Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Vật lý trường THPT Yê...
- Câu 1 : Một sợi dây đàn hồi, dài 60 cm, một đầu cố định, đầu kia được gắn với một thiết bị rung với tần số f. Trên dây tạo thành một sóng dừng ổn định với 4 bụng sóng; coi hai đầu dây là hai nút sóng. Thời gian giữa 3 lần liên tiếp sợi dây duỗi thẳng là 0,02 s. Tốc độ truyền sóng trên dây là
A 15 m/s
B 0,6 m/s
C 22,5 m/s
D 12 m/s
- Câu 2 : Một con lắc đơn có chiều dài 1 m, đầu trên cố định đầu dưới gắn với vật nặng có khối lượng m. Điểm cố định cách mặt đất 2,5 m. Ở thời điểm ban đầu đưa con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng một góc a = 0,09 rad, rồi thả nhẹ khi con lắc vừa qua vị trí cân bằng thì sợi dây bị đứt. Bỏ qua mọi sức cản, lấy g = 9,8 m/s2. Tốc độ của vật nặng ở thời điểm t = 0,08 s có giá trị gần bằng:
A 0,35 m/s.
B 0,83 m/s.
C 0,57 m/s.
D 0,069 m/s.
- Câu 3 : Hai nguồn phát sóng A, B trên mặt nước dao động điều hoà với tần số 15 Hz, ngược pha. Tại điểm M trên mặt nước cách các nguồn đoạn d1 = 4 cm và d2 = 11 cm sóng có biên độ cực tiểu. Giữa M và trung trực của AB có ba dãy cực đại. Tính tốc độ truyền sóng trên mặt nước là
A 30 cm/s
B 35 cm/s
C 22,5 cm/s
D 42 cm/s
- Câu 4 : Một con lắc lò xo trên mặt phẳng nằm ngang gồm lò xo nhẹ có độ cứng 2N/m và vật nhỏ khối lượng 40g. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,1. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo bị giãn 20cm rồi buông nhẹ để con lắc dao động tắt dần. Lấy g= 10m/s2 . Đến thời điểm tốc độ của vật bắt đầu giảm, thế năng của con lắc lò xo bằng bao nhiêu?.
A 39,6mJ
B 0,4mJ.
C 40mJ
D 3,96mJ
- Câu 5 : Một vật thực hiện đồng thời ba dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số có phương trình x1 = 4cos(10πt + π/4) cm; x2 = 4cos(10πt + 11π/12) cm và x3 = 6sin(10πt + π/12) cm. Phương trình dao động tổng hợp của vật là
A \(x = 10\cos \left( {10\pi t + {{5\pi } \over {12}}} \right)cm\)
B \(x = 2\sin \left( {10\pi t - {{5\pi } \over {12}}} \right)cm\)
C \(x = 10\sin \left( {10\pi t + {\pi \over {12}}} \right)cm\)
D \(x = 2\cos \left( {10\pi t - {{5\pi } \over {12}}} \right)cm\)
- Câu 6 : Ứng dụng nào sau đây không phải ứng dụng từ hiện tượng cộng hưởng cơ
A Lên dây đàn
B Máy đầm bê tông
C Máy đo tần số
D Đo vận tốc âm
- Câu 7 : Để đo tốc độ truyền sóng âm trong không khí ta dùng một âm thoa có tần số f đã biết để kích thích dao động của một cột không khí trong một ông thủy tinh hình trụ đựng nước. Thay đổi độ cao của cột không khí trong bình bằng cách tháo khóa ở đáy bình. Khi chiều cao của cột không khí là 12 cm thì âm phát ra nghe to nhất. Tiếp tục tháo nước cho đến khi nghe thấy âm to nhất. Chiều cao của cột không khí lúc này là 18,2 cm. Tính bước sóng.
A 6,2 cm
B 12,4 cm
C 24,8 cm
D 3,1 cm
- Câu 8 : Đặc điểm nào sau đây không phải của hạ âm:
A có khả năng xuyên thấu kém
B Những trận động đất, gió bão có thể phát ra hạ âm
C có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người
D Những chú voi cảm nhận được hạ âm
- Câu 9 : Con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng 200N/m , quả cầu m có khối lượng 1kg đang dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ 12,5cm. Khi quả cầu xuống đến vị trí thấp nhất thì có một vật nhỏ khối lượng 500g bay theo phương trục lò xo, từ dưới lên với tốc độ 6m/s tới dính chặt vào M. Lấy g = 10m/s2. Sau va chạm , hai vật dao động điều hòa. Biên độ dao động của hệ hai vật sau và chạm là :
A 10 cm
B 20cm
C
D 21cm
- Câu 10 : Trên mặt chất lỏng, tại O có một nguồn sóng cơ dao động với tần số f = 50Hz. Tốc độ truyền sóng có giá trị từ 2,4m/s đến 4,0m/s. Tại điểm M trên mặt chất lỏng cách O một đoạn 15cm, các phần tử dao động ngược pha với dao động của các phần tử tại O. Tốc độ truyền của sóng đó là
A 4 m/s
B 3,0 m/s.
C 3,5 m/s.
D 2,4 m/s.
- Câu 11 : Cho các kết luận sau về sóng âm:1. Sóng âm có tần số từ 16Hz đến 20000Hz gọi là âm nghe được (âm thanh).2. Sóng âm có thể là sóng dọc hoặc là sóng ngang. Trong không khí, sóng âm là sóng dọc.3. Trong mỗi môi trường đồng tính, âm truyền với tốc độ xác định. Sóng âm truyền lần lượt trong các môi trường rắn, lỏng, khí với tốc độ tăng dần. Sóng âm không truyền được trong chân không.4. Tần số, cường độ âm, mức cường độ âm, đồ thị dao động là các đặc trưng vật lý của âm; Độ cao, độ to, âm sắc là đặc trưng sinh lý của âm.5. Độ cao của âm gắn liền với tần số của âm; độ to của âm gắn liền với mức cường độ âm; âm sắc gắn liền với đồ thị dao động âm.6. Tần số dao động của nguồn âm cũng là tần số của sóng âm. Sóng âm không mang theo năng lượng.Số kết luận đúng là
A 1
B 3
C 2
D 4
- Câu 12 : Một con lắc lò xo đang dao động tắt dần. Độ giảm cơ năng sau một thời gian là 14%. Tính độ giảm biên độ trong thời gian đó.
A 28,16%
B 28%
C 7%
D 7,26%
- Câu 13 : Hai nguồn kết hợp S1 và S2 cách nhau 50mm cùng dao động với phương trình u = acos(200πt) mm trên mặt nước. Biết vận tốc truyền sóng trên mặt nước là v = 0,9m/s và biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Hỏi điểm M trên đường trung trực của S1S2 dao động cùng pha với hai nguồn cách S1 đoạn gần nhất là bao nhiêu?
A 32mm.
B 27mm.
C 24mm.
D 12mm.
- Câu 14 : Dao động của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương cùng tần số. Biết dao động thứ nhất có biên độ A1 = 6 cm và trễ pha p/2 so với dao động tổng hợp. Tại thời điểm dao động thứ hai có li độ bằng biên độ của dao động thứ nhất thì dao động tổng hợp có li độ 9 cm. Biên độ dao động tổng hợp bằng
A 18cm
B 12cm
C
D
- Câu 15 : Một chất điểm DĐĐH có phương trình \(x = A\cos (2\pi t + {\pi \over 6})\). Tìm thời điểm chất điểm qua vị trí cân bằng lần thứ 2017:
A 6049/12s
B 6037/6s
C 6049/6s
D 6037/12s
- Câu 16 : Trên mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn kết hợp ngược pha A, B cách nhau 20cm. Tần số của hai sóng là 20Hz, vận tốc truyền sóng trên mặt chất lỏng là 30cm/s. Xét hình vuông AMNB thuộc mặt thoáng chất lỏng. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn BM là:
A 20
B 19
C 18
D 21
- Câu 17 : Trên dây đàn hồi đang có sóng dừng ổn định với khoảng cách giữa hai vị trí cân bằng giữa nút và bụng cạnh nhau là 6cm. Tốc độ truyền sóng trên dây 1,2 m/s, biên độ dao động tại bụng là 4cm. Gọi N là một nút. P, Q là hai điểm trên dây có vị trí cân bằng cách N lần lượt là 15cm và 16cm và ở hai bên của N. Tại thời điểm t, P có li độ \(\sqrt 2 cm\) và đang hướng về vị trí cân bằng . Sau đó một khoảng thời gian ngắn nhất ∆t thì Q có li độ 3cm và đang hướng về vị trí biên. Tìm ∆t.
A 7/6s
B 1/6s
C 1/20s
D 7/120s
- Câu 18 : Ở một thời điểm, li độ của một vật dao động điều hòa bằng 80% của biên độ dao động thì tỉ số của động năng và thế năng của vật là
A 25/9
B 16/9
C 9/25
D 9/16
- Câu 19 : Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 2cos(2πt – π/6) cm. Lấy π2 = 10. Gia tốc của vật tại thời điểm t = 0,25s là:
A - 40 cm/s2
B 40cm/s2.
C ±40cm/s2.
D π cm/s2.
- Câu 20 : Con lắc lò xo treo thẳng đứng. Lò xo nhẹ, độ cứng 100N/m, đầu trên lò xo giữ cố định đầu dưới gắn vật m. Kích thích cho con lắc dao động điều hòa với chu kỳ T. Khoảng thời gian lò xo nén trong một chu kỳ là T/6. Tại thời điểm vật qua vị trí lò xo không biến dạng thì tốc độ của vật là \(10\pi \sqrt 3 cm/s\). Lấy g = π2 = 10. Tại thời điểm vật qua vị trí lò có chiều dài ngắn nhất thì lực đàn hồi tác dụng vào vật có độ lớn gần giá trị nào nhất sau đây?
A 0 N
B 2N
C 0,4N
D 1,4N
- Câu 21 : Một vật dao động điều hòa với tần số 5 Hz và biên độ 8 cm. Chọn gốc thời gian lúc vật qua vị trí cân bằng theo chiều âm. Phương trình dao động của là:
A x = 4cos(10 π t – π/2) cm.
B x = 4cos(10t + π/2) cm.
C x = 8cos(10 π t + π/2) cm.
D x = 8cos(10t – π/2) cm.
- Câu 22 : Một vật nhỏ dao động theo phương trình \(x = 5cos(\omega t + 0,25\pi )cm\). Pha của dao động là
A \(0,125\pi \)
B \(0,5\pi \)
C \(0,25\pi \)
D \(\omega t + 0,25\pi \)
- Câu 23 : Con lắc lò xo treo thẳng đứng, dao động điều hòa: x = 2cos20t (cm). Chiều dài tự nhiên của lò xo là l0 = 30cm, lấy g = 10m/s2. Chiều dài nhỏ nhất và lớn nhất của lò xo trong quá trình dao động lần lượt là:
A 30,5cm và 34,5cm.
B 28,5cm và 33cm.
C 31cm và 36cm.
D 32cm và 34cm.
- Câu 24 : Một vật dao động điều hòa với biên độ A=12cm và chu kì T=0,4s. Tốc độ trung bình lớn nhất của vật trong khoảng thời gian 1/15s là
A 1,8m/s.
B 1,2m/s.
C 1,5m/s.
D 2,1m/s.
- Câu 25 : Một vật dao động điều hòa với chu kì T và biên độ A. Khi vật đi thẳng (theo một chiều) từ vị trí biên dương đến li độ - A/2 thì quãng đường của vật bằng:
A 2A
B 0,5A
C 1,5A
D A
- Câu 26 : Một con lắc đơn gồm quả cầu tích điện dương \(100\mu C\), khối lượng 100 g buộc vào sợi dây mảnh cách điện dài 1,5 m. Con lắc được treo trong điện trường đều 5000V/m, véc tơ cường độ điện trường thẳng đứng hướng xuống. Cho g =9,8m/s2. Chu kì dao động nhỏ của con lắc trong điện trường
A 3,44 s.
B 1,51s.
C 1,99s.
D 1,85s.
- Câu 27 : Con lắc lò xo dao động điều hoà khi:
A Chu kì dao động không đổi
B không có ma sát và lò xo còn trong giới hạn đàn hồi.
C Biên độ dao động nhỏ.
D Khi không có ma sát và biên độ nhỏ.
- Câu 28 : Miền nghe được của tai người bình thường vào khoảng:
A 1dB đến 120dB
B 1dB đến 13 B
C 0dB đến 130dB
D 1,3dB đến 12B
- Câu 29 : Theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải, âm lượng của còi điện lắp trên ô tô đo ở độ cao 1,2 m và cách đầu xe 2 m là 90 dB đến 115 dB. Giả sử còi điện đặt ngay đầu xe ở độ cao 1,2m. Người ta tiến hành đo âm lượng của còi điện lắp trên ô tô 1 và ô tô 2 ở vị trí cách đầu xe 30 m, ở độ cao 1,2m thì thu được âm lượng của ô tô 1 là 91dB và ô tô 2 là 94dB. Âm lượng của còi điện trên xe ô tô nào đúng quy định của Bộ Giao thông Vận tải ?
A ô tô 2
B ô tô 1
C ô tô 1 và ô tô 2
D không ô tô nào
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất