Trắc nghiệm Hoá học 12 Bài 38 Luyện tập Tính chất...
- Câu 1 : Kim loại có độ cứng lớn nhất là:
A. Sắt
B. Vàng
C. Crom
D. Nhôm
- Câu 2 : Crom không phản ứng với chất nào sau đây?
A. Dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng.
B. Dung dịch NaOH đặc, đun nóng.
C. Dung dịch HNO3 đặc, đun nóng.
D. Dung dịch HNO3 đặc, đun nóng.
- Câu 3 : Hiện tượng nào dưới đây đã được mô tả không đúng?
A. Đốt CrO trong không khí thấy chất rắn chuyển từ màu đen sang màu lục thẫm.
B. Đun nóng S với K2Cr2O7 thấy chất rắn chuyển từ màu da cam sang màu lục thẫm.
C. Thổi khí NH3 qua CrO3 đun nóng thấy chất rắn chuyển từ màu đỏ sang màu lục thẫm.
D. Nung Cr(OH)2 trong không khí thấy chất rắn chuyển từ màu lục sáng sang màu lục thẫm.
- Câu 4 : Crom được điều chế bằng phương pháp:
A. Nhiệt nhôm: Cr2O3 + 2Al → 2Cr + Al2O3
B. Thuỷ luyện: 2CrCl3 + 3Zn → 2Cr + 3ZnCl2
C. Điện phân Cr2O3 nóng chảy: 2Cr2O3 4Cr + 3O2
D. Điện phân dung dịch CrCl3: 2CrCl3 2Cr + 3Cl2
- Câu 5 : Bốn kim loại Na, Al, Fe và Cu được ấn định không theo thứ tự X, Y, Z, T. Biết: X, Y được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy; X đẩy được kim loại T ra khỏi dung dịch muối; Z tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nóng nhưng không tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nguội. X, Y, Z, T lần lượt là:
A. Na; Fe; Al; Cu.
B. Na; Al; Fe; Cu.
C. Al; Na; Cu; Fe.
D. Al; Na; Fe; Cu.
- Câu 6 : Một mẫu khí thải ra được cho qua dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng này do khí thải có:
A. SO2
B. H2S
C. CO2
D. NO2
- Câu 7 : Cho các dãy chất Cr2O3, Cr, Al, Al2O3, CuO, CrO3, NaH2PO4. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH loãng là:
A. 7.
B. 4.
C. 6.
D. 5.
- Câu 8 : Cặp kim loại nào sau đây bền trong không khí và nước do có màng oxit bảo vệ?
A. Fe và Al.
B. Fe và Cr.
C. Mn và Cr.
D. Al và Cr.
- Câu 9 : Hòa tan hoàn toàn 3,84 gam Cu trong dung dịch HNO3 dư, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Trộn lượng NO trên với O2 dư, thu được hỗn hợp khí Y. Sục Y vào nước dư, thu được dung dịch Z và còn lại khí O2 duy nhất. Tổng thể tích O2 (đktc) đã phản ứng là:
A. 0,896 lít.
B. 0,672 lít.
C. 0,504 lít.
D. 0,784 lít.
- Câu 10 : Cho m gam bột Cu vào 400 ml dung dịch AgNO3 0,2M, sau một thời gian phản ứng thu được 7 gam hỗn hợp chất rắn (X) và dung dịch (Y). Lọc tách (X), rồi thêm 3,9 gam bột Zn vào dung dịch (Y), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6,14 gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 6,40.
B. 5,76.
C. 3,20.
D. 3,84.
- Câu 11 : Thực hiện các phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm m gam Al và 4,56 gam Cr2O3 (trong điều kiện không có O2), sau khi phản ứng kết thúc, thu được hỗn hợp X. Cho toàn bộ X vào một lượng dư dung dịch HCl (loãng, nóng), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,016 lít H2 (đktc). Còn nếu cho toàn bộ X vào một lượng dư dung dịch NaOH (đặc, nóng), sau khi phản ứng kết thúc thì số mol NaOH đã phản ứng là:
A. 0,06 mol
B. 0,14 mol
C. 0,08 mol
D. 0,16 mol
- Câu 12 : Ngâm một vật bằng Cu có khối lượng 20 gam trong 500 gam dung dịch AgNO3 4%. Khi lấy vật ra thì khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17%. Khối lượng vật sau phản ứng là giá trị nào sau đây?
A. 10,76 gam.
B. 21,52 gam.
C. 11,56 gam.
D. 12,56 gam.
- Câu 13 : Một dung dịch chứa 0,25 mol Cu2+; 0,2 mol K+; a mol Cl- và b mol SO42-. Tổng khối lượng muối có trong dung dịch là 52,4 gam. Giá trị của a và b lần lượt là:
A. 0,4 và 0,15.
B. 0,2 và 0,25.
C. 0,1 và 0,3.
D. 0,5 và 0,1.
- Câu 14 : Tiến hành điện phân V lít dung dịch NaCl 1M và CuSO4 1,8M bằng điện cực trơ tới khi nước bắt đầu điện phân ở cả 2 cực thì dừng điện phân, thấy khối lượng dung dịch giảm m gam. Dung dịch sau phản ứng hoà tan tối đa 8,84 gam Al2O3. Giá trị của m là:
A. 34,8.
B. 34,5.
C. 34,6.
D. 34,3.
- Câu 15 : Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm Al và Cr2O3, thu được hỗn hợp Y. Chia hỗn hợp Y thành hai phần bằng nhau. Phần 1 phản ứng vừa đủ 2,5 lít dung dịch H2SO4 0,5M, nóng (không có không khí). Phần 2 phản ứng vừa đủ 3,2 lít dung dịch HNO3 1M, thu được 11,2 lít khí NO (đo ở đktc, sản phẩm khử duy nhất). Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là:
A. 50%
B. 80%
C. 75%
D. 60%
- Câu 16 : Ở nhiệt độ thường, crom tác dụng với phi kim nào sau đây ?
A. F2.
B. S.
C. Cl2.
D. O2.
- Câu 17 : Hãy cho biết hợp chất nào sau đây có thể điều chế trực tiếp từ crom ?
A. CrCl3
B. K2Cr2O7
C. CrO3
D. KCrO2
- Câu 18 : Nhận xét nào sau đây sai ?
A. Cr2O3 là chất rắn màu lục thẫm
B. Cr(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính.
C. Cr2O3 tan trong dung dịch kiềm loãng.
D. Ion Cr3+ vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử.
- Câu 19 : Giữa các ion CrO42- và ion Cr2O72- có sự chuyển hoá cho nhau theo cân bằng hoá học sau: Cr2O72- + H2O ⇔ 2CrO42- + 2H+Nếu thêm dung dịch H2SO4 vào dung dịch K2CrO4 thì sẽ có hiện tượng
A. từ màu vàng chuyển màu da cam.
B. từ màu da cam chuyển màu vàng.
C. từ màu da cam chuyền thành không màu.
D. từ màu vàng chuyến thành không màu.
- Câu 20 : Đốt cháy hoàn toàn bột crom trong oxi (dư) thu được 4,56 gam một oxit (duy nhất). Khối lượng crom bị đốt cháy là
A. 0,78 gam.
B. 3,12 gam.
C. 1,74 gam.
D. 1,19 gam.
- Câu 21 : Đem nung 13,0 gam Cr trong khí O2 thì thu được 15,0 gam chất rắn X. Hoà tan hoàn toàn X. trong dung dịch H2SO4đặc, nóng dư. Thể tích khí SO2 (đktc) thu được là:
A. 4,48 lít.
B. 6,72 lít.
C. 8,40 lít.
D. 5,60 lít.
- Câu 22 : Muối amoni đicromat bị nhiệt phân theo phương trình : (NH4)2Cr2O7 → Cr2O3 + N2 + 4H2O.Khi phân hủy 48 gam muối này thấy còn 30 gam gồm chất rắn và tạp chất không bị biến đổi. Phần trăm tạp chất trong muối là
A. 8,5%.
B. 6,5%.
C. 7,5%.
D. 5,5%
- Câu 23 : Nhỏ dần từng giọt dung dịch K2Cr2O7 vào dung dịch FeSO4 mới điều chế, lắc ống nghiệm, ta thấy :
A. dung dịch chuyển từ không màu sang màu da cam.
B. dung dịch chuyển từ mầu da cam sang màu vàng nhạt.
C. dung dịch chuyển từ không màu sang màu vàng nhạt.
D. dung dịch chuyến từ màu trắng xanh sang màu da cam.
- Câu 24 : Cho đinh sắt đã đánh thật sạch vào ống nghiệm chứa 4-5 ml dung dịch H2SO4 2M. Đun nóng nhẹ. Quan sát hiện tượng ta thấy :
A. chất khí không màu, dung dịch không màu.
B. chất khí đỏ nâu, dung dịch màu vàng.
C. chất khí không màu, dung dịch màu xanh nhạt.
D. chất khí đỏ nâu, dung dịch màu xanh thẫm.
- Câu 25 : Khi cho FeCl2 vào dung dịch NaOH xuất hiện kết tủa màu:
A. xanh thẫm.
B. đỏ nâu
C. trắng hơi xanh.
D. vàng nhạt.
- Câu 26 : Hiện tượng khi cho Cu vào dung dịch HCl loãng là?
A. Có bọt khí xuất hiện
B. Không có hiện tượng gì
C. Dung dịch ngả màu nâu đỏ
D. Có khí nâu đỏ thoát ra
- Câu 27 : Phương trình hóa học nào sau đây biểu diễn tính oxi hóa của ion kim loại hoặc hợp chất của kim loại?
A. Al3+ + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4+
B. Fe2+ + 2 NH3 + 2H2O → Fe(OH)2 + 2 NH4+
C. Cu(OH)2 + 4NH4 → [Cu(NH3)4]2+ + 2OH-
D. 3CuO + 2NH3 → 3Cu + N2 + 3H2O
- Câu 28 : Phản ứng: Mn04- + Sn2++ H+ → Mn2+ + Sn4+ + H2OCó tỉ lệ số mol ion chất khử số mol ion chất oxi hóa là:
A. 1:1
B. 2:1
C. 4:1
D. 5:2
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein