tổng ôn điện phân ăn mòn kim loại
- Câu 1 : Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại anot xảy ra
A sự oxi hoá ion Cl-.
B sự oxi hoá ion Na+.
C sự khử ion Cl-.
D sự khử ion Na+.
- Câu 2 : Hãy cho biết điều kiện của ăn mòn điện hoá là?
A Phải có 2 điện cực trong đó kim loại đóng vai trò cực âm.
B 2 điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li.
C 2 điện cực phải tiếp xúc với nhau.
D Cả A, B, C.
- Câu 3 : Điện phân dung dịch muối Cu(NO3)2 thu được sản phẩm là
A Cu, HNO3, O2
B Cu, NO2,O2
C Cu, HNO3
D CuO, NO2, O2
- Câu 4 : Để dựng đồ hộp người ta thường dùng sắt tây, sắt tây là sắt được phủ lên bề mặt một lớp:
A Zn
B Ni
C Sn
D Ag
- Câu 5 : Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ăn mòn hoá học.
A Ăn mòn hoá học không làm phát sinh dòng điện .
B Ăn mòn hoá học làm phát sinh dòng điện một chiều.
C Kim loại tinh khiết sẽ không bị ăn mòn hoá học.
D Về bản chất, ăn mòn hoá học cũng là một dạng của ăn mòn điện hoá.
- Câu 6 : Giữ cho bề mặt kim loại luôn luôn sạch, không có bùn đất bám vào là một biện pháp để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn. Hãy cho biết như vậy là đã áp dụng phương pháp chống ăn mòn nào sau đây?
A Bảo vệ bề mặt.
B Dùng phương pháp điện hoá.
C Dùng phương pháp biến đổi hoá học lớp bề mặt.
D Dùng phương pháp dùng chất kìm hãm.
- Câu 7 : Khi một đồng tiền bằng Cu kim loại rơi xuống một sàn tàu biển làm bằng thép, một thời gian sau, tàu đó bị thủng tại chính nơi có đồng xu đó. Hãy cho biết, kết luận nào sau đây đúng?
A Vì đồng nặng hơn sắt do đó làm thủng tàu.
B Do Cu tạo với Fe một pin điện trong đó Cu là cực âm.
C Do Cu tạo với Fe một pin điện trong đó Cu là cực dương .
D Cả A và C đều đúng.
- Câu 8 : Cho các kim loại: Fe, Cu, Al và các dung dịch: HCl, FeCl2, FeCl3, AgNO3. Cho từng kim loại vào từng dung dịch muối , có bao nhiêu trường hợp xảy ra phản ứng ?
A 16.
B 10.
C 12.
D 9.
- Câu 9 : Có những cặp kim loại sau đây tiếp xúc với nhau và cùng tiếp xúc với dung dịch điện li: Zn - Fe, Cu - Fe, Fe- Ni, Mg - Fe, Fe - Ag. Có mấy cặp Fe bị ăn mòn điện hoá:
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 10 : Khi điện phân CuCl2 dung dịch (điện cực trơ) tại catot xảy ra
A Sự khử ion Cu2+
B Sự khử ion Cl-
C Sự oxi hóa ion Cl-
D Sự oxi hóa ion Cu2+
- Câu 11 : Có những pin điện hoá được ghép bởi các cặp oxi hoá - khử chuẩn sau: a) Ni2+/ Ni và Zn2+/ Zn b) Cu2+/ Cu và Hg2+/ Hg c) Mg2+/ Mg và Pb2+/ Pb.Điện cực dương của các pin điện hoá là:
A Pb, Zn, Hg
B Ni, Hg, Pb
C Ni, Cu, Mg
D Mg, Zn, Hg
- Câu 12 : Tiến hành các thí nghiệm sau:(a) Cho lá Al vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng (b) Đốt dây Zn trong bình đựng khí O2(c) Cho lá Fe vào dung dịch gồm HCl và vài giọt CuCl2 (d) Cho lá Fe vào dung dịch HCl.Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa là
A 1.
B 4.
C 2.
D 3.
- Câu 13 : Điện phân hoàn toàn 5,55 gam muối clorua nóng chảy của một kim loại nhóm IIA người ta thu được lượng khí clo bằng với 1,6 gam khí oxi. Kim loại đó là
A Mg
B Ba
C Ca
D Sr
- Câu 14 : Nhận định nào sau đây luôn đúng:
A Khi điện phân hỗn hợp dung dịch CuSO4 + NaCl thì pH của dung dịch không đổi.
B Khi điện phân dung dịch hỗn hợp HCl + NaCl thì pH của dung dịch tăng dần.
C Khi điện phân dung dịch ZnSO4 pH của dung dịch tăng dần.
D Khi điện phân dung dịch NaCl thì pH của dung dịch giảm dần.
- Câu 15 : Ngâm một vật bằng Cu có khối lượng 5 gam trong 250 gam dung dịch AgNO3 4%. Khi lấy vật ra thì lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17%. Khối lượng vật sau phản ứng là:
A 10,88 gam.
B 5,44 gam.
C 5,76 gam.
D 6,08 gam.
- Câu 16 : Điện phân dung dịch X chứa a mol CuSO4 và 0,075 mol KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây, thu được 1,12 lít khí ở anot (đktc). Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng thể tích khí thu được ở hai điện cực là 2,38 lít (đktc). Biết hiệu suất của quá trình điện phân đạt 100% và các khí sinh ra không tan trong dung dịch. giá trị của a là
A 0,25.
B 0,1.
C 0,15.
D 0,2.
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein