Đề thi thử THPT QG môn Vật lý trường THPT Ngô Gia...
- Câu 1 : Suất điện động cảm ứng của một thanh dẫn điện chuyển động tịnh tiến với vận tốc không đổi trong một từ trường đều không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây:
A vận tốc chuyển động của thanh.
B bản chất kim loại làm thanh dẫn.
C chiều dài của thanh.
D cảm ứng từ của từ trường.
- Câu 2 : Hai nguồn sóng kết hợp S1, S2 cùng biên độ và cùng pha, cách nhau 60 cm, có tần số sóng là 50 Hz. Tốc độ truyền sóng là 4 m/s. Số cực đại giao thoa trên đoạn S1S2 là
A 14
B 13
C 17
D 15
- Câu 3 : Gọi VM và VN là điện thế tại các điểm M, N trong điện trường. Công AMN của lực điện trường khi di chuyển điện tích q từ M đến N là:
A AMN = q(VM + VN).
B AMN = q(VM – VN).
C AMN = \({q \over {{V_M} - {V_N}}}\)
D AMN = \({{{V_M} - {V_N}} \over q}\)
- Câu 4 : Hai con lắc đơn có chiều dài l1 và l2 dao động nhỏ với chu kì T1 = 0,6 s, T2 = 0,8 s cùng được kéo lệch góc α0 so với phương thẳng đứng và buông tay cho dao động. Sau thời gian ngắn nhất bao nhiêu thì hai con lắc lại ở trạng thái này.
A 2,5s
B 2,4s
C 4,8s
D 2s
- Câu 5 : Một tia sáng truyền từ không khí tới bề mặt môi trường trong suốt có chiết suất n = \(\sqrt 3 \) sao cho tia phản xạ và tia khúc xạ vuông góc với nhau. Khi đó góc tới i có giá trị là
A 450
B 300.
C 200.
D 600.
- Câu 6 : Năng lượng của một vật dao động điều hòa
A bằng động năng của vật khi biến thiên.
B bằng động năng của vật khi qua vị trí cân bằng.
C biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì bằng nửa chu kì dao động của vật.
D biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì bằng chu kì dao động của vật.
- Câu 7 : Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang gồm lò xo nhẹ một đầu gắn cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ khối lượng m = 100 g dao động điều hòa với biên độ A = 5 cm. Khi vật đi qua vị trí cân bằng thì có một vật khác khối lượng m’ = 25 g rơi thẳng đứng xuống và dính chặt vào nó. Biên độ dao động của con lắc sau đó là
A \(2\sqrt 5 \) cm
B 5 cm
C 4 cm
D \({4 \over {\sqrt 5 }}cm\)
- Câu 8 : Một lăng kính có góc chiết quang 600. Chiếu một tia sáng đơn sắc tới lăng kính sao cho tia ló có góc lệch cực tiểu bằng 300. Chiết suất của thủy tinh làm lăng kính đối với ánh sáng đơn sắc đó là
A 1,503.
B 1,731.
C 1,414.
D 1,82.
- Câu 9 : Một sóng ngang truyền trên sợi dây rất dài nằm ngang. Hai điểm P và Q nằm trên sợi dây và cách nhau một khoảng \({{5\lambda } \over 4}\) (\(\lambda \) là bước sóng). Biết rằng phương truyền sóng trên dây từ P đến Q. Chọn kết luận đúng?
A Li độ của P và Q luôn trái dấu.
B Khi P có vận tốc cực đại thì Q cũng có vận tốc cực đại.
C Khi P ở vị trí biên dương thì Q ở vị trí biên âm.
D Khi P có li độ cực đại thì Q có vận tốc cực đại.
- Câu 10 : Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có phương trình \({x_1} = {A_1}c{\rm{os}}\left( {\omega {\rm{t - }}{\pi \over {\rm{6}}}} \right)\) cm và \({x_2} = {A_2}c{\rm{os}}\left( {\omega {\rm{t + }}\pi } \right)\) cm. Dao động tổng hợp có phương trình \(x = 9cos(\omega t + \varphi )cm\). Để biên độ A2 có giá trị cực đại thì A1 có giá trị :
A \(15\sqrt 3 cm\)
B \(9\sqrt 3 cm\)
C \(18\sqrt 3 cm\)
D 7cm
- Câu 11 : Trong một buổi hòa nhạc, khi dùng 10 chiếc kèn đồng thì tại chỗ của một khán giả đo dược mức cường độ âm 50 dB. Hỏi phải dùng bao nhiêu chiếc kèn đồng để tại chỗ khán giả đó có mức cường độ âm là 60 dB?
A 100
B 50
C 80
D 90
- Câu 12 : Gọi I là góc tới, r là góc khúc xạ, n21 là chiết suất của môi trường chứa tia khúc xạ đối với môi trường chứa tia tới. Chọn đáp án đúng về biểu thức của định luật khúc xạ ánh sáng
A \({{\sin i} \over {\sin 2r}}\) = n21
B \({{\sin 2i} \over {\sin r}}\) = n21
C \({{\sin i} \over {\sin r}}\) = n21
D \({{\sin r} \over {\sin i}}\) = n21
- Câu 13 : Hai nguồn kết hợp A và B trên mặt nước dao động cùng tần số f = 20 Hz và cùng pha. Biết AB = 8 cm và vận tốc truyền sóng là v = 30 cm/s. Gọi C, D là hai điểm trên mặt nước mà theo thứ tự ABCD là hình vuông. Không kể A và B, xác định số điểm dao động với biên độ cực đại trong đoạn AB và CD?
A 11 và 4
B 11 và 5
C 23 và 4
D 23 và 5
- Câu 14 : Một nguồn điểm O phát sóng âm có công suất không đổi trong một môi trường truyền âm đẳng hướng và không hấp thụ âm. Ba điểm O, A, B cùng nằm trên một nửa đường thẳng xuất phát từ O theo đúng thứ tự, tỉ số giữa cường độ âm tại A và B là \({{{I_A}} \over {{I_B}}} = {{16} \over 9}\) . Một điểm M nằm trên OA, cường độ âm tại M bằng \({1 \over 4}({I_A} + {I_B})\) . Tỉ số OM/OA là
A 16/25
B 5/8
C 8/5
D 25/16
- Câu 15 : Một con lắc đơn có quả nặng là một quả cầu bằng kim loại thực hiện dao động nhỏ với ma sát không đáng kể. Chu kì của con lắc là T0 tại một nơi g = 10 m/s2. Con lắc được đặt trong điện trường đều, vecto cường độ điện trường có phương thẳng đứng và hướng xuống dưới. Khi quả cầu mang điện tích q1 thì chu kì con lắc là T1 = 3T0. Khi quả cầu mang điện tích q2 thì chu kì con lắc là T2 = 3T0/5. Tỉ số \({{{q_1}} \over {{q_2}}}\) bằng:
A 0,5
B -0,5
C -1
D 1
- Câu 16 : Khi nói về một hệ dao động cưỡng bức ở giai đoạn ổn định, phát biểu nào dưới đây là sai?
A Tần số của hệ dao động cưỡng bức luôn bằng tần số dao động riêng của hệ.
B Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của ngoại lực cưỡng bức.
C Tần số của hệ dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức.
D Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc biên độ của ngoại lực cưỡng bức.
- Câu 17 : Con lắc đơn được treo trong thang máy. Gọi T là chu kì dao động của con lắc khi thang máy đứng yên. T’ là chu kì dao động của con lắc khi thang máy đi lên nhanh dần đều với gia tốc 0,1g. Tỉ số T'/T bằng:
A \(\sqrt {1,1} \)
B \(\sqrt {{{10} \over {11}}} \)
C \(\sqrt {{{11} \over 9}} \)
D \(\sqrt {{9 \over {11}}} \)
- Câu 18 : Tại nơi có gia tốc trọng trường là 9,8 m/s2, một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc 60. Biết khối lượng vật nhỏ của con lắc dao động là 90 g và chiều dài dây treo là 1 m. Năng lượng dao động của vật là
A 6,8.10-3J .
B 5,8.10-3J .
C 3,8.10-3J.
D 4,8.10-3J.
- Câu 19 : Một sóng cơ lan truyền trên một sợi dây đàn hồi rất dài, gọi v1 là tốc độ lớn nhất của phần tử vật chất trên 1 dây, v là tốc độ truyền sóng trên dây, \(v = \frac{1}{\pi }{v_1}\).Hai điểm gần nhất trên cùng một phương truyền sóng cách nhau 2 cm dao động ngược pha với nhau. Biên độ dao động của phần tử vật chất trên dây là:
A 3cm
B 4cm
C 6cm
D 2cm
- Câu 20 : Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm vật nặng có khối lượng m = 100 g và lò xo khối lượng không đáng kể. Chọn gốc tọa độ tại vị trí cân bằng, chiều dương hướng lên. Biết con lắc dao động theo phương trình \(x = 4c{\rm{os}}\left( {{\rm{10}} {\rm{t + }}{\pi \over {\rm{3}}}} \right)\) cm. Lấy g = 10 m/s2. Độ lớn lực đàn hồi tác dụng vào vật tại thời điểm vật đã đi quãng đường 3cm (kể từ thời điểm ban đầu) là :
A 1,6N
B 2N
C 1,1N
D 0,9N
- Câu 21 : Một chất điểm dao động điều hòa có phương trình vận tốc cm/s, t tính bằng s. Vào thời điểm nào sau đây vật sẽ đi qua vị trí có li độ 4 cm theo chiều âm của trục tọa độ?
A 0,1s
B 0,3s
C 0,33s
D 0,17s
- Câu 22 : Nguồn sóng ở O dao động với tần số 10 Hz, dao động truyền đi với vận tốc 0,4 m/s trên phương Oy, trên phương này có 2 điểm P và Q theo thứ tự đó PQ = 15 cm. Cho biên độ a = 1 cm và biên độ không thay đổi khi sóng truyền. Nếu tại thời điểm nào đó P có li độ 1 cm thì li độ tại Q là
A 0cm
B 2cm
C 1cm
D -1cm
- Câu 23 : Chọn câu sai khi nói về sóng dừng xảy ra trên sợi dây?
A Khoảng thời gian giữa 2 lần liên tiếp dây duỗi thẳng là nửa chu kì.
B Hai điểm đối xứng nhau qua điểm nút luôn dao động ngược pha.
C Hai điểm đối xứng nhau qua điểm nút luôn dao động cùng pha.
D Khoảng cách giữa điểm nút và điểm bụng liền kề là một phần tư bước sóng.
- Câu 24 : Một sợi dây AB mảnh, không dãn dài 21 cm treo lơ lửng. Đầu A dao động, đầu B tự do. Tốc độ truyền sóng trên dây là 4 m/s. Trên dây có một sóng dừng với 10 bụng sóng (không kể đầu B). Xem đầu A là nút. Tần số dao động trên dây là
A 10Hz
B 50Hz
C 100Hz
D 95Hz
- Câu 25 : Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 100 cm. tính độ tụ của kính phải đeo sát mắt để có thể nhìn vật ở xa vô cực mà không phải điều tiết:
A -1dp
B 0,5dp
C 2dp
D -0,5dp
- Câu 26 : Một lò xo độ cứng k = 50 N/m, một đầu cố định, đầu còn lại có treo vật nặng khối lượng m = 100 g. Điểm treo lò xo chịu được lực tối đa không quá 4 N. Lấy g = 10 m/s2. Để hệ thống không bị rơi thì vật nặng dao động theo phương thẳng đứng với biên độ không quá
A 10cm
B 6cm
C 5cm
D 8cm
- Câu 27 : Định luật Lenxo là hệ quả của định luật bảo toàn
A dòng điện
B động lượng
C năng lượng
D điện tích
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất