Đề thi giữa HK1 môn Toán 11 năm 2019 - 2020 Trường...
- Câu 1 : Tìm tập xác định của hàm số \(y = \tan 2x\).
A. R
B. \(R\backslash \left\{ {\frac{\pi }{2} + k\pi ,k \in Z} \right\}\)
C. \(R\backslash \left\{ {\frac{\pi }{4} + k\frac{\pi }{2},k \in Z} \right\}\)
D. \(R\backslash \left\{ {k\frac{\pi }{2},k \in Z} \right\}\)
- Câu 2 : Lớp 11B có 20 bạn nữ và 18 bạn nam. Hỏi có bao nhiêu cách chọn một bạn tham gia văn nghệ cho trường?
A. 360
B. 20
C. 18
D. 38
- Câu 3 : Bạn Nam muốn rủ bạn Dũng qua nhà bạn Hoàng chơi, từ nhà bạn Nam qua nhà bạn Dũng có 4 con đường, từ nhà bạn Dũng qua nhà bạn Hoàng có 3 con đường. Hỏi từ nhà bạn Nam đến nhà bạn Hoàng phải qua nhà bạn Dũng có bao nhiêu con đường?
A. 7
B. 12
C. 1
D. 24
- Câu 4 : Có bao nhiêu cách xếp 5 bạn thành một hàng dọc. Hãy chọn đáp án sai.
A. 120
B. 5!
C. \(C_5^5\)
D. \(A_5^5\)
- Câu 5 : Tìm giá trị lớn nhất M của hàm số \(y = \cos \left( {x - \frac{\pi }{6}} \right) + 2\).
A. M = 2
B. M = 3
C. M = 4
D. M = 5
- Câu 6 : Trong mặt phẳng (Oxy), cho M(x;y) và M'(x';y') là ảnh của điểm M qua phép vị tự tâm O tỉ số k. Hãy chọn khẳng định đúng.
A. \(\left\{ \begin{array}{l}x' = x + k\\y' = y + k\end{array} \right.\)
B. \(\left\{ \begin{array}{l}x' = kx\\y' = ky\end{array} \right.\)
C. \(\left\{ \begin{array}{l}x' = - y\\y' = x\end{array} \right.\)
D. \(\left\{ \begin{array}{l}x' = y\\y' = - x\end{array} \right.\)
- Câu 7 : Trong mặt phẳng Oxy cho điểm A(-1;3). Tìm toạ độ A' là ảnh của ảnh của điểm A qua phép quay \({Q_{(O,{{90}^0})}}\).
A. A'(3;1)
B. A'(1;3)
C. A'(-3;-1)
D. A'(-3;1)
- Câu 8 : Hình vẽ bên là biểu diễn của phép biến hình nào dưới đây?
A. Phép quay.
B. Phép tính tiến.
C. Phép dời hình.
D. Phép vị tự.
- Câu 9 : Tìm nghiệm của phương trình \(\cos x + \sqrt 3 \sin x = \sqrt 3 \).
A. \(\left[ \begin{array}{l}x = \frac{\pi }{2} + k2\pi \\x = \frac{\pi }{6} + k2\pi \,\,\,\end{array} \right.\,\,\,\,\,\left( {k \in Z} \right)\)
B. \(\left[ \begin{array}{l}x = {30^0} + k{180^0}\\x = {90^0} + k{180^0}\,\,\,\end{array} \right.\,\,\,\,\,\left( {k \in Z} \right)\)
C. \(x = \frac{\pi }{3} + k\pi \,\,\,\left( {k \in Z} \right)\)
D. \(\left[ \begin{array}{l}x = \frac{\pi }{2} + k{360^0}\\x = \frac{\pi }{6} + k{360^0}\,\,\,\end{array} \right.\,\,\,\,\,\left( {k \in Z} \right)\)
- Câu 10 : Cho tập hợp \(A = {\rm{\{ 0;}}1;2;3;5;6{\rm{\} }}\), từ tập A có thể lập được bao nhiêu số chẵn gồm 3 chữ số khác nhau.
A. 60
B. 52
C. 108
D. 48
- Câu 11 : Một hộp có 5 quả cầu trắng và 4 quả cầu đỏ. Hỏi có bao nhiêu cách chọn 5 quả cầu trong đó có 2 quả cầu trắng và 3 quả cầu đỏ?
A. 240
B. 40
C. 480
D. 80
- Câu 12 : Trong cuộc thi học sinh thanh lịch của trường THPT Lê Quý Đôn – Long Bình Tân, có 5 học sinh xuất sắc lọt vào vòng chung kết tên là Trúc, Cát, Ban, Thi, Tốt. Ban tổ chức muốn chọn ra 2 bạn để trao giải nhất, nhì. Hỏi ban tổ chức có bao nhiêu cách chọn, biết rằng bạn Tốt được một trong hai giải?
A. 4
B. 8
C. 20
D. 10
- Câu 13 : Trên bàn học của bạn Hoa có 1 cuốn sách Hoá và 2 cuốn sách Toán (1 cuốn Hình học và một cuốn Đại số). Hỏi bạn Hoa có bao nhiêu cách xếp 3 cuốn sách trên lên kệ sách sao cho các sách cùng bộ môn được xếp cạnh nhau?
A. 4
B. 2
C. 1
D. 6
- Câu 14 : Hãy tìm toạ độ tâm vị tự I và tỉ số k tương ứng biến ngũ giác ABCDE thành ngũ giác MNOPQ.
A. \(I\left( { - 8;7} \right);\,\,k = \frac{1}{2}\)
B. \(I\left( {7; - 8} \right);\,\,k = 2\)
C. \(I\left( {7; - 8} \right);\,\,k = \frac{1}{2}\)
D. \(I\left( { - 8;7} \right);\,\,k = 2\)
- Câu 15 : Cho phương trình: \(2m\sin x\cos x + 4{\cos ^2}x = m + 5\), m là 1 phần tử của tập hợp E = \(\left\{ { - 3; - 2; - 1;0;1;2} \right\}\). Có bao nhiêu giá trị m để phương trình có nghiệm.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
- Câu 16 : Số nghiệm phương trình \(\frac{{\sin 2x}}{{\sin x - 1}} = 0\) trên \(\left[ {0;2\pi } \right]\) là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 17 : Cho tập hợp \(A = {\rm{\{ }}1;2;3;5;6{\rm{\} }}\), từ tập A có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên gồm 9 chữ số trong đó chữ số 5 xuất hiện đúng 5 lần và các chữ số còn lại xuất hiện đúng một lần.
A. 120
B. 3024
C. 2880
D. Không tồn tại số thoã yêu cầu bài toán
- Câu 18 : Cho hình vẽ bên. Hỏi phép biến hình nào biến tam giác AKO thành tam giác ADC ?
A. Phép đồng dạng có được bằng cách thực hiện liên tiếp phép tịnh tiến theo \(\overrightarrow {AO} \) và vị tự tâm O, tỉ số k = - 2.
B. Phép đồng dạng có được bằng cách thực hiện liên tiếp phép tịnh tiến theo \(\overrightarrow {AO} \) và vị tự tâm C, tỉ số k = 2.
C. Phép đồng dạng có được bằng cách thực hiện liên tiếp phép vị tự tâm O, tỉ số k = - 2 và phép tịnh tiến theo \(\overrightarrow {AO} \).
D. Không có phép biến hình thoả mãn yêu cầu bài toán.
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 5 Khoảng cách
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 1 Hàm số lượng giác
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 2 Phương trình lượng giác cơ bản
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 3 Một số phương trình lượng giác thường gặp
- - Trắc nghiệm Toán 11 Chương 1 Hàm số lượng giác và Phương trình lượng giác
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 2 Phép tịnh tiến
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 3 Phép đối xứng trục
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 4 Phép đối xứng tâm
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 5 Phép quay
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 6 Khái niệm về phép dời hình và hai hình bằng nhau