Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Hóa trường THPT Lý Th...
- Câu 1 : Xenlulozơ có cấu tạo mạch không phân nhánh, mỗi gốc C6H10O5 có 3 nhóm OH, công thức của xenlulozo có thể viết là
A [C6H7O3(OH)2]n
B [C6H7O2(OH)3]n
C [C6H8O2(OH)3]n
D [C6H5O2(OH)3]n
- Câu 2 : Trong quá trình ăn mòn điện hoá học, xảy ra
A sự oxi hoá ở cực dương và sự khử ở cực âm.
B sự oxi hoá ở cực âm và sự khử ở cực dương.
C sự oxi hoá ở cực dương.
D sự khử ở cực âm.
- Câu 3 : Cho các chất sau: NH3, HCl, SO3, N2. Chúng có kiểu liên kết hoá học nào sau đây ?
A Liên kết cộng hoá trị.
B Liên kết cộng hoá trị phân cực.
C Liên kết cộng hoá trị không phân cực.
D Liên kết ion.
- Câu 4 : Cho dãy các chất: KAl(SO4)2.12H2O, C2H5OH, C12H22O11 (saccarozơ), CH3COOH, Ca(OH)2, CH3COONH4. Số chất điện li là:
A 3
B 4
C 5
D 2
- Câu 5 : Chất nào sau đây khi cho tác dụng với HBr theo tỷ lệ mol 1:1 thu được 2 dẫn xuất monobrom (tính cả đồng phân hình học) ?
A propin
B etilen
C isobutilen
D isopren
- Câu 6 : Công thức hóa học của muối sắt (II) sunfat là:
A FeSO4
B FeS
C Fe2(SO3)3.
D Fe2(SO4)3.
- Câu 7 : Hợp chất X có công thức phân tử C4H9O2N, X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư khi đun nóng thoát ra khí Y làm xanh quì ẩm, có tỉ khối so với hidro 15,5. Xác định công thức cấu tạo của X
A CH3-CH=CH-COONH4.
B CH2=CH-COONH3CH3.
C CH2=CH-CH2-COONH4.
D CH3-COONH3CH=CH2.
- Câu 8 : Cho 6,5 gam Zn tác dụng vừa hết với dung dịch chứa m gam hỗn hợp NaOH và NaNO3 thu được 0,896 lít (ở đktc) hỗn hợp khí NH3 và H2. Giá trị của m là:
A 1,7.
B 7,2.
C 3,4.
D 8,9.
- Câu 9 : Đốt cháy hoàn toàn m gam Fe trong khí Cl2 dư, thu được 6,5 gam muối. Giá trị của m là
A 2,24.
B 2,80.
C 1,12.
D 0,56.
- Câu 10 : Nguyên tắc làm mềm nước cứng là
A thay thế các ion Mg2+ và Ca2+ trong nước cứng bằng các ion khác
B oxi hoá các ion Mg2+ và Ca2+ trong nước cứng.
C khử các ion Mg2+ và Ca2+ trong nước cứng.
D làm giảm nồng độ các ion Mg2+ và Ca2+ trong nước cứng.
- Câu 11 : Cho dãy các hợp chất sau: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, glixerol, ancol etylic, axit axetic, propan-1,3-điol. Số hợp chất không có khả năng hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là:
A 2
B 0
C 3
D 1
- Câu 12 : Cho 50 gam hỗn hợp X gồm bột Fe3O4 và Cu vào dung dịch HCl dư. Kết thúc phản ứng còn lại 20,4 gam chất rắn không tan. Phần trăm về khối lượng của Cu trong hỗn hợp X là
A 53,6 %.
B 40%.
C 20,4%.
D 40,8%.
- Câu 13 : Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. Nguyên tử của nguyên tố B có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của A là 8. A và B là các nguyên tố
A Mg và Cl
B Si và Br
C Al và Br
D Al và Cl
- Câu 14 : Cho sơ đồ sau: NaOH → X1 → X2 → X3 → NaOH. Với X1, X2, X3 là các hợp chất của natri.Vậy X1, X2, X3 có thể tương ứng với dãy chất nào sau đây?
A Na2CO3, Na2SO4 và NaCl
B NaNO3, Na2CO3 và NaCl
C Na2CO3, NaCl và NaNO3
D NaCl, NaNO3 và Na2CO3
- Câu 15 : Cho hỗn hợp kim loại Mg, Zn, Fe vào dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch chứa gồm 3 muối gồm
A Mg(NO3)2, Fe(NO3)3 và AgNO3.
B Mg(NO3)2, Zn(NO3)2 và Cu(NO3)2.
C Mg(NO3)2, Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2.
D Mg(NO3)2, Zn(NO3)2 và Fe(NO3)3.
- Câu 16 : Hàm lượng phần trăm của canxi đihiđrophotphat trong phân supephotphat kép chứa 40% P2O5 là:
A 65,9%.
B 69,0%.
C 73,1%.
D 71,35%.
- Câu 17 : Công thức phân tử của caprolactam, axit glutamic và axit oxalic lần lượt là:
A C6H11NO; C5H9O4N và CH2O2.
B C6H13NO2; C5H9O4N và C2H2O4.
C C6H11NO; C5H11O4N và C2H2O4.
D C6H11NO; C5H9O4N và C2H2O4.
- Câu 18 : Xét hệ cân bằng hóa học sau xảy ra trong bình kín: C (rắn) + H2O (hơi) <-> CO (khí) + H2(khí)Tác động nào sau đây vào hệ (giữ nguyên các điều kiện khác) không làm chuyển dịch cân bằng?
A Thêm H2.
B Giảm nhiệt độ của hệ phản ứng.
C Thêm cacbon.
D Giảm áp suất chung của hệ phản ứng.
- Câu 19 : Rót từ từ dung dịch AlCl3 đến dư vào dung dịch NaOH và lắc nhẹ. Hiện tượng quan sát được là
A Ban đầu không có hiện tượng gì sau đó có kết tủa trắng.
B Ban đầu có kết tủa, tan ngay, sau đó tạo kết tủa không tan.
C Có bọt khí không màu thoát ra.
D Có kết tủa trắng, sau tan và bọt khí thoát ra.
- Câu 20 : Cho triolein (hay trioleoylglixerol) lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa riêng biệt: Na, Cu(OH)2, CH3OH, dung dịch Br2, dung dịch NaOH. Trong điều kiện thích hợp, số phản ứng xảy ra là
A 4
B 5
C 3
D 2
- Câu 21 : Cho các phát biểu sau: (a) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 tan được trong dung dịch glixerol. (b) Ở nhiệt độ thường, C2H4 phản ứng được với nước brom. (c) Đốt cháy hoàn toàn CH3COOCH3 thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. (d) Glyxin (H2NCH2COOH) phản ứng được với dung dịch NaOH. Số phát biểu đúng là
A 4
B 1
C 2
D 3
- Câu 22 : Dung dịch X chứa m (g) hỗn hợp glucozo và saccarozo. X tráng gương thì thu được 0,02 mol Ag. Nếu đun nóng X trong H2SO4 loãng, trung hòa dung dịch rồi tráng gương thì thu được 0,06 mol Ag. Giá trị của m là:
A 8,44
B 10,24
C 5,22.
D 3,60
- Câu 23 : Hỗn hợp khí X gồm etilen và vinyl axetilen. Cho a mol X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 19,08 gam kết tủa. Mặt khác a mol X phản ứng tối đa với 0,46mol H2. Giá trị của a là:
A 0,34
B 0,46
C 0,22
D 0,32
- Câu 24 : Cho các chất: Cu, CuO, Cu2O, CuS, Cu2S, Cu(OH)2, CuCO3, CuSO3 lần lượt vào dung dịch HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng oxi hoá - khử xảy ra là:
A 6
B 4
C 5
D 7
- Câu 25 : Hỗn hợp X gồm 2 chất có công thức phân tử là C3H12N2O3 và C2H8N2O3. Cho 3,40 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH (đun nóng), thu được dung dịch Y chỉ gồm các chất vô cơ và 0,04 mol hỗn hợp 2 chất hữu cơ đơn chức (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Cô cạn Y, thu được m gam muối khan. Giá trị của m:
A 3,12
B 2,76
C 3,36
D 2,97
- Câu 26 :
A Phenol, glucozơ, glixerol, etanol, anđehit fomic
B Fructozơ, glucozơ, axetanđehit, etanol, anđehit fomic
C Glixerol, glucozơ, etylen glicol, metanol, axetanđehit
D Anilin, glucozơ, glixerol, anđehit fomic, metanol
- Câu 27 : Một loại nước cứng X chứa các ion Ca2+, Mg2+, HCO3- , Cl- trong đó nồng độ HCO3- là 0,002M và Cl- là 0,008M. Lấy 200 ml X đun nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Để làm mềm dung dịch Y (loại bỏ hết các cation kim loại) cần cho vào Y lượng Na2CO3.10H2O gần nhất với khối lượng là
A 2,574 gam.
B 0,229 gam.
C 0,085 gam.
D 0,286 gam.
- Câu 28 :
A Nước phun vào bình do NH3 tan mạnh làm giảm áp suất trong bình.
B Hiện tượng xảy ra tương tự khi thay NH3 bằng CH3NH2.
C Thí nghiệm trên chứng tỏ NH3 tan nhiều trong nước và có tính bazơ.
D Nước phun vào trong bình chuyển từ không màu thành màu xanh.
- Câu 29 : Một bình kín chứa hỗn hợp X gồm 0,06 mol axetilen; 0,09 mol vinylaxetilen; 0,16 mol H2 và một ít bột Ni. Nung hỗn hợp X thu được hỗn hợp Y gồm 7 hiđrocacbon(không chứa but -1-in) có tỉ khối hơi đối với H2 là 328/15. Cho toàn bộ hỗn hợp Y đi qua bình đựng dung dịch AgNO3/NH3 dư, thu được m gam kết tủa vàng nhạt và 1,792 lít hỗn hợp khí Z thoát ra khỏi bình. Để làm no hoàn toàn hỗn hợp Z cần vừa đúng 50 ml dung dịch Br2 1M. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A 28,71.
B 14,37.
C 13,56.
D 15,18.
- Câu 30 : Hỗn hợp X gồm hidro, propen, axit acrylic, ancol anlylic (C3H5OH). Đốt cháy hoàn toàn 1,0 mol X thu được 39,6 gam CO2. Đun nóng X với Ni một thời gian, thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối của Y so với X bằng 1,25. Cho 0,4mol Y phản ứng vừa đủ với V lit dung dịch Br2 0,1M. Giá trị của V là:
A 0,4
B 0,3
C 0,5
D 0,6
- Câu 31 : Cho dãy các chất: propin, but-2-in, axit fomic, axit axetic, anđehit acrylic, axeton, saccarozơ, glucozơ, etyl fomat, metyl axetat. Số chất có khả năng khử được AgNO3/NH3 là:
A 6
B 3
C 5
D 4
- Câu 32 : Chất X có công thức C6H10O4. Cho 1 mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH thu được chất Y và hỗn hợp ancol Z. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc thu được metyl etyl ete. Chất Y phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được chất T. Phát biểu nào sau đây đúng ?
A Chất Y có công thức phân tử C3H2O4Na2
B Chất X là este 2 chức của ancol 2 chức
C Chất Y làm mất màu dung dịch Br2
D 1 mol chất T tác dụng tối đa 1 mol NaHCO3
- Câu 33 : Nhận định nào sau đây đúng?(1) Dùng CaCO3 làm chất chảy loại bỏ SiO2 trong luyện gang.(2) Dùng Mg để chế tạo các hợp kim nhẹ và bền như Đuyra,…(3) Mg cháy trong khí quyển khí CO2.(4) Không dùng MgO để điện phân nóng chảy điều chế Mg.(5) Dùng cát để dập tắt đám cháy có mặt Mg.
A (1), (2), (3), (5).
B (2), (3), (5)
C (1), (2), (3), (4).
D (2), (3), (4).
- Câu 34 : Nung nóng cho tới phản ứng hoàn toàn m gam hỗn hợp Al2O3 và BaCO3 được hỗn hợp X. Hòa tan hết X vào nước dư được dung dịch Y chỉ có một chất tan. Sục CO2 dư vào Y, sau đó đun nóng tiếp cho tới khi đạt kết tủa cực đại thì thu được 5,295 gam kết tủa. Giá trị của m là
A 5,375 gam.
B 7,465 gam.
C 4,485 gam.
D 6,015 gam.
- Câu 35 : Hợp chất hữu cơ tạp chức A chứa hai nhóm chức khác nhau trong phân tử. Đốt cháy một lượng bất kì A đều chỉ tạo ra CO2 và H2O với tỉ lệ mol là 1:1. Chia A thành ba phần bằng nhau:- Phần 1 phản ứng vừa đủ với 0,1 mol NaOH.- Phần 2 tác dụng với Na dư thu được 0,1 mol H2.- Phần 3 được đốt cháy tạo ra 0,3 mol CO2.Công thức phân tử của A là:
A C3H4O2
B C2H4O
C C3H6O3
D C3H6O2
- Câu 36 : Hoà tan m gam hỗn hợp X gồm Fe, FeS, FeS2 và S vào dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được dung dịch Y (không chứa muối amoni) và 49,28 lít hỗn hợp khí NO, NO2 nặng 85,2 gam. Cho Ba(OH)2 dư vào Y, lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 148,5 gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A 38,4.
B 9,36.
C 24,8.
D 27,4.
- Câu 37 : Hòa tan hoàn toàn FeO trong dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch X. Trong các chất: Cl2, Cu, Ag, AgNO3, NaNO3, HNO3, KMnO4, số chất có khả năng phản ứng được với dung dịch X là:
A 7
B 6
C 4
D 5
- Câu 38 : Điện phân dung dịch chứa a mol CuSO4 và 0,4 mol KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây thu được 4,48 lit khí ở anot (đktc). Nếu thời gian điện phân là 2t thì tổng thể tích khí thu được ở cả 2 điện cực là 10,08 lit (đktc). Biết hiệu suất điện phân 100%. Giá trị của a là:
A 0,20
B 0,15
C 0,25
D 0,22
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein