,69% Nitơ về khối lượng. Tỉ lệ số mol buta-1,3- đien và acrilonitrin trong cao su thu được là
A. 3:1.
B. 2:1.
C. 1:2.
D. 1:1.
- Câu 30 : Số đồng phân của hợp chất hữu cơ có CTPT C3H6O2 có thể tác đụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng được với kim loại Na là
A. 3
B. 2
C. 4
D. 5
- Câu 31 : Chất nào sau đây khống có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp ?
A. propen
B. stiren
C. isopren
D. toluen
- Câu 32 : Polime nào sau đây có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) ?
A. PE
B. amilopectin
C. PVC
D. nhựa bakelit
- Câu 33 : Polime X là chất rắn trong suốt, cố khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas. Tên gọi của X là:
A. poliacrilonitrin.
B. poli(metyl metacrylat).
C. polietilen.
D. poli(vinyl clorua).
- Câu 34 : Polime nào sau đây được tổng hợp từ phản ứng trùng hợp?
A. polyvinyl(vinyl clorua)
B. polisaccarit
C. poli (etylen terephtalat)
D. nilon- 6,6
- Câu 35 : Dãy nào sau đây chỉ gồm các polime được dùng làm chất dẻo
A. poli(vinyl doma), polietilen, poli(phenol-fomandehit)
B. polibuta-1,-đien,poliacrilonitrin, poli(metylmetacrylat)
C. Xenlulozo, poli(phenol-foinandehit), poliacrilonitrin
D. poli(metyl metacry lat), polietilen, poli(hexametylen adipamit)
- Câu 36 : Chất nào sau đây có thể tham gia phản ứng trùng ngưng ?
A. axit axetic.
B. etylamih.
C. buta-l,3-đien.
D. axit E-amino caproic.
- Câu 37 : Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh ?
A. xenlulozo
B. amilozơ
C. amilopectin
D. cao su lưu hoá
- Câu 38 : Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch protein 10%, 1 ml dung dịch NaOH 30% và 1 giọt dung dịch CuSO4 2%. Lắc ống nghiệm, quan sát thấy xuất hiện màu
A. Tím
B. Xanh
C. Vàng
D. Đỏ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein