pin điện sự ăn mòn kim loại
- Câu 1 : Một vật được chế tạo từ hợp kim Zn-Cu để trong không khí ẩm. Vật bị ăn mòn điện hóa. Chọn nội dung không chính xác:
A Vật bị ăn mòn điện hóa vì thỏa 3 điều kiện ăn mòn điện hóa.
B Đồng đóng vai trò làm cực âm và bị ăn mòn trước.
C Zn bị oxi hóa thành ion Zn2+.
D H+ bị khử thành khí H2.
- Câu 2 : Câu nào đúng trong các câu sau :Trong ăn mòn điện hóa, xảy ra
A sự ôxi hóa ở cực dương
B sự ôxi hóa ở cực dương và sự khử ở cực âm
C sự khử ở cực âm
D sự ôxi hóa ở cực âm và sự khử ở cực dương
- Câu 3 : Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là
A I, II và IV.
B I, II và III.
C I, III và IV.
D II, III và IV.
- Câu 4 : Trong quá trình hoạt động của pin điện hoá Zn-Cu thì
A nồng độ của ion Zn2+ trong dung dịch tăng
B khối lượng của điện cực Cu giảm
C nồng độ của ion Cu2+ trong dung dịch tăng
D khối lượng của điện cực Zn tăng
- Câu 5 : Cho các điện thế chuẩn: E0Al3+/Al = -1,66V ; E0Cu2+/Cu = +0,34V. Biết suất điện động chuẩn của pin: E0Zn-Cu = 1,1V , E0Mg-Al = 0,71V. Vậy suất điện động của pin Mg-Zn (E0Mg-Zn) là
A 1,61V
B 2 V
C 1,81V
D 0,9 V
- Câu 6 : Cho suất điện động chuẩn của các pin điện hoá: E0X-Y = 0,78 V; E0X-Z = 1,24 V; E0T-Y = 0,47 V (X, Y, Z, T là bốn kim loại). Khẳng định nào sau đây là sai?
A Suất điện động chuẩn của pin điện hoá X-T là 0,31V
B Tính khử giảm dần từ trái qua phải theo dãy: X, T, Z, Y
C Trong các pin điện hoá: X-Y, X-T và X-Z thì X đều bị oxi hoá.
D Trong pin điện hoá Y-Z thì Y là anot
- Câu 7 : Cho các thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hoá- khử: E0Mg2+/Mg = -2,37 V; E0Fe2+/Fe = -0,44V ; E0Fe3+/Fe2+ = + 0,77 V ; E0Cu2+/Cu = +0,34V và E0Ag+/Ag = +0,8 V
A Fe-Cu
B Mg-Ag
C Mg-Fe
D Cu-Ag
- Câu 8 : Khẳng định đúng là:
A Trong pin điện hoá, ở catot là nơi xảy ra sự khử, còn ở anot là nơi xảy ra sự oxi hoá.
B Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là oxi hoá ion kim loại thành kim loại
C Khi hai kim loại tiếp xúc với nhau thì kim loại yếu hơn sẽ bị ăn mòn điện hoá.
D Trong sự điện li ở catot xảy ra sự oxi hoá, ở anot xảy ra sự khử.
- Câu 9 : Cho suất điện động chuẩn E0 của các pin điện hoá:
A Y, Z, T, X
B T, Z, X, Y
C Z, T , X, Y
D T, Z, Y, X
- Câu 10 : Một pin điện hoá có điện cực Zn nhúng trong dung dịch ZnSO4 và điện cực Cu nhúng trong dung dịch CuSO4. Ta thấy
A điện cực Cu xảy ra quá trình khử
B điện cực Zn tăng còn khối lượng điện cực Cu giảm
C điện cực Cu xảy ra sự oxi hoá
D điện cực Zn xảy ra sự khử.
- Câu 11 : Nhúng một thanh Mg vào dung dịch có chứa 0,8 mol Fe(NO3)3 và 0,05 mol Cu(NO3)2. Sau một thời gian, lấy thanh kim loại ra, rửa sạch, cân lại thấy khối lượng tăng 11,6 gam so với thanh kim loại ban đầu. Khối lượng Mg đã phản ứng là:
A 20,88 gam
B 6,96 gam
C 24 gam
D 25,2 gam
- Câu 12 : Cho 2,7 gam hỗn hợp bột X gồm Fe và Zn tác dụng với dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, thu được dung dịch Y và 2,84 gam chất rắn Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch H2SO4 loãng dư, sau khi các phản ứng kết thúc thì khối lượng chất rắn giảm 0,28 gam và dung dịch thu được chỉ chứa một muối duy nhất. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là
A 58,52%
B 41,48%
C 48,15%
D 51,85%
- Câu 13 : Cho m gam bột Cu vào 400 ml dung dịch AgNO3 0,2M, sau một thời gian phản ứng thu được 7,76 gam hỗn hợp chất rắn X và dung dịch Y. Lọc tách X, rồi thêm 5,85 gam bột Zn vào Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 10,53 gam chất rắn Z. giá trị của m là:
A 5,12
B 3,84
C 5,76
D 6,40
- Câu 14 : Thực hiện các thí nghiệm sau:(1): Nối một thanh Zn với một thanh Fe rồi để trong không khí ẩm.(2): Thả một viên Fe vào dung dịch CuSO4(3): Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời ZnSO4 và H2SO4 loãng.(4): Thả một viên Fe vào dung dịch H2SO4 loãng.(5): Thả một viên Fe vào dung dịch đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng.Trong các thí nghiệm trên những thí nghiệm Fe bị ăn mòn điện hoá học là:
A (1),(2),(3),(4),(5)
B (1) và (3)
C (2) và (5)
D (3) và (5)
- Câu 15 : Cho các thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hoá- khử: E0Mg2+/Mg = -2,37 V; E0Fe2+/Fe = -0,44V ; E0Fe3+/Fe2+ = + 0,77 V ; E0Cu2+/Cu = +0,34V và E0Ag+/Ag = +0,8 VPin điện hoá có suất điện động chuẩn lớn nhất là:
A Fe-Cu
B Mg-Ag
C Mg-Fe
D Cu-Ag
- Câu 16 : Cho suất điện động chuẩn E0 của các pin điện hoá:E0X-Y = 1,1V ; E0X-Z = 0,78 V ; E0T-Z = 0,46 V (X, Y, Z, T là bốn kim loại). Dãy các kim loại xếp theo chiều tăng dần tính khử từ trái sang phải là:
A Y, Z, T, X
B T, Z, X, Y
C Z, T , X, Y
D T, Z, Y, X
- Câu 17 : Một số hoá chất được để trên ngăn tủ có khung bằng kim loại. Sau 1 thời gian, người ta thấy khung kim loại bị gỉ. Hoá chất nào dưới đây có khả năng gây ra hiện tượng trên?
A Ancol etylic.
B Dây nhôm.
C Dầu hoả.
D Axit clohydric.
- Câu 18 : Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau : Fe và Pb; Fe và Zn; Fe và Sn; Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá hủy trước là
A 4
B 1
C 2
D 3
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein