Đề thi thử THPT Quốc Gia môn hóa năm 2019, Đề 24 (...
- Câu 1 : Cho các chất sau: N2O, NH3, NH4Cl và NaNO2. Số oxi hóa của nguyên tử nito trong lần lượt các hợp chất là
A +1, -3, -3, +1.
B +1, -3, -3, +3.
C -1, +3, +3, -1.
D -1, +3, +3, -3.
- Câu 2 : Mùi tanh của cá do các amin và một số chất khác gây ra. Để khử mùi tanh của cá, người ta thường dùng dung dịch
A H2SO4 loãng.
B HCl loãng.
C HNO3 loãng.
D CH3COOH loãng.
- Câu 3 : Chất nào sau đây được trộn vào bột nở?
A Na2CO3.
B NaHCO3.
C Na3PO4.
D NaHSO4.
- Câu 4 : Kim loại được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là
A Na.
B Ca.
C Al.
D Fe.
- Câu 5 : Khi đun nóng chất X có công thức phân tử C4H8O2 với dung dịch NaOH thu được CH3COONa. Công thức cấu tạo của X là
A CH3COOH.
B CH3COOC2H5.
C C2H5COOCH3.
D C2H5COOH.
- Câu 6 : Cho dãy các chất sau: axetilen, etilen, etan và andehit axetic. Số chất có thể làm mất màu dung dịch Br2 ở điều kiện thường là
A 1.
B 2.
C 3.
D 4.
- Câu 7 : Canxi oxit (CaO) có thể dùng để làm khô. Chất nào sau đây có thể làm khô bằng CaO?
A CO2.
B HCl.
C NH3.
D SO2.
- Câu 8 : Hai chất được dùng để làm mềm nước cứng toàn phần là
A Na2CO3 và Na3PO4.
B NaOH và Ca(OH)2.
C HCl và NaOH.
D Na2CO3 và Ca(OH)2.
- Câu 9 : Chất X là chất kết tinh, không màu. Chất X có nhiều trong quả nho chín. Chất X là
A glucozơ.
B fructozơ.
C saccarozơ.
D xenlulozơ.
- Câu 10 : Khi cho dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2 thì có hiện tượng
A xuất hiện kết tủa trắng.
B xuất hiện kết tủa trắng và có bọt khí.
C xuất hiện kết tủa trắng rồi tan.
D xuất hiện bọt khí.
- Câu 11 : Có 4 dung dịch riêng biệt chứa lần lượt: CuSO4, FeCl3, AgNO3 và ZnCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Ni. Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là
A 1.
B 2.
C 3.
D 4.
- Câu 12 : Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 13. Vị trí của X trong bảng HTTH là
A ô 13, chu kỳ 4, nhóm IIIA.
B ô 13, chu kỳ 3, nhóm IIIA.
C ô 11, chu kỳ 4, nhóm IA.
D ô 11, chu kỳ 3, nhóm IA.
- Câu 13 : Nước Javen là dung dịch chứa hỗn hợp
A NaCl và NaClO.
B NaCl và NaClO3.
C NaOH và NaClO.
D NaOH và NaClO3.
- Câu 14 : Cho dãy các chất sau: alanin, phenol, etyl axetat, ancol etylic, phenyl amoni clorua và anilin lần lượt tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
A 2.
B 3.
C 4.
D 5.
- Câu 15 : T là chất hữu cơ đơn chức mạch hở. T có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Cho T tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất. Hàm lượng oxi có trong T là
A 69,57%.
B 53,33%.
C 34,78%.
D 16,6%.
- Câu 16 : Phát biểu nào sau đây không chính xác?
A Thành phần chính cấu tạo nên màng tế bào thực vật là xenlulozơ.
B Tinh bột và xenlulozơ có cùng phân tử khối.
C Khi thêm axit HNO3 vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện kết tủa vàng.
D Nhỏ iot lên hồ tinh bột thấy chuyển màu.
- Câu 17 : Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về metyl axetat?
A Là đồng phân với etyl fomat.
B Có công thức phân tử là C3H6O2.
C Có phản ứng tráng bạc.
D Là este đơn chức.
- Câu 18 : Hai kim loại có thể tác dụng với Cu(NO3)2 giải phóng kim loại Cu là
A Al, Fe.
B Ag, Zn.
C Fe và Ag.
D Au và Al.
- Câu 19 : Dãy gồm các ion cùng tồn tại trong 1 dung dịch là
A H+, Fe2+, Cl- và NO3-.
B Al3+, NH4+, Cl- và NO3-.
C Mg2+, K+, CO32- và H+.
D Na+, NO3-, Fe2+ và Ag+.
- Câu 20 : Cho 19,1 gam hỗn hợp CH3COOC2H5 và H2NCH2COOC2H5 tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A 9,2.
B 16,6.
C 17,9.
D 19,4.
- Câu 21 : Cho 200 ml dung dịch NaOH vào dung dịch chứa 0,019 mol Al(NO3)3 thu được 0,936 gam kết tủa. Nồng độ mol lớn nhất của dung dịch NaOH cần phải dùng là
A 0,23 M.
B 0,32 M.
C 0,35 M.
D 0,50 M.
- Câu 22 : Cho 1,5 gam hỗn hợp X gồm Al và Mg phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 1,68 lít H2 (đktc). Khối lượng Mg có trong X là
A 0,24 gam.
B 0,60 gam.
C 0,42 gam.
D 0,90 gam.
- Câu 23 : Cho m gam Fe vào dung dịch HNO3 lấy dư, thu được 4,48 lít (đktc) hỗn hợp X gồm 2 khí NO và NO2 có tỉ khối hơi so với O2 là 1,3125. Giá trị của m là
A 0,56.
B 5,6.
C 1,12.
D 11,2.
- Câu 24 : Thực hiện các thí nghiệm sau:(1) Thêm từ từ tới hết dung dịch HCl vào lượng dư dung dịch Na2CO3.(2) Nhỏ vài giọt dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3.(3) Thêm vào giọt dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.(4) Thêm vài ml dung dịch H2SO4 loãng vào ống nghiệm chứa CuS.Số thí nghiệm xảy ra phản ứng mà thu được chất khí là
A 1.
B 2.
C 3.
D 4.
- Câu 25 : Hấp thụ khí CO2 vào dung dịch chứa m gam NaOH, sau phản ứng thu được dung dịch T. Khối lượng chất tan có trong T là 1,48m gam. Chất tan có trong T là
A Na2CO3 và NaHCO3.
B Na2CO3 và NaOH.
C Na2CO3.
D NaHCO3.
- Câu 26 : Cho các chất sau: C6H5NH2 (chứa vòng thơm), H2NCH2COOH, CH3COONa và CH3NH2. Số chất làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là
A 1.
B 2.
C 3.
D 4.
- Câu 27 : Cho các chất sau: CH3COOCH2C6H5 (chứa vòng thơm); C6H5COOCH3 (chứa vòng thơm); HCOOC6H5 (chứa vòng thơm); C6H4(OH)2 (chứa vòng thơm); CH3COOC6H4OH (chứa vòng thơm); ClH3NCH2COOH; HCOONH3CH3 và HCOONH3CH2COONH3C2H5. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2 là
A 2.
B 3.
C 4.
D 5.
- Câu 28 : Các dung dịch riêng biệt: Na2CO3, BaCl2, MgCl2, H2SO4, NaOH được đánh số ngẫu nhiên (1), (2), (3), (4), (5). Tiến hành một số thí nghiệm, kết quả được ghi trong bảng sau:Các dung dịch (1), (3), (5) lần lượt là
A H2SO4, NaOH, MgCl2.
B Na2CO3, MgCl2, NaOH.
C H2SO4, MgCl2, BaCl2.
D Na2CO3, MgCl2, BaCl2.
- Câu 29 : Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một ancol đơn chức trong 0,7 mol O2 (dư), thu được tổng số mol các khí và hơi bằng 1 mol. Khối lượng ancol ban đầu đem đốt cháy là
A 6,0 gam.
B 7,4 gam.
C 8,6 gam.
D 9,0 gam.
- Câu 30 : Hỗn hợp X gồm H2, C2H4 và C3H6 có tỉ khối hơi so với H2 là 9,25. Cho 22,4 lít khí X (đktc) vào bình kín có sẵn một ít bột Ni. Đun nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối hơi so với H2 bằng 10. Tổng số mol H2 đã phản ứng là
A 0,070 mol.
B 0,015 mol.
C 0,075 mol.
D 0,050 mol.
- Câu 31 : Hỗn hợp X gồm một anđehit và một hiđrocacbon mạch hở (phân tử hơn kém nhau một nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol X thu được 29,12 lít CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Nếu cho 10,6 gam X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì khối lượng kết tủa lớn nhất thu được là
A 40,25 gam.
B 45,60 gam.
C 69,75 gam.
D 74,70 gam.
- Câu 32 : Nhiệt phân 30,225 gam hỗn hợp X gồm KMnO4 và KClO3, thu được O2 và 24,625 gam hỗn hợp chất rắn Y gồm KMnO4, K2MnO4, KClO3, MnO2 và KCl. Cho toàn bộ Y tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,8 mol HCl đặc, đun nóng. Phần trăm khối lượng của KMnO4 trong X là
A 39,20%.
B 66,67%.
C 33,33%.
D 60,80%.
- Câu 33 : Đốt 6,16 gam Fe trong 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm Cl2 và O2, thu được 12,09 gam hỗn hợp Y chỉ gồm oxit và muối clorua (không còn khí dư). Hòa tan Y bằng dung dịch HCl (vừa đủ), thu được dung dịch Z. Cho AgNO3 dư vào Z, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A 27,65.
B 44,87.
C 37,31.
D 36,26.
- Câu 34 : Hòa tan hoàn toàn 25,3 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn bằng dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 4,48 lít (đktc) khí Z (gồm hai hợp chất khí không màu) có khối lượng 7,4 gam. Cô cạn dung dịch Y thu được 122,3 gam hỗn hợp muối. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng là
A 0,4 mol.
B 1,4 mol.
C 1,9 mol.
D 1,5 mol.
- Câu 35 : Cho 14,19 gam hỗn hợp gồm 3 amino axit (phân tử chỉ chứa một nhóm cacboxyl và một nhóm amoni) vào dung dịch chứa 0,05 mol axit oxalic, thu được dung dịch X. Thêm tiếp 300ml dung dịch NaOH 1M vào X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 26,19 gam chất rắn khan Y. Hòa tan Y trong dung dịch HCl dư, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A 19,665.
B 35,39.
C 37,215.
D 39,04.
- Câu 36 : Dung dịch X chứa a mol NaOH và b mol Ba(AlO2)2. Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 vào dung dịch X. Sự thay đổi khối lượng kết tủa theo số mol H2SO4 thêm vào được mô tả qua đồ thị (không nhất thiết được chia theo đúng tỉ lệ) dưới đây:Giá trị của b và z lần lượt là
A 0,15 và 58,35.
B 0,18 và 70,02.
C 0,25 và 97,25.
D 0,12 và 46,68.
- Câu 37 : X, Y, Z là ba axit cacboxylic đơn chức cùng dãy đồng đẳng (MX < MY < MZ), T là este tạo bởi X, Y, Z với một ancol no, ba chức, mạch hở E. Đốt cháy hoàn toàn 26,6 gam hỗn hợp M gồm X, Y, Z, T (trong đó Y và Z có cùng số mol) bằng lượng vừa đủ khí O2, thu được 22,4 lít CO2 (đktc) và 16,2 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 26,6 gam M với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 21,6 gam Ag. Mặt khác, cho 13,3 gam M phản ứng hết với 400ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng, thu được dung dịch N. Cô cạn dung dịch N thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với
A 38,04.
B 24,74.
C 16,74.
D 25,10.
- Câu 38 : Hỗn hợp X gồm Al, Mg, FeO và Fe3O4 (trong đó oxi chiếm 20,22% khối lượng hỗn hợp). Cho 25,32 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 3,584 lít hỗn hợp khí NO và N2O (đktc) có tỉ khối hơi so với hiđro là 15,875 và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Nung muối khan này trong không khí đến khi khối lượng không đổi thu được 30,92 gam chất rắn khan. Giá trị gần nhất của m là
A 103.
B 105.
C 106.
D 107.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein